CTTĐT - Ngày 14/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn năm 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo bước chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh; giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, giúp người dân giàu có hơn và tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra thị trường mới và tạo thêm nhiều việc làm mới; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng thứ hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái hằng năm.
Kế hoạch đặt ra 6 mục tiêu cơ bản đến năm 2025
Kế hoạch đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20,05% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 15%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 15%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 85%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 55%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030 gồm: Tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân đạt 30%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt đạt 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
Kế hoạch đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nền móng kinh tế số là: Hoàn thiện hệ thống văn bản thúc đẩy phát triển kinh tế số; củng cố, phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế số, trong đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng kết nối số: phủ Internet băng thông rộng đến tất cả các thôn, bản, tổ dân phố; nâng cao chất lượng dịch vụ Internet tại khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung dân cư; xóa vùng trắng sóng, lõm sóng di động 3G, 4G, triển khai đồng bộ chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực; triển khai chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số, xây dựng Cổng dữ liệu mở của tỉnh theo chuẩn dữ liệu mở, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia để cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đầy đủ, công khai cho người dân, doanh nghiệp; triển khai an toàn thông tin mạng và an ninh mạng; thực hiện các chính sách của Trung ương về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, kinh tế số.
Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%; Công nghiệp - xây dựng, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành công nghiệp đến năm 2025 đạt 17,5%, tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành xây dựng đến năm 2025 đạt 10%; Thương mại, phấn đấu tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đến năm 2025 đạt 12%; Du lịch, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị lĩnh vực du lịch đến năm 2025 đạt 10,5%; Y tế, Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành Y tế đến năm 2025 đạt 11,5%; Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2025 đạt 13%.
Đối với các ngành, lĩnh vực khác: Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành giao thông vận tải đạt 11,5%; tập trung phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực (ưu tiên các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác) theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số, kinh doanh trực tuyến; triển khai nền tảng số chuyên ngành, nền tảng quản trị và kinh doanh theo từng lĩnh vực phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành
Phát triển kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng: Phấn đấu duy trì tỷ trọng giá trị kinh tế số ICT trong tổng giá trị kinh tế số tối thiểu từ 50 - 60%.
1848 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 14/11/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn năm 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo bước chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh; giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, giúp người dân giàu có hơn và tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra thị trường mới và tạo thêm nhiều việc làm mới; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng thứ hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái hằng năm.Kế hoạch đặt ra mục tiêu cơ bản đến năm 2025 gồm: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20,05% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân 15%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 15%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 85%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 55%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030 gồm: Tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong ngành, lĩnh vực đạt bình quân đạt 30%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt đạt 20%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
Kế hoạch đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nền móng kinh tế số là: Hoàn thiện hệ thống văn bản thúc đẩy phát triển kinh tế số; củng cố, phát triển hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế số, trong đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng kết nối số: phủ Internet băng thông rộng đến tất cả các thôn, bản, tổ dân phố; nâng cao chất lượng dịch vụ Internet tại khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung dân cư; xóa vùng trắng sóng, lõm sóng di động 3G, 4G, triển khai đồng bộ chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số; đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực; triển khai chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số, xây dựng Cổng dữ liệu mở của tỉnh theo chuẩn dữ liệu mở, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia để cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời, đầy đủ, công khai cho người dân, doanh nghiệp; triển khai an toàn thông tin mạng và an ninh mạng; thực hiện các chính sách của Trung ương về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, kinh tế số.
Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%; Công nghiệp - xây dựng, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành công nghiệp đến năm 2025 đạt 17,5%, tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành xây dựng đến năm 2025 đạt 10%; Thương mại, phấn đấu tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đến năm 2025 đạt 12%; Du lịch, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị lĩnh vực du lịch đến năm 2025 đạt 10,5%; Y tế, Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành Y tế đến năm 2025 đạt 11,5%; Giáo dục và Đào tạo, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành Giáo dục và Đào tạo đến năm 2025 đạt 13%.
Đối với các ngành, lĩnh vực khác: Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành giao thông vận tải đạt 11,5%; tập trung phát triển kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực (ưu tiên các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, bất động sản, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và các ngành, lĩnh vực khác) theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số, kinh doanh trực tuyến; triển khai nền tảng số chuyên ngành, nền tảng quản trị và kinh doanh theo từng lĩnh vực phục vụ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành
Phát triển kinh tế số ICT, kinh tế số nền tảng: Phấn đấu duy trì tỷ trọng giá trị kinh tế số ICT trong tổng giá trị kinh tế số tối thiểu từ 50 - 60%.