CTTĐT - Phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp huyện Văn Chấn với người dân, những năm qua, cộng đồng người có uy tín trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó, đã tạo niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân đối cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Ông Vì Văn Sang- người có uy tín xã Nghĩa Sơn truyền dạy nhạc cụ của đồng bào Khơ Mú cho thế hệ trẻ
Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, bộ mặt nông thôn của các xã vùng cao, vùng thượng huyện của huyện Văn Chấn đã có những bước thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư bê tông hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng quế, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh doanh dịch vụ, mang lại thu nhập từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng/1 năm. Ông Giàng A Phử là người có uy tín của thôn Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn, không chỉ là người Mông tiên phong, đi đầu trong phát triển cây quế, mang lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi vụ thu hoạch, mà ông còn là người được dân bản tín nhiệm, mỗi việc làm, lời nói của ông đều được nhân dân tin và nghe theo, nhờ đó chục năm trở lại đây, thôn Sài Lương đã dần khoác lên mình tấm áo mới của sự đổi thay. Ông Phử chia sẻ: “Mình thường xuyên vận động nhân dân phải tập trung phát triển kinh tế, trồng quế, nuôi trâu bò để tăng thu nhập, dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, cùng nhân dân trong thôn xây dựng đời sống văn hóa mới, được bà con tin tưởng, tín nhiệm, mình vui và càng có động lực để cố gắng hơn”.
Thực hiện Đề án vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các phòng, ban liên quan của huyện Văn Chấn luôn quan tâm, chú trọng việc vận động nhân dân thực hiện theo các nội dung của Đề án. Một phần thông qua công tác tuyên truyền, song cũng nhờ đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà nhận thức của người dân cũng dần được nâng lên. Ông Mùa A Chang- thôn Bu Cao, xã Suối Bu cho biết: Khi triển khai Đề án gặp rất nhiều khó khăn, một phần do nhận thức của đồng bào, phần khác là do phong tục xa xưa để lại đã ngấm sâu vào đời sống văn hóa của người dân. Do đó thay đổi tư duy không phải một sớm, một chiều, song với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, hơn 120 hộ dân của thôn Bu Cao đã dần dần thay đổi, một số hủ tục lạc hậu đã dần được xóa bỏ. “Người mất đã được đưa vào áo quan, gia đình không bắn súng, không đút cơm cho người chết, cũng như chôn cất đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường như trước đây. Đám cưới ở Bu Cao cũng có nhiều thay đổi, không thách cưới cao, không mổ nhiều trâu bò, do vậy cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững”. Ông Mùa A Chang khẳng định.
Người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới
Hiện toàn huyện có 17 xã vùng cao đặc biệt khó khăn với các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú sinh sống, phong tục tập canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, dẫn tới đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Trong những năm qua, cộng đồng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò, tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng hương ước, quy ước, làng bản văn hóa, gia đình văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Ông Sổng A Nủ- Chủ tịch UBND xã Suối Giàng cho biết: “Với lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông tại địa phương, những năm qua, người có uy tín tại các thôn bản đã cùng chính quyền địa phương vận động đồng bào tập trung chăm sóc hơn 400ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch, đồng thời xây dựng 7 mô hình du lịch cộng đồng mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Đồng bào Mông đã có nhận thức sâu sắc hơn trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng địa phương du lịch”.
Trong năm 2019, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số trên địa bàn huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến đất đai, tiền của để bê tông hóa hơn 4000m đường giao thông, hơn 2000m mương phai thủy lợi, một số công trình phúc lợi tại địa phương. Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hòa giải 286 vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó tiêu biểu như ông Bàn Phúc Tài, Bàn Tiến Thọ xã Nậm Lành, ông Hà Mai Nhập xã Đại Lịch, ông Vì Văn Sang xã Nghĩa Sơn, Trần Đức Lâm xã Minh An, hay ông Sa Văn Hướng- thị trấn Sơn Thịnh.
Qua rà soát, đến nay toàn huyện Văn Chấn có 163 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, song để phát huy được vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc chọn cử phải được tiến hành ngay từ cơ sở, nhận được sự nhất trí của người dân để khẳng định vị trí, vai trò khi tham gia các hoạt động tại cơ sở. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người có uy tín tham gia các hoạt động tại cơ sở, tham dự các lớp tập huấn, tổng kết do địa phương tổ chức để nắm bắt, cập nhật thông tin, từ đó có điều kiện phát huy vai trò của mình. Bà Phạm Thị Tuyết- Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết: “ Nhằm phát huy hiệu quả vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian tới, chúng tôi thường xuyên rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có uy tín, định hướng cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn phải thực sự coi trọng, tổ chức các hoạt động để người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm, thực sự là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân. Phát huy tinh thần đoàn kết trong các dòng họ, từng vùng đặc thù và với từng dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Quan tâm hơn nữa việc thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có uy tín theo quy định để họ yên tâm cống hiến, phát huy vị trí của mình đối với công tác dân tộc”.
