CTTĐT - Chiều ngày 3/11, Sở Công Thương Yên Bái phối hợp cùng Vụ Chính sách Thương mại đa biên – Bộ Công Thương, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội thảo bàn các giải pháp tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đối với ngành gỗ và các nhóm hàng hoá khác.
Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương thông tin về giải pháp và định hướng của Bộ Công Thương giúp cho doanh nghiệp của tỉnh tận dụng tốt hơn các FTA
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 90 doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất nhập khẩu (trong đó có 18 DN chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; 04 DN sản xuất nhựa, 03 DN may mặc, 45 DN khoáng sản và một số DN khác), xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống và hơn 30 thị trường khác.
10 tháng năm 2023 ước giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt gần 280 triệu USD, tuy mới bằng 80% kế hoạch, nhưng đã tăng 12% so với cùng kỳ và có đà tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Riêng nhóm hàng nông lâm sản chế biến đạt trên 122 triệu USD, chiếm tỷ trọng 44%, tăng 34% so cùng kỳ. Tỷ trọng nhóm hàng nông sản chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, mặt hàng chủ yếu của nhóm hàng này là gỗ, đặc biệt là mặt hàng tủ bếp gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ của một số doanh nghiệp trên địa bàn chiếm tới 15% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, điều này cho thấy sản phẩm gỗ là sản phẩm có thế mạnh, có tiềm năng đối với tỉnh Yên Bái.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đạt Phương, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đề nghị tháo gỡ khó khăn về vấn đề hoàn thuế VAT
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 520 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có 464 cơ sở sản xuất ván bóc các loại, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm đạt gần 700.000m3. Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả kinh tế thì hiện nay các cơ sở chế biến gỗ ván bóc đều hình thành tự phát, năng lực quản trị cũng như năng lực tài chính còn hạn chế nên sản phẩm làm ra chủ yếu là sản phẩm thô, dạng sơ chế. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm bấp bênh, kém bền vững, nên phải chịu sự điều chỉnh giá của đối tác, hoạt động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào một thị trường đó là Trung Quốc.
Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn. Bước đầu đã có doanh nghiệp Yên Bái xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước này, song còn rất khiêm tốn và hầu như chưa tận dụng được các ưu đãi, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để khai thác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp&PTNT thông tin liên quan đến vấn đề xuất xứ rừng trồng
Tại hội thảo đại diện Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương đã nêu rõ các vấn đề doanh nghiệp tỉnh đang gặp phải trong quá trình tận dụng các FTA; cơ hội, thách thức khi Việt Nam thực thi và tham gia nhiều hơn các FTA; giải pháp và định hướng của Bộ Công Thương giúp cho doanh nghiệp của tỉnh tận dụng tốt hơn các FTA; kế hoạch xử lý các vấn đề tồn tại của ngành gỗ hiện nay. Trong khuôn khổ của hội thảo, các doanh nghiệp gỗ cũng chia sẻ một số khó khăn về vấn đề hoàn thuế VAT, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ và một số nội dung liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ.
Lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại hội thảo
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới, ngành Công Thương cũng mong muốn các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển cùng với đó nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch - dịch vụ gắn với những mặt hàng xuất khẩu./.
2205 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều ngày 3/11, Sở Công Thương Yên Bái phối hợp cùng Vụ Chính sách Thương mại đa biên – Bộ Công Thương, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội thảo bàn các giải pháp tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đối với ngành gỗ và các nhóm hàng hoá khác. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái có khoảng 90 doanh nghiệp (DN) hoạt động xuất nhập khẩu (trong đó có 18 DN chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; 04 DN sản xuất nhựa, 03 DN may mặc, 45 DN khoáng sản và một số DN khác), xuất khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống và hơn 30 thị trường khác.
10 tháng năm 2023 ước giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt gần 280 triệu USD, tuy mới bằng 80% kế hoạch, nhưng đã tăng 12% so với cùng kỳ và có đà tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Riêng nhóm hàng nông lâm sản chế biến đạt trên 122 triệu USD, chiếm tỷ trọng 44%, tăng 34% so cùng kỳ. Tỷ trọng nhóm hàng nông sản chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, mặt hàng chủ yếu của nhóm hàng này là gỗ, đặc biệt là mặt hàng tủ bếp gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ của một số doanh nghiệp trên địa bàn chiếm tới 15% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, điều này cho thấy sản phẩm gỗ là sản phẩm có thế mạnh, có tiềm năng đối với tỉnh Yên Bái.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đạt Phương, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đề nghị tháo gỡ khó khăn về vấn đề hoàn thuế VAT
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 520 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có 464 cơ sở sản xuất ván bóc các loại, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm đạt gần 700.000m3. Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả kinh tế thì hiện nay các cơ sở chế biến gỗ ván bóc đều hình thành tự phát, năng lực quản trị cũng như năng lực tài chính còn hạn chế nên sản phẩm làm ra chủ yếu là sản phẩm thô, dạng sơ chế. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm bấp bênh, kém bền vững, nên phải chịu sự điều chỉnh giá của đối tác, hoạt động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào một thị trường đó là Trung Quốc.
Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn. Bước đầu đã có doanh nghiệp Yên Bái xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước này, song còn rất khiêm tốn và hầu như chưa tận dụng được các ưu đãi, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để khai thác, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp&PTNT thông tin liên quan đến vấn đề xuất xứ rừng trồng
Tại hội thảo đại diện Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Bộ Công Thương đã nêu rõ các vấn đề doanh nghiệp tỉnh đang gặp phải trong quá trình tận dụng các FTA; cơ hội, thách thức khi Việt Nam thực thi và tham gia nhiều hơn các FTA; giải pháp và định hướng của Bộ Công Thương giúp cho doanh nghiệp của tỉnh tận dụng tốt hơn các FTA; kế hoạch xử lý các vấn đề tồn tại của ngành gỗ hiện nay. Trong khuôn khổ của hội thảo, các doanh nghiệp gỗ cũng chia sẻ một số khó khăn về vấn đề hoàn thuế VAT, truy xuất nguồn gốc sản phẩm gỗ và một số nội dung liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ.
Lãnh đạo Sở Công Thương phát biểu tại hội thảo
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới, ngành Công Thương cũng mong muốn các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và xuất khẩu; tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên sâu về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển cùng với đó nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch - dịch vụ gắn với những mặt hàng xuất khẩu./.