Theo ĐBQH Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, trong quá trình tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đã có sự đối chiếu, so sánh với các luật và dự thảo luật khác đang trình Quốc hội có liên quan (như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản), bảo đảm tính thống nhất nội tại trong Luật Đất đai cũng như tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, nhằm hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Báo TN&MT đã phỏng vấn ĐBQH Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi), liên quan tới nội dung này, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ĐBQH Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái về nội dung này.
PV: Đại biểu đánh giá thế nào về dự thảo Luật sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Qua theo dõi, kể từ sau kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Trong đó, đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động của Luật; lấy ý kiến tham gia UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung cụ thể… Đối với những vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau tiếp tục được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Dự thảo Luật Đất đai sau khi đã tiếp thu, chỉnh sửa, trình Kỳ họp thứ 6 đã là tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh nhiều nội dung quan trọng được các đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương pháp định giá đất…
Đặc biệt, trong quá trình tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật, đã có sự đối chiếu, so sánh với các luật và dự thảo luật khác đang trình Quốc hội có liên quan (như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản), bảo đảm tính thống nhất nội tại trong Luật Đất đai cũng như tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, nhằm hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
PV: Theo đại biểu những quy định tại dự thảo Luật lần này có tháo gỡ được những vướng mắc trên thực tế ở địa phương?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Chúng tôi nhận thấy dự thảo Luật Đất đai qua mỗi lần xin ý kiến và tiếp thu, chỉnh sửa, đều đã chú trọng đến việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý, sử dụng đất tại các địa phương. Trong đó, có nhiều nội dung Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 đã được tiếp thu, hoàn chỉnh và nếu Luật được thông qua sẽ giải quyết, tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc có tính đặc thù tại các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Yên Bái, chẳng hạn như:
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã loại bỏ yêu cầu quy hoạch sử dụng đất thể hiện đến từng thửa đất; quy định việc rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện khi có biến động về nguồn lực thực hiện quy hoạch, hình thành dự án trọng điểm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Về thu hồi đất và giá đất, đã liệt kê chi tiết các trường hợp “Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”; phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà không bị khống chế quy mô diện tích.
Về chế độ sử dụng các loại đất, nhất là đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được cho cá nhân thuê đất; Về giao đất, cho thuê đất, nhất là đã phân biệt rõ ràng các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất...
PV: Vậy đại biểu có kiến nghị gì để hoàn thiện dự thảo Luật?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Như đã nói ở trên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần 6 đã được tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung so với bản dự thảo trình Kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bản dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 6, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số nội dung quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể:
Thứ nhất, về thu hồi đất để thực hiện các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ: Đây là một vấn đề khó, qua ba lần được tham gia ý kiến thì cả ba lần đều có phương án khác nhau, rất khó để có phương án tối ưu do tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện “các dự án đô thị, nhà ở thương mại”.
Với tư duy các dự án đô thị, nhà ở thương mại đều là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng lại có cách thức thực hiện khác nhau (bao gồm: (i) Nhà nước thực hiện thu hồi đất; (ii) cho phép thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (iii) sử dụng đất đang có quyền sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại) dẫn đến tình trạng người có đất bị thu hồi có thể so bì, thắc mắc khi cùng một loại dự án nhưng có các cách thức thu hồi và mức đền bù khác nhau. Trong khi đó, khi Nhà nước tính thu tiền sử dụng đất, thuê đất đều là theo giá thị trường, cao nhất và tốt nhất cho Nhà nước, nếu thoả thuận với giá cao thì doanh nghiệp đều hạch toán vào chi phí đầu tư dẫn đến đẩy giá bán cho khách hàng cao hơn với thị trường tại cùng thời điểm định giá do đó sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Đề nghị xem xét bổ sung thêm quy định về hỗ trợ cho nhóm đối tượng yếu thế, người bị hạn chế khả năng lao động như người già neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách… khi Nhà nước thu hồi đất để thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng này.
