CTTĐT - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững” theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, du lịch; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp lớn ngành du lịch và hàng không
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Đồng thời, du lịch là cầu nối giao lưu quốc tế thiết thực, hiệu quả, để khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến thăm, trải nghiệm, hiểu hơn, chia sẻ hơn, yêu quý hơn đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.
Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững" cũng là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong không khí cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024; và cũng là giai đoạn đầu của mùa du lịch cuối năm (thường từ tháng 10 hằng năm đến tháng 3 năm sau).
Thời gian qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với cơ hội, thuận lợi và so với dự báo. Trong nước, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, nội lực chưa lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế và với độ mở nền kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều bởi diễn biến tình hình thế giới.
Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, thời gian qua, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế trong điều kiện bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Du lịch đã từng bước khôi phục trở lại, năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, tăng 2,75 lần so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, vượt chỉ tiêu phục vụ 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm. Số lượng doanh nghiệp lữ hành đăng ký mới và quay trở lại lĩnh vực du lịch tăng nhanh. Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam 2 tăng trưởng khoảng 50% - 75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới. Theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, Việt Nam là 01 trong 03 nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số xếp hạng này cao nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt kế hoạch năm 2023; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2023 của Giải thưởng World Travel Awards, tiếp tục khẳng định thương hiệu và vị thế của du lịch Việt Nam trên trên bản đồ du lịch thế giới.
Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; chuyển đổi số trong du lịch cũng được các địa phương thực hiện tốt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức hàng loạt sự kiện, chương trình kích cầu du lịch trên khắp cả nước. Tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC TP. Hồ Chí Minh - đặc biệt là Diễn đàn du lịch cấp cao 2023: Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch. Tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2022 với chủ đề “Tỏa sáng Việt Nam - Amazing Vietnam”, Chương trình liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh năm 2023, Hội thảo xúc tiến du lịch kiều bào (phối hợp với Bộ Ngoại giao), Hội thảo về khả năng phục hồi điểm đến tại Hà Nội (phối hợp với PATA). - Tham gia hỗ trợ tỉnh Bình Thuận chủ trì tổ chức thành công Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, tạo sự lan tỏa, hưởng ứng trong cả nước, cụ thể với 11 hoạt động cấp quốc gia và 194 hoạt động cấp địa phương được tổ chức tại 42 tỉnh, thành phố. Hỗ trợ địa phương tổ chức các sự kiện du lịch như Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 tại Quảng Trị, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội...
Đồng thời, tập trung phát triển các nền tảng số du lịch ở tầm quốc gia, làm cơ sở hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc, gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, Nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch, Thẻ Việt - Thẻ du lịch quốc gia, Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”, các trang mạng du lịch quốc gia: đó là các trang web của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam gồm: https://vietnamtourism.gov.vn hỗ trợ công tác quản lý nhà nước; trang https://vietnam.travel quảng bá du lịch Việt Nam ra quốc tế; cùng với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, YouTube, Instagram... - Chuyên trang quảng bá du lịch https://vietnam.travel hiện nay xếp hạng #128 nghìn trên toàn cầu. So với các nước Đông Nam Á, chỉ xếp sau trang web du lịch Singapore (hạng #79 nghìn). So với thời điểm cuối năm 2021, trang https://vietnam.travel đã tăng hạng vượt bậc (tăng 447 nghìn bậc).
Tại Hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch...
1355 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững” theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các chuyên gia kinh tế, du lịch; đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp lớn ngành du lịch và hàng không
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Đồng thời, du lịch là cầu nối giao lưu quốc tế thiết thực, hiệu quả, để khách du lịch khắp nơi trên thế giới đến thăm, trải nghiệm, hiểu hơn, chia sẻ hơn, yêu quý hơn đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.
Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững" cũng là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong không khí cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024; và cũng là giai đoạn đầu của mùa du lịch cuối năm (thường từ tháng 10 hằng năm đến tháng 3 năm sau).
