CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái mới ban hành Kế hoạch số 108 về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thành phố Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (ảnh minh họa)
Theo Kế hoạch, đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị kiến thức pháp luật, thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; Trên 90% người dân được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 75% đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền pháp luật chung.
Có 85% người lao động được phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động; 100% thanh niên được phổ biến, giáo dục pháp luật về các nội dung liên quan trực tiếp tới đối tượng này; 100% sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% xã, phường, thị trấn có đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và Tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 90% trở lên.
Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2021, tỉnh Yên Bái tập trung nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII và nhiệm vụ chính trị được giao.
Tiếp tục triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung tuyên truyền pháp luật hướng về cơ sở; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phố biến, giáo dục pháp luật; Rà soát, củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện; tuyên truyền viên cấp xã, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các sở, ban, ngành và hòa giải viên cơ sở đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiếu số, ngoại ngữ, ưu tiên từ nguồn tại chỗ, người dân tộc thiểu số