Thứ ba, về tài chính về đất đai, giá đất: Hiện nay trong dự thảo Luật đưa ra các khái niệm về phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, cần nghiên cứu quy định các khái niệm về phương pháp định giá ngắn gọn và dễ hiểu, dễ thực hiện. Mặt khác, với quy định như dự thảo Luật, nếu Chính phủ không có quy định rõ ràng, cụ thể thì cũng khó có thể tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trước đây trong việc định giá đất, đặc biệt là đối với phương pháp thặng dư, khi có nhiều yếu tố giả định, dự kiến... được đưa vào để tính toán.
Thứ tư, về chế độ sử dụng đất: Dự thảo Luật hiện tại đã bổ sung quy định việc sử dụng đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng; trong đó, có quy định việc thu hồi đất từ các nông, lâm trường, giao cho địa phương quản lý để giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, nhằm tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQTuy nhiên, thực tế việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp đang có nhiều tồn tại, bất cập, mang tính lịch sử; việc thu hồi đất của các công ty nông, lâm nghiệp nói chung, nhất là thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số tạo sinh kế rất khó khăn. Do đó, ngoài các quy định tại dự thảo Luật, các nghị định hướng dẫn thi hành cần phải quy định cụ thể các vấn đề: Tiêu chí để xác định việc sử dụng đất không hiệu quả hoặc không sử dụng đất của các công ty để làm căn cứ thu hồi; Các chính sách đối với người dân khi tham gia hoạt động cùng với các công ty cần được minh bạch, công bằng; Xác định đối tượng ưu tiên được nhận giao đất, cho thuê đất, thuê thầu sử dụng đất…
Thứ năm, về đất tôn giáo: Dự thảo Luật chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW là “Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đất đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.”. Đây cũng là vấn đề khó, việc cụ thể hóa thành các nội dung của Luật cũng cần được xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế./.
PV: Xin Trân trọng cảm ơn ông!
1526 lượt xem
Theo Báo Tài nguyên Môi trường
Theo ĐBQH Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, trong quá trình tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đã có sự đối chiếu, so sánh với các luật và dự thảo luật khác đang trình Quốc hội có liên quan (như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản), bảo đảm tính thống nhất nội tại trong Luật Đất đai cũng như tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, nhằm hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi), liên quan tới nội dung này, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ĐBQH Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái về nội dung này.
PV: Đại biểu đánh giá thế nào về dự thảo Luật sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Qua theo dõi, kể từ sau kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Trong đó, đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động của Luật; lấy ý kiến tham gia UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung cụ thể… Đối với những vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau tiếp tục được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Dự thảo Luật Đất đai sau khi đã tiếp thu, chỉnh sửa, trình Kỳ họp thứ 6 đã là tiếp thu, bổ sung hoàn chỉnh nhiều nội dung quan trọng được các đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương pháp định giá đất…
Đặc biệt, trong quá trình tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật, đã có sự đối chiếu, so sánh với các luật và dự thảo luật khác đang trình Quốc hội có liên quan (như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản), bảo đảm tính thống nhất nội tại trong Luật Đất đai cũng như tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, nhằm hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, thể chế hóa đầy đủ nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
PV: Theo đại biểu những quy định tại dự thảo Luật lần này có tháo gỡ được những vướng mắc trên thực tế ở địa phương?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Chúng tôi nhận thấy dự thảo Luật Đất đai qua mỗi lần xin ý kiến và tiếp thu, chỉnh sửa, đều đã chú trọng đến việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn quản lý, sử dụng đất tại các địa phương. Trong đó, có nhiều nội dung Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 đã được tiếp thu, hoàn chỉnh và nếu Luật được thông qua sẽ giải quyết, tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc có tính đặc thù tại các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Yên Bái, chẳng hạn như:
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã loại bỏ yêu cầu quy hoạch sử dụng đất thể hiện đến từng thửa đất; quy định việc rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện khi có biến động về nguồn lực thực hiện quy hoạch, hình thành dự án trọng điểm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Về thu hồi đất và giá đất, đã liệt kê chi tiết các trường hợp “Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”; phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà không bị khống chế quy mô diện tích.