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, hoạt động của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Chấn đã mang lại những hiệu quả mang tính thiết thực. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất nâng cao đời sống, cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được đẩy lùi, nhân dân được hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 135, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững, đây là những tiền đề quan trọng trong xây dựng quê hương Văn Chấn ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
978 lượt xem
CTV: Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp huyện Văn Chấn với người dân, những năm qua, cộng đồng người có uy tín trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Qua đó, đã tạo niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân đối cấp ủy, chính quyền địa phương, tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, chung tay xây dựng nông thôn mới.Những năm qua, cùng với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, bộ mặt nông thôn của các xã vùng cao, vùng thượng huyện của huyện Văn Chấn đã có những bước thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư bê tông hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân, hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế từ trồng rừng, trồng quế, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh doanh dịch vụ, mang lại thu nhập từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng/1 năm. Ông Giàng A Phử là người có uy tín của thôn Sài Lương 3, xã An Lương, huyện Văn Chấn, không chỉ là người Mông tiên phong, đi đầu trong phát triển cây quế, mang lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi vụ thu hoạch, mà ông còn là người được dân bản tín nhiệm, mỗi việc làm, lời nói của ông đều được nhân dân tin và nghe theo, nhờ đó chục năm trở lại đây, thôn Sài Lương đã dần khoác lên mình tấm áo mới của sự đổi thay. Ông Phử chia sẻ: “Mình thường xuyên vận động nhân dân phải tập trung phát triển kinh tế, trồng quế, nuôi trâu bò để tăng thu nhập, dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, cùng nhân dân trong thôn xây dựng đời sống văn hóa mới, được bà con tin tưởng, tín nhiệm, mình vui và càng có động lực để cố gắng hơn”.
Thực hiện Đề án vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các phòng, ban liên quan của huyện Văn Chấn luôn quan tâm, chú trọng việc vận động nhân dân thực hiện theo các nội dung của Đề án. Một phần thông qua công tác tuyên truyền, song cũng nhờ đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà nhận thức của người dân cũng dần được nâng lên. Ông Mùa A Chang- thôn Bu Cao, xã Suối Bu cho biết: Khi triển khai Đề án gặp rất nhiều khó khăn, một phần do nhận thức của đồng bào, phần khác là do phong tục xa xưa để lại đã ngấm sâu vào đời sống văn hóa của người dân. Do đó thay đổi tư duy không phải một sớm, một chiều, song với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, hơn 120 hộ dân của thôn Bu Cao đã dần dần thay đổi, một số hủ tục lạc hậu đã dần được xóa bỏ. “Người mất đã được đưa vào áo quan, gia đình không bắn súng, không đút cơm cho người chết, cũng như chôn cất đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường như trước đây. Đám cưới ở Bu Cao cũng có nhiều thay đổi, không thách cưới cao, không mổ nhiều trâu bò, do vậy cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững”. Ông Mùa A Chang khẳng định.
Người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới
Hiện toàn huyện có 17 xã vùng cao đặc biệt khó khăn với các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú sinh sống, phong tục tập canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, dẫn tới đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Trong những năm qua, cộng đồng người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò, tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng hương ước, quy ước, làng bản văn hóa, gia đình văn hóa, xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Ông Sổng A Nủ- Chủ tịch UBND xã Suối Giàng cho biết: “Với lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông tại địa phương, những năm qua, người có uy tín tại các thôn bản đã cùng chính quyền địa phương vận động đồng bào tập trung chăm sóc hơn 400ha chè Shan tuyết đang cho thu hoạch, đồng thời xây dựng 7 mô hình du lịch cộng đồng mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Đồng bào Mông đã có nhận thức sâu sắc hơn trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng địa phương du lịch”.
Trong năm 2019, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số trên địa bàn huyện Văn Chấn đã vận động nhân dân đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến đất đai, tiền của để bê tông hóa hơn 4000m đường giao thông, hơn 2000m mương phai thủy lợi, một số công trình phúc lợi tại địa phương. Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hòa giải 286 vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó tiêu biểu như ông Bàn Phúc Tài, Bàn Tiến Thọ xã Nậm Lành, ông Hà Mai Nhập xã Đại Lịch, ông Vì Văn Sang xã Nghĩa Sơn, Trần Đức Lâm xã Minh An, hay ông Sa Văn Hướng- thị trấn Sơn Thịnh.
Qua rà soát, đến nay toàn huyện Văn Chấn có 163 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, song để phát huy được vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải thực sự được quan tâm, chú trọng. Việc chọn cử phải được tiến hành ngay từ cơ sở, nhận được sự nhất trí của người dân để khẳng định vị trí, vai trò khi tham gia các hoạt động tại cơ sở. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người có uy tín tham gia các hoạt động tại cơ sở, tham dự các lớp tập huấn, tổng kết do địa phương tổ chức để nắm bắt, cập nhật thông tin, từ đó có điều kiện phát huy vai trò của mình. Bà Phạm Thị Tuyết- Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn cho biết: “ Nhằm phát huy hiệu quả vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thời gian tới, chúng tôi thường xuyên rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có uy tín, định hướng cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn phải thực sự coi trọng, tổ chức các hoạt động để người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm, thực sự là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân. Phát huy tinh thần đoàn kết trong các dòng họ, từng vùng đặc thù và với từng dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Quan tâm hơn nữa việc thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có uy tín theo quy định để họ yên tâm cống hiến, phát huy vị trí của mình đối với công tác dân tộc”.
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, hoạt động của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Văn Chấn đã mang lại những hiệu quả mang tính thiết thực. Cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất nâng cao đời sống, cùng với đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được quan tâm, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được đẩy lùi, nhân dân được hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 135, an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững, đây là những tiền đề quan trọng trong xây dựng quê hương Văn Chấn ngày càng giàu đẹp, văn minh./.