Lục Yên là huyện vùng cao có địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, kết cấu địa chất không vững chắc, nên khi có mưa kéo dài thường gây ra sạt lở đất ở nhiều điểm trên tuyến quốc lộ 70 và các tuyến đường liên xã lên các xã vùng cao.
Các hồ, đập chứa nước ở huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng kiên cố trước mùa mưa lũ để phòng chống thiên tai.
Qua thống kê năm 2019, trên địa bàn huyện xuất hiện 9 đợt dông lốc kèm mưa lớn gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, chủ yếu vào thời điểm các tháng 4, 5, 6, 7 làm 106 nhà ở bị ảnh hưởng; trong đó, 18 nhà sập đổ hoàn toàn; hàng nghìn hộ bị thiệt hại về sản xuất nông nghiệp; nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập nước gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân; tổng thiệt hại ước tính khoảng 4,8 tỷ đồng.
Qua rà soát, hiện toàn huyện có 916 hộ sinh sống trong vùng nguy hiểm; trong đó, nguy hiểm do ngập lụt, ngập lũ 139 hộ; do lũ quét 113 hộ; do sạt lở đất đá 614 hộ; sụt lún đất 14 hộ; vùng hạ du hồ đập 36 hộ. Cùng với việc rà soát, thống kê, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Ông Vũ Tô Hoàng - Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết: "Ngay sau khi UBND huyện triển khai công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm nay, UBND xã tập trung kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng nhắc nhở, tuyên truyền các hộ sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất di chuyển đến nơi an toàn khi có mưa bão xảy ra để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản”.
Ông Triệu Tiến Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cũng bày tỏ: "Là xã vùng cao thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai khi mùa mưa tới; vì vậy, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCTT - TKCN để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hạn chế thiệt hại khi thiên tai xảy ra”.
Rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão trước và để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với những diễn biến bất thường trong mùa mưa bão năm nay, từ đầu tháng 4, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Lục Yên đã nhanh chóng kiện toàn; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác PCTT - TKCN, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất; chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động ứng phó với thiên tai bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.
Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: "Huyện đã chủ động kiểm tra, rà soát toàn bộ hiện trạng các tuyến đê, các hồ đập trên địa bàn; lập phương án đảm bảo an toàn cho các trọng điểm xung yếu; tổ chức khơi thông mương tiêu thoát nước, giải phóng các vật cản trên sông ngòi để đảm bảo tiêu nước, thoát lũ nhanh; phối hợp với Ban Quản lý các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lũ…”.
1318 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Lục Yên là huyện vùng cao có địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, kết cấu địa chất không vững chắc, nên khi có mưa kéo dài thường gây ra sạt lở đất ở nhiều điểm trên tuyến quốc lộ 70 và các tuyến đường liên xã lên các xã vùng cao.Qua thống kê năm 2019, trên địa bàn huyện xuất hiện 9 đợt dông lốc kèm mưa lớn gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, sản xuất nông nghiệp của nhân dân, chủ yếu vào thời điểm các tháng 4, 5, 6, 7 làm 106 nhà ở bị ảnh hưởng; trong đó, 18 nhà sập đổ hoàn toàn; hàng nghìn hộ bị thiệt hại về sản xuất nông nghiệp; nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập nước gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân; tổng thiệt hại ước tính khoảng 4,8 tỷ đồng.
Qua rà soát, hiện toàn huyện có 916 hộ sinh sống trong vùng nguy hiểm; trong đó, nguy hiểm do ngập lụt, ngập lũ 139 hộ; do lũ quét 113 hộ; do sạt lở đất đá 614 hộ; sụt lún đất 14 hộ; vùng hạ du hồ đập 36 hộ. Cùng với việc rà soát, thống kê, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Ông Vũ Tô Hoàng - Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa cho biết: "Ngay sau khi UBND huyện triển khai công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm nay, UBND xã tập trung kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng nhắc nhở, tuyên truyền các hộ sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở đất di chuyển đến nơi an toàn khi có mưa bão xảy ra để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản”.
Ông Triệu Tiến Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cũng bày tỏ: "Là xã vùng cao thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai khi mùa mưa tới; vì vậy, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, cấp ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCTT - TKCN để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hạn chế thiệt hại khi thiên tai xảy ra”.
Rút kinh nghiệm từ mùa mưa bão trước và để chuẩn bị mọi điều kiện ứng phó với những diễn biến bất thường trong mùa mưa bão năm nay, từ đầu tháng 4, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Lục Yên đã nhanh chóng kiện toàn; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai công tác PCTT - TKCN, phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất; chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động ứng phó với thiên tai bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.
Ông Trần Quốc Tuấn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: "Huyện đã chủ động kiểm tra, rà soát toàn bộ hiện trạng các tuyến đê, các hồ đập trên địa bàn; lập phương án đảm bảo an toàn cho các trọng điểm xung yếu; tổ chức khơi thông mương tiêu thoát nước, giải phóng các vật cản trên sông ngòi để đảm bảo tiêu nước, thoát lũ nhanh; phối hợp với Ban Quản lý các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phòng chống lũ…”.