Về chế độ sử dụng các loại đất, nhất là đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được cho cá nhân thuê đất; Về giao đất, cho thuê đất, nhất là đã phân biệt rõ ràng các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất...
PV: Vậy đại biểu có kiến nghị gì để hoàn thiện dự thảo Luật?
ĐBQH Đỗ Đức Duy: Như đã nói ở trên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần 6 đã được tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung so với bản dự thảo trình Kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bản dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 6, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số nội dung quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể:
Thứ nhất, về thu hồi đất để thực hiện các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ: Đây là một vấn đề khó, qua ba lần được tham gia ý kiến thì cả ba lần đều có phương án khác nhau, rất khó để có phương án tối ưu do tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện “các dự án đô thị, nhà ở thương mại”.
Với tư duy các dự án đô thị, nhà ở thương mại đều là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng lại có cách thức thực hiện khác nhau (bao gồm: (i) Nhà nước thực hiện thu hồi đất; (ii) cho phép thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (iii) sử dụng đất đang có quyền sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại) dẫn đến tình trạng người có đất bị thu hồi có thể so bì, thắc mắc khi cùng một loại dự án nhưng có các cách thức thu hồi và mức đền bù khác nhau. Trong khi đó, khi Nhà nước tính thu tiền sử dụng đất, thuê đất đều là theo giá thị trường, cao nhất và tốt nhất cho Nhà nước, nếu thoả thuận với giá cao thì doanh nghiệp đều hạch toán vào chi phí đầu tư dẫn đến đẩy giá bán cho khách hàng cao hơn với thị trường tại cùng thời điểm định giá do đó sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Đề nghị xem xét bổ sung thêm quy định về hỗ trợ cho nhóm đối tượng yếu thế, người bị hạn chế khả năng lao động như người già neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách… khi Nhà nước thu hồi đất để thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng này.
Thứ ba, về tài chính về đất đai, giá đất: Hiện nay trong dự thảo Luật đưa ra các khái niệm về phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, cần nghiên cứu quy định các khái niệm về phương pháp định giá ngắn gọn và dễ hiểu, dễ thực hiện. Mặt khác, với quy định như dự thảo Luật, nếu Chính phủ không có quy định rõ ràng, cụ thể thì cũng khó có thể tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trước đây trong việc định giá đất, đặc biệt là đối với phương pháp thặng dư, khi có nhiều yếu tố giả định, dự kiến... được đưa vào để tính toán.
Thứ tư, về chế độ sử dụng đất: Dự thảo Luật hiện tại đã bổ sung quy định việc sử dụng đất do các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng; trong đó, có quy định việc thu hồi đất từ các nông, lâm trường, giao cho địa phương quản lý để giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, nhằm tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQTuy nhiên, thực tế việc quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp đang có nhiều tồn tại, bất cập, mang tính lịch sử; việc thu hồi đất của các công ty nông, lâm nghiệp nói chung, nhất là thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số tạo sinh kế rất khó khăn. Do đó, ngoài các quy định tại dự thảo Luật, các nghị định hướng dẫn thi hành cần phải quy định cụ thể các vấn đề: Tiêu chí để xác định việc sử dụng đất không hiệu quả hoặc không sử dụng đất của các công ty để làm căn cứ thu hồi; Các chính sách đối với người dân khi tham gia hoạt động cùng với các công ty cần được minh bạch, công bằng; Xác định đối tượng ưu tiên được nhận giao đất, cho thuê đất, thuê thầu sử dụng đất…
Thứ năm, về đất tôn giáo: Dự thảo Luật chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW là “Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đất đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.”. Đây cũng là vấn đề khó, việc cụ thể hóa thành các nội dung của Luật cũng cần được xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện thực tế./.
PV: Xin Trân trọng cảm ơn ông!