CTTĐT - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành quyết định số 2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030”.
Tỉnh Yên Bái tích cực tổ chức các hội thi về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức cho người dân
Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030” đưa ra mục tiêu tổng quát là đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Tạo lập và hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số, đưa chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các mặt của đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của người dân. Xây dựng mô hình chuyển đổi số của tỉnh vừa đáp ứng các tiêu chí chung chuyển đổi số theo định hướng của Trung ương, vừa thể hiện những đặc trưng riêng của tỉnh Yên Bái “chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn”. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đưa thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái vào nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đến năm 2030, hoàn thiện hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng sâu các công nghệ số mới trên cả ba trụ cột của chuyển đổi số: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu nâng thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái (DTI) vào nhóm 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đề án đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể gồm: nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nền tảng và dữ liệu số; nhân lực số; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; các lĩnh vực ưu tiên theo Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ chuyển đổi số; tích hợp các chính sách, dự án, đề án chuyển đổi số khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Đề án cũng đã đề xuất tổng số 99 dự án, phần việc cần bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án dự kiến là 3.900.000 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 2.860.000 triệu đồng; vốn ngoài ngân sách ngoài nhà nước 1.040.000 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Đề án; căn cứ nội dung cụ thể của Đề án thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm thực hiện Đề án; chủ trì triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án ở các đơn vị; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Đề án tại các sở, ban, ngành, địa phương để có phương án giải quyết, tháo gỡ; nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong việc giám sát triển khai Đề án; triển khai các hoạt động tuyên truyền về các nội dung cốt lõi của Đề án; kết quả thực hiện Đề án; những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Đề án; thẩm định kỹ thuật các dự án đầu tư về CNTT, chuyển đổi số theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp thẩm quyền; tư vấn, hướng dẫn chuyên môn đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; chủ trì tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn, đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 3/11/2023.
1688 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Huy Tuấn vừa ký ban hành quyết định số 2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030”.Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030” đưa ra mục tiêu tổng quát là đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Tạo lập và hình thành thói quen ứng dụng công nghệ số, đưa chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các mặt của đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của người dân. Xây dựng mô hình chuyển đổi số của tỉnh vừa đáp ứng các tiêu chí chung chuyển đổi số theo định hướng của Trung ương, vừa thể hiện những đặc trưng riêng của tỉnh Yên Bái “chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn”. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đưa thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái vào nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đến năm 2030, hoàn thiện hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng sâu các công nghệ số mới trên cả ba trụ cột của chuyển đổi số: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu nâng thứ hạng chỉ số chuyển đổi số tỉnh Yên Bái (DTI) vào nhóm 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đề án đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể gồm: nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nền tảng và dữ liệu số; nhân lực số; chính quyền số; kinh tế số; xã hội số; các lĩnh vực ưu tiên theo Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; đảm bảo an toàn thông tin mạng phục vụ chuyển đổi số; tích hợp các chính sách, dự án, đề án chuyển đổi số khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Đề án cũng đã đề xuất tổng số 99 dự án, phần việc cần bố trí nguồn lực tài chính để thực hiện. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án dự kiến là 3.900.000 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước 2.860.000 triệu đồng; vốn ngoài ngân sách ngoài nhà nước 1.040.000 triệu đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện Đề án; căn cứ nội dung cụ thể của Đề án thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm thực hiện Đề án; chủ trì triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án ở các đơn vị; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Đề án tại các sở, ban, ngành, địa phương để có phương án giải quyết, tháo gỡ; nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong việc giám sát triển khai Đề án; triển khai các hoạt động tuyên truyền về các nội dung cốt lõi của Đề án; kết quả thực hiện Đề án; những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Đề án; thẩm định kỹ thuật các dự án đầu tư về CNTT, chuyển đổi số theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp thẩm quyền; tư vấn, hướng dẫn chuyên môn đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; chủ trì tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn, đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 3/11/2023.