Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Một số kết quả thực hiện “Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025" tại tỉnh Yên Bái

05/12/2023 08:40:43 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái vừa giám sát về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát cho thấy nhiều kết quả tích cực tại địa phương, cơ sở.

Việc thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, mang lại những kết quả bước đầu

Cụ thể, năm 2021: Kết quả rà soát theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020: Tổng số hộ nghèo sau rà soát là 10.454 hộ (chiếm tỷ lệ 4,76%), giảm 2,28% so với năm 2020. Tổng số hộ cận nghèo sau rà soát là 15.854 hộ (chiếm tỷ lệ 7,21%), giảm 1,16% so với năm 2020. Kết quả rà soát theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025: Tổng số hộ nghèo sau rà soát là 39.721 hộ (chiếm tỷ lệ 18,07%). Tổng số hộ cận nghèo sau rà soát là 17.243 hộ (chiếm tỷ lệ 7,85%).

Năm 2022: Tổng số hộ nghèo: 28.443 hộ (chiếm tỷ lệ 12,92%), giảm 11.278 hộ nghèo, giảm 5,15% so với năm 2021. Tổng số hộ cận nghèo sau rà soát: 12.005 hộ (chiếm tỷ lệ 5,46%), giảm 5.238 hộ, giảm 2,39% so với năm 2021.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm 10,35% so với năm 2021, đạt 170,8% so với mục tiêu đề ra.

Đối với hai huyện nghèo (Trạm Tấu và Mù Cang Chải): Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 huyện Trạm Tấu giảm 6,95%, đạt 106,9% kế hoạch của tỉnh, đạt 139% so với mục tiêu chung cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%, đạt 130,9% kế hoạch của tỉnh; đạt 162% so với mục tiêu chung cả nước.

Đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số: Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số/tổng số hộ dân tộc thiểu số giảm từ 19,43% năm 2021 xuống còn 16,89% năm 2022.

Kết quả thực hiện các dự án thành phần của Chương trình, các đơn vị, địa phương đã tích cực tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án. Kết quả, có 5/7 dự án đang triển khai thực hiện, còn 02 dự án (dự án  2 và 3) chưa thực hiện do chưa có quy định về định mức chi vốn sự nghiệp. Đến hết 30/6/2023 đã khởi công xây dựng 61 công trình, nâng cấp sửa chữa 05 cơ sở giáo dục từ nguồn vốn đầu tư phát triển với số kinh phí thực hiện 205.715/292.181 triệu đồng (bằng 70,4% kế hoạch). Đối với nguồn vốn sự nghiệp, đã hỗ trợ khởi công 120 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và đang tổ chức thực hiện các nội dung như: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ việc làm bền vững; truyền thông giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ, thông tin, tuyền thông, nâng cao năng lực thực hiện chương trình, giám sát đánh giá,… với kinh phí thực hiện năm 2022 là 3.115/60.001 triệu đồng (bằng 5,2% kế hoạch), năm 2023 đang tiếp tục triển khai, chưa giải ngân.

Về kết quả giải ngân vốn so với kế hoạch tính đến hết 30/6/2023, Năm 2022: Vốn đầu tư phát triển: 136.680/165.264 triệu đồng, bằng 82,7% kế hoạch, cụ thể: Ngân sách trung ương: 136.401/164.985 triệu đồng, bằng 82,7% kế hoạch. Ngân sách địa phương: 279/279 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch; Vốn sự nghiệp: 3.115/60.001 triệu đồng, bằng 5,2% kế hoạch.

Năm 2023: Vốn đầu tư phát triển: 69.035/127.017 triệu đồng, bằng 54,4% kế hoạch, cụ thể: Ngân sách trung ương: 68.488/111.550 triệu đồng, bằng 61,4% kế hoạch; Ngân sách địa phương: 547/15.467 triệu đồng, bằng 3,5% kế hoạch.

Đối với kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo (Từ đầu năm 2021 đến hết 30/6/2023): Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, đã hỗ trợ cho 1.129.301 lượt đối tượng là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn… với tổng kinh phí trên 905 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ tiền điện, các địa phương đã hỗ trợ tiền điện cho 95.171 lượt hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí 51,4 tỷ đồng; Chính sách hỗ trợ giáo dục, đã hỗ trợ đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, học sinh thuộc các cơ sở giáo dục tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, học sinh là người khuyết tật với tổng số 545.723 lượt học sinh, kinh phí trên 772 tỷ đồng; Chính sách trợ giúp xã hội, toàn tỉnh hiện có 31.231 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng (tăng 6.031 đối tượng so với đầu năm 2021); kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng là 421,8 tỷ đồng. Hỗ trợ chi phí mai táng cho 2.730 trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội qua đời, kinh phí 16,5 tỷ đồng; Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối với 151 đối tượng bảo trợ xã hội; Hỗ trợ 348.910 kg gạo cho 7.221 lượt hộ với 22.991 lượt khẩu.

Cùng với đó, đã triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ với tổng nguồn vốn cho vay là 4.605 tỷ đồng (tăng 1.293 tỷ đồng so với năm 2020). Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, tỉnh đã bố trí 136,7 tỷ đồng cho vay uỷ thác thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách tỉnh, tập trung vào các chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay hộ nghèo, đã cho 64.517 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay với số tiền 3.122 tỷ đồng. Đến 30/6/2023 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 4.571,97 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ các chương trình 104.119 hộ, dư nợ bình quân một hộ đạt 43,8 triệu đồng/hộ.

Qua 2 năm triển khai việc thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, mang lại những kết quả bước đầu: Hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp và làm mới, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thông đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất phát triển, ổn định, nâng cao đời sống; xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả; chất lượng giáo dục và đào tạo nâng lên; hoạt động văn hóa thể thao phát triển; việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm; thực hiện kịp thời, các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, nhận thức của người dân được nâng lên, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; cảnh quan, môi trường ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang; hệ thống chính trị được củng cố, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định.

2563 lượt xem
CTV: Việt Linh

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h