Thời gian qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường, khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn so với cơ hội, thuận lợi và so với dự báo. Trong nước, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, nội lực chưa lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế và với độ mở nền kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều bởi diễn biến tình hình thế giới.
Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. Vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, thời gian qua, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế trong điều kiện bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Du lịch đã từng bước khôi phục trở lại, năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, tăng 2,75 lần so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, vượt chỉ tiêu phục vụ 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm. Số lượng doanh nghiệp lữ hành đăng ký mới và quay trở lại lĩnh vực du lịch tăng nhanh. Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam 2 tăng trưởng khoảng 50% - 75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới. Theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, Việt Nam là 01 trong 03 nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số xếp hạng này cao nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt kế hoạch năm 2023; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện ba động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Du lịch Việt Nam nhận 54 giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2023 của Giải thưởng World Travel Awards, tiếp tục khẳng định thương hiệu và vị thế của du lịch Việt Nam trên trên bản đồ du lịch thế giới.
Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; chuyển đổi số trong du lịch cũng được các địa phương thực hiện tốt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức hàng loạt sự kiện, chương trình kích cầu du lịch trên khắp cả nước. Tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC TP. Hồ Chí Minh - đặc biệt là Diễn đàn du lịch cấp cao 2023: Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch. Tổ chức Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2022 với chủ đề “Tỏa sáng Việt Nam - Amazing Vietnam”, Chương trình liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh năm 2023, Hội thảo xúc tiến du lịch kiều bào (phối hợp với Bộ Ngoại giao), Hội thảo về khả năng phục hồi điểm đến tại Hà Nội (phối hợp với PATA). - Tham gia hỗ trợ tỉnh Bình Thuận chủ trì tổ chức thành công Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, tạo sự lan tỏa, hưởng ứng trong cả nước, cụ thể với 11 hoạt động cấp quốc gia và 194 hoạt động cấp địa phương được tổ chức tại 42 tỉnh, thành phố. Hỗ trợ địa phương tổ chức các sự kiện du lịch như Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 tại Quảng Trị, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội...
Đồng thời, tập trung phát triển các nền tảng số du lịch ở tầm quốc gia, làm cơ sở hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh thống nhất, đồng bộ trên toàn quốc, gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, Nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch, Thẻ Việt - Thẻ du lịch quốc gia, Ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”, các trang mạng du lịch quốc gia: đó là các trang web của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam gồm: https://vietnamtourism.gov.vn hỗ trợ công tác quản lý nhà nước; trang https://vietnam.travel quảng bá du lịch Việt Nam ra quốc tế; cùng với các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, YouTube, Instagram... - Chuyên trang quảng bá du lịch https://vietnam.travel hiện nay xếp hạng #128 nghìn trên toàn cầu. So với các nước Đông Nam Á, chỉ xếp sau trang web du lịch Singapore (hạng #79 nghìn). So với thời điểm cuối năm 2021, trang https://vietnam.travel đã tăng hạng vượt bậc (tăng 447 nghìn bậc).
Tại Hội nghị, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch...
Các bài khác
- Định mức giáo viên, giáo vụ, văn thư, kế toán trong trường Tiểu học (15/11/2023)
- Bộ Y tế trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái (15/11/2023)
- Nghiên cứu giảm cán bộ tỉnh, huyện để tăng cường về cơ sở (15/11/2023)
- Huyện Văn Yên gặp mặt kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (15/11/2023)
- Giữ gìn và phát huy nghệ thuật Khèn của người Mông trong đời sống đương đại (15/11/2023)
- Bộ Công an trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái (15/11/2023)
- Bộ Nội vụ trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái (14/11/2023)
- Tri thức dân gian nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (14/11/2023)
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm trong xử lý công việc (14/11/2023)
- Ủy ban Dân tộc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái (13/11/2023)
Xem thêm »