CTTĐT - Thảo luận ở tổ chiều 9/11, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó bổ sung thêm một số về chế định, một số quy định cho phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, đặc biệt là thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phiên thảo luận ở tổ chiều 9/11
Tham gia trực tiếp vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đại biểu thống nhất quan điểm là nghiên cứu bổ sung một số quy định về việc Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 và thể chế hóa Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
Tuy nhiên đại biểu cho biết, quyền tư pháp hiện nay được trao cho nhiều cơ quan trong khối tư pháp, bao gồm cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án. Vì vậy quyền tư pháp trong nội dung của luật này nên điều chỉnh rõ theo hướng quyền tư pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tòa án - đó là quyền tư pháp trong hoạt động xét xử và giải quyết các vụ án, vụ việc theo luật định.
Liên quan đến điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với dự thảo. Theo đó, Tòa án không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ mà Tòa án chỉ hướng dẫn yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính; Tòa án hỗ trợ lương sự là người yếu thế trong xã hội để thu thập chứng cứ và lập hồ sơ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định khi được đương sự yêu cầu hoặc đề nghị như thế sẽ phù hợp hơn.
Đại biểu Đỗ Đức Duy thảo luận về những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.
Về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng độc lập theo thẩm quyền xét xử, đại biểu thống nhất với dự thảo luật không đổi tên vì lý do: thứ nhất đổi tên nhưng không thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt động thứ nhất là nguyên tắc bảo đảm độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử.
Đại biểu lý giải nguyên tắc độc lập trong xét xử, như thẩm phán và Hội đồng xét xử là chỉ tuân theo pháp luật, chúng ta vẫn bảo đảm, không nhất thiết phải đổi tên mới bảo đảm được nguyên tắc này. Thực tế hiện nay, trong phạm vi một cơ quan Tòa án thì Chánh án Tòa án cũng không can thiệp được vào quyết định của của thẩm phán và Hội đồng xét xử mà vẫn phải tuân theo pháp luật.
Thứ hai là hiện nay như quy định Tòa án theo cấp hành chính hiện nay thì thống nhất với thống nhất và tương thích với mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp khác như là điều tra, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án… nếu thay đổi thì sẽ không bảo đảm sự thống nhất và tương thích trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Về bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Tòa án, đó là giải thích áp lực pháp luật trong xét xử, đại biểu đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo luật, vì việc hướng dẫn áp dụng việc thống nhất pháp luật trong xét xử hiện nay là thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, thẩm quyền giải thích luật hiện đang giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho nên các cấp như là sơ thẩm, phúc thẩm chỉ áp dụng quy định của pháp luật mà không giải thích biện pháp áp dụng.
Đối với việc không quy định Tòa án có nhiệm vụ ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa, đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo luật, là loại bỏ nội dung này so với luật hiện hành, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo có thống kê, báo cáo thực trạng việc Hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại phiên tòa để các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin. Ngoài ra, nếu quy định là Tòa án không có nhiệm vụ ra quyết định khởi tố, thì bổ sung là Tòa án kiến nghị khởi tố.
Về nội dung quy định không tiến hành điều tra, thanh tra đối với hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc đang trong quá trình tố tụng, đại biểu thống nhất không đưa vào trong dự thảo luật vì nội dung này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; nếu cần điều chỉnh sẽ điều chỉnh ở Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thanh tra. "Tôi cho rằng là nếu như trong trường hợp cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay là cơ quan thanh tra có đủ chứng cứ về việc thẩm phán hoặc là Hội đồng xét xử vi phạm pháp luật, nhất là dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, thanh tra theo quy định” - đại biểu nhấn mạnh.
Về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị trong hồ sơ dự án luật thì cần bổ sung làm rõ thêm về sự cần thiết, về phạm vi, quy mô dự kiến, số lượng và phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của loại hình Tòa án này để các đại biểu Quốc hội có thêm cơ sở thảo luận cũng như quyết nghị.
Đặt vấn đề về ngạch - bậc thẩm phán Tòa án nhân dân, hiện theo dự thảo thì quy định có hai ngạch là: thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và ngạnh thẩm phán, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ thêm, trong đó có khái niệm là "bậc cao nhất”, rồi tại sao lựa chọn 9 bậc, những bậc nào áp dụng với cấp bậc tòa án nào...
Về số lượng thẩm phán, bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án, dự thảo luật quy định và số lượng thẩm phán và bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định, đại biểu đề nghị là nghiên cứu giữ nguyên như quy định hiện hành. Theo đó, quy định về số lượng thẩm phán và bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đối với quy định tiền lương của thẩm phán, thẩm tra viên Luật Thư ký Tòa án, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị không quy định chi tiết, cụ thể các nội dung liên quan đến chế độ ưu đãi và chế độ tiền lương trong luật này mà quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống lương của các cơ quan, tổ chức và các chức danh trong hệ thống chính trị mà tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng như quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm sự thống nhất chứ không nên quy định riêng nội dung này trong luật chuyên ngành.
Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận bày tỏ băn khoăn liên quan đến Điều 142 người có chế độ tiền lương và Điều 143 chế độ cung cấp.
Cụ thể là quy định năm nội dung, sau khi nghiên cứu đại biểu phân vân vì nếu theo quy định của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương thì trong đó quy định chỉ có 5 bảng lương. Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo bầu cử và bổ nhiệm trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã, quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương.
Thứ hai nữa là xây dựng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung. Thứ ba là xây dựng ba bảng đơn của lực lượng vũ trang.
"Có nghĩa là chỉ có 5 bảng lương, bây giờ nếu trong luật này lại đưa thêm một cái quy định như vậy thì vô hình chung là sẽ thành một cái bảng lương nữa, ưu tiên riêng của ngành tòa án. Chúng tôi cho rằng như vậy nó sẽ không phù hợp với cái tinh thần của Nghị quyết 27, do vậy là cần phải hết sức cân nhắc cái Điều 142 này cho phù hợp” - đại biểu nêu ý kiến.
Với Điều 143 về chế độ phụ cấp, hiện nay trong dự thảo luật đang quy định bốn nội dung, đối chiếu với Nghị quyết 27 thì chỉ có phụ cấp là phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên, vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc của cấp lưu động, của cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và cung cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang, quân đội, công an, cơ yếu.
"Nếu quy định có phụ cấp của tòa án thì không biết là nó có nằm vào trong nhóm còn được Nghị quyết 27 cho phép không? Nhưng quan điểm của tôi thì chúng tôi thấy rằng là nó không đúng. Nếu chúng ta quy định tòa án có một cái cung cấp nữa thì nó trái với Nghị quyết 27” - đại biểu bày tỏ băn khoăn.
Nêu quy định thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án, được hưởng phụ cấp trách nhiệm phù hợp với đặc thù của tòa án là không hợp lý. Theo Nghị quyết 27 thì không còn cung cấp trách nhiệm nữa mà gộp phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề. Đại biểu không đồng tình với việc trong luật để riêng một cái phụ cấp trách nhiệm và cho rằng cơ quan soạn thảo phải cân nhắc kỹ nếu không sẽ ban hành luật trái với nghị quyết của Đảng.
1029 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thảo luận ở tổ chiều 9/11, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án nhân dân, trong đó bổ sung thêm một số về chế định, một số quy định cho phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, đặc biệt là thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Tham gia trực tiếp vào các nội dung còn có ý kiến khác nhau, đại biểu thống nhất quan điểm là nghiên cứu bổ sung một số quy định về việc Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp 2013 và thể chế hóa Nghị quyết 27 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
Tuy nhiên đại biểu cho biết, quyền tư pháp hiện nay được trao cho nhiều cơ quan trong khối tư pháp, bao gồm cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án. Vì vậy quyền tư pháp trong nội dung của luật này nên điều chỉnh rõ theo hướng quyền tư pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tòa án - đó là quyền tư pháp trong hoạt động xét xử và giải quyết các vụ án, vụ việc theo luật định.
Liên quan đến điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, đại biểu Đỗ Đức Duy thống nhất với dự thảo. Theo đó, Tòa án không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ mà Tòa án chỉ hướng dẫn yêu cầu đương sự thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ việc dân sự, vụ án hành chính; Tòa án hỗ trợ lương sự là người yếu thế trong xã hội để thu thập chứng cứ và lập hồ sơ trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định khi được đương sự yêu cầu hoặc đề nghị như thế sẽ phù hợp hơn.
Đại biểu Đỗ Đức Duy thảo luận về những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.
Về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng độc lập theo thẩm quyền xét xử, đại biểu thống nhất với dự thảo luật không đổi tên vì lý do: thứ nhất đổi tên nhưng không thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt động thứ nhất là nguyên tắc bảo đảm độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử.
Đại biểu lý giải nguyên tắc độc lập trong xét xử, như thẩm phán và Hội đồng xét xử là chỉ tuân theo pháp luật, chúng ta vẫn bảo đảm, không nhất thiết phải đổi tên mới bảo đảm được nguyên tắc này. Thực tế hiện nay, trong phạm vi một cơ quan Tòa án thì Chánh án Tòa án cũng không can thiệp được vào quyết định của của thẩm phán và Hội đồng xét xử mà vẫn phải tuân theo pháp luật.
Thứ hai là hiện nay như quy định Tòa án theo cấp hành chính hiện nay thì thống nhất với thống nhất và tương thích với mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp khác như là điều tra, Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án… nếu thay đổi thì sẽ không bảo đảm sự thống nhất và tương thích trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Về bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Tòa án, đó là giải thích áp lực pháp luật trong xét xử, đại biểu đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo luật, vì việc hướng dẫn áp dụng việc thống nhất pháp luật trong xét xử hiện nay là thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, thẩm quyền giải thích luật hiện đang giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho nên các cấp như là sơ thẩm, phúc thẩm chỉ áp dụng quy định của pháp luật mà không giải thích biện pháp áp dụng.
Đối với việc không quy định Tòa án có nhiệm vụ ra quyết định khởi tố vụ án tại phiên tòa, đại biểu cơ bản thống nhất với dự thảo luật, là loại bỏ nội dung này so với luật hiện hành, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo có thống kê, báo cáo thực trạng việc Hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại phiên tòa để các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin. Ngoài ra, nếu quy định là Tòa án không có nhiệm vụ ra quyết định khởi tố, thì bổ sung là Tòa án kiến nghị khởi tố.
Về nội dung quy định không tiến hành điều tra, thanh tra đối với hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc đang trong quá trình tố tụng, đại biểu thống nhất không đưa vào trong dự thảo luật vì nội dung này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; nếu cần điều chỉnh sẽ điều chỉnh ở Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thanh tra. "Tôi cho rằng là nếu như trong trường hợp cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay là cơ quan thanh tra có đủ chứng cứ về việc thẩm phán hoặc là Hội đồng xét xử vi phạm pháp luật, nhất là dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, thanh tra theo quy định” - đại biểu nhấn mạnh.
Về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, đại biểu Đỗ Đức Duy đề nghị trong hồ sơ dự án luật thì cần bổ sung làm rõ thêm về sự cần thiết, về phạm vi, quy mô dự kiến, số lượng và phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của loại hình Tòa án này để các đại biểu Quốc hội có thêm cơ sở thảo luận cũng như quyết nghị.
Đặt vấn đề về ngạch - bậc thẩm phán Tòa án nhân dân, hiện theo dự thảo thì quy định có hai ngạch là: thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và ngạnh thẩm phán, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ thêm, trong đó có khái niệm là "bậc cao nhất”, rồi tại sao lựa chọn 9 bậc, những bậc nào áp dụng với cấp bậc tòa án nào...
Về số lượng thẩm phán, bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án, dự thảo luật quy định và số lượng thẩm phán và bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định, đại biểu đề nghị là nghiên cứu giữ nguyên như quy định hiện hành. Theo đó, quy định về số lượng thẩm phán và bậc thẩm phán tại mỗi cấp tòa án thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đối với quy định tiền lương của thẩm phán, thẩm tra viên Luật Thư ký Tòa án, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đề nghị không quy định chi tiết, cụ thể các nội dung liên quan đến chế độ ưu đãi và chế độ tiền lương trong luật này mà quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống lương của các cơ quan, tổ chức và các chức danh trong hệ thống chính trị mà tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng như quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm sự thống nhất chứ không nên quy định riêng nội dung này trong luật chuyên ngành.
Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận bày tỏ băn khoăn liên quan đến Điều 142 người có chế độ tiền lương và Điều 143 chế độ cung cấp.
Cụ thể là quy định năm nội dung, sau khi nghiên cứu đại biểu phân vân vì nếu theo quy định của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương thì trong đó quy định chỉ có 5 bảng lương. Một bảng lương chức vụ áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo bầu cử và bổ nhiệm trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã, quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương.
Thứ hai nữa là xây dựng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung. Thứ ba là xây dựng ba bảng đơn của lực lượng vũ trang.
"Có nghĩa là chỉ có 5 bảng lương, bây giờ nếu trong luật này lại đưa thêm một cái quy định như vậy thì vô hình chung là sẽ thành một cái bảng lương nữa, ưu tiên riêng của ngành tòa án. Chúng tôi cho rằng như vậy nó sẽ không phù hợp với cái tinh thần của Nghị quyết 27, do vậy là cần phải hết sức cân nhắc cái Điều 142 này cho phù hợp” - đại biểu nêu ý kiến.
Với Điều 143 về chế độ phụ cấp, hiện nay trong dự thảo luật đang quy định bốn nội dung, đối chiếu với Nghị quyết 27 thì chỉ có phụ cấp là phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên, vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc của cấp lưu động, của cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và cung cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang, quân đội, công an, cơ yếu.
"Nếu quy định có phụ cấp của tòa án thì không biết là nó có nằm vào trong nhóm còn được Nghị quyết 27 cho phép không? Nhưng quan điểm của tôi thì chúng tôi thấy rằng là nó không đúng. Nếu chúng ta quy định tòa án có một cái cung cấp nữa thì nó trái với Nghị quyết 27” - đại biểu bày tỏ băn khoăn.
Nêu quy định thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án, được hưởng phụ cấp trách nhiệm phù hợp với đặc thù của tòa án là không hợp lý. Theo Nghị quyết 27 thì không còn cung cấp trách nhiệm nữa mà gộp phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề. Đại biểu không đồng tình với việc trong luật để riêng một cái phụ cấp trách nhiệm và cho rằng cơ quan soạn thảo phải cân nhắc kỹ nếu không sẽ ban hành luật trái với nghị quyết của Đảng.