Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Chính trị

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc: Góp phần xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

11/11/2023 07:46:37 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã thực sự là một “Ngày hội lớn” một hoạt động không thể thiếu hằng năm của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, là hoạt động hướng về cơ sở, là dịp trao đổi, lắng nghe những nguyện vọng, mong muốn chính đáng của các tầng lớp Nhân dân để từ đó đưa ra những định hướng, chính sách, giải pháp đối với các tầng lớp Nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy và các đại biểu tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2021 tại thôn Bản Lùng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên

Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành liên quan, các tổ chức thành viên cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn các thôn (bản), tổ dân phố tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau Ngày hội; tham gia các đoàn đại biểu đi dự Ngày hội tại các thôn (bản), tổ dân phố. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các thôn, tổ dân phố thực hiện tốt tổ chức Ngày hội đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, thời gian và theo hướng dẫn của cấp trên; phối hợp tuyên truyền thực hiện các tiêu chí xây dựng thôn, xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào dịp tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hằng năm 100% thôn (bản), tổ dân phố trên địa bàn đều tổ chức ngày hội bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tiễn địa phương. Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát động các phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy được tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Qua đó, nhân dân đã phát huy tốt vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh; thi đua phát triển kinh tế; tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

Trong những năm gần đây, đã có gần 13.500 hộ tự nguyện hiến tổng diện tích 1.873.048 m2 đất; ủng hộ hàng chục tỷ đồng, hàng ngàn ngày công để xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa thôn, làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa kênh mương nội đồng; tham gia phát dọn, vệ sinh đường đường làng, ngõ xóm; xây dựng mới các tuyến công trình đường điện “thắp sáng đường quê”, chăm sóc và trồng mới các tuyến đường hoa; trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường tại các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng công nhận xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (ảnh tư liệu)

Đến nay, toàn tỉnh đã có 99/150 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 27 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 18/23 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 3/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 938/1.356 thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa (đạt 69,2%); 178.005/216.191 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá (đạt 82,3%), chỉ số hạnh phúc đạt 62,57%. Tòa tỉnh thành lập được gần 3.500 tổ tự quản trên các lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhân khẩu, hộ khẩu… Thông qua Ngày hội, đã tổ chức biểu dương, khen thưởng trên 8.000 lượt tập thể, 127.000 lượt hộ gia đình và cá nhân tiêu biểu trong xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”…

Các phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện hiệu quả góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân trên địa bàn tỉnh gắn với việc tuyên truyền xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.

Đồng chí Phùng Quang Huy - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của MTTQ Việt Nam qua các thời kỳ. Thông qua Ngày hội nhằm tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cộng đồng dân cư; tập hợp Nhân dân, củng cố, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận và khẳng định vai trò của Nhân dân ở cộng đồng dân cư trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua Ngày hội nhằm phát huy quyền làm chủ, sự gắn bó, chia sẻ của người dân trong cộng đồng; khơi dậy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của Nhân dân; tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân. Cùng đó, Ngày hội cũng là dịp để tôn vinh các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, gắn với việc ghi nhận, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ở cộng đồng dân cư…, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm các vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Trong triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là điểm nhấn trong củng cố khối đoàn kết toàn dân, khơi dậy sức mạnh nội lực trong nhân dân, là dịp để đánh giá những kết quả đã đạt được của khu dân cư trong việc thực hiện 5 nội dung cuộc vận động trên các lĩnh vực về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng của từng hộ gia đình và mọi người dân, đây cũng là dịp để mọi người dân cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân để khắc phục.

Ngày hội Đại đoàn kết cũng là dịp đánh giá, biểu dương, khen thưởng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của 3.492 tổ tự quản/1.356 thôn (bản), tổ dân phố do Mặt trận các cấp thành lập trong toàn tỉnh.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân, trao truyền các nét văn hóa đặc sắc có giá trị của cộng đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với hoạt động trong Ngày hội thông qua hình thức tổ chức thi các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, hàng hóa bản sắc của địa phương, tổ chức các nội dung thi nấu ăn, làm các sản phẩm ẩm thực đặc trưng của địa phương... đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia trong Ngày hội.

Nhân dân Yên Bái vui trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã thực sự là một “Ngày hội lớn” một hoạt động không thể thiếu hằng năm của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, là hoạt động hướng về cơ sở, là dịp trao đổi, lắng nghe những nguyện vọng, mong muốn chính đáng của các tầng lớp Nhân dân để từ đó đưa ra những định hướng, chính sách, giải pháp đối với các tầng lớp Nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần, chỉ số hạnh phúc của Nhân dân ngày càng được nâng lên.

Trong giai đoạn 2003 - 2023, từ thành công của việc lựa chọn một số khu dân cư tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, số khu dân cư tổ chức Ngày hội của tỉnh Yên Bái tăng dần theo từng năm. Cụ thể, tỷ lệ khu dân cư tổ chức Ngày hội toàn tỉnh Yên Bái năm 2009 đạt 82%, năm 2012 đạt 93%; năm 2013 đạt 94%; năm 2022 có 1.356/1.356 (đạt tỷ lệ 100%) thôn (bản), tổ dân phố tổ chức Ngày hội, có 1.288/1.356 thôn (bản), tổ dân phố tổ chức tốt cả phần lễ, phần hội và tổ chức “bữa cơm Đại đoàn kết” trong Ngày hội, đạt tỷ lệ 95%. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hàng năm đến nay đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị thường xuyên không thể thiếu ở cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay, các địa phương thôn (bản), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức 2 nội dung, phần Lễ và phần Hội.

Trong phần Lễ, tập trung vào tuyên truyền lịch sử, truyền thống vẻ vang và kết quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn với truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước và từng cộng đồng dân cư; tuyên tuyền kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết đại hội đảng các cấp, những thành tựu đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của địa phương; tuyên truyền nội dung các chỉ thị, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và Ủy ban MTTQ các cấp về tổ chức Đại hội MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2024 - 2029; các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; giới thiệu và tuyên dương, nhân rộng các điển hình, tiêu biểu, những việc làm hay, giải pháp sáng tạo trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; gương người tốt, việc tốt và những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, đất nước...

Phần Hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống, chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, trong Ngày hội; tổ chức các hoạt động dân vũ, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.... nhằm thu hút sự tham gia của đồng đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Cùng với đó, các địa phương có thể tổ chức các hoạt động triển lãm gian hàng; giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; quảng bá du lịch địa phương, du lịch cộng đồng...Đồng thời, tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thăm hỏi động viên gia đình chính sách, người có công; cán bộ lãnh thành cách mạng; trợ giúp người khó khăn; thăm hỏi, trao tặng quà, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; khởi công, hoàn thành các công trình dân sinh; tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thôn,bản, tổ dân phố đảm bảo môi trường sáng - xanh - sạch đẹp. Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, việc tổ chức Ngày hội có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp nhưng phải đảm bảo ý nghĩa và mục đích của Ngày hội và có sự tham gia đông đủ của nhân dân ở cộng đồng dân cư; phải đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.

1050 lượt xem
Tiến Lập

Các bài khác

Xem thêm »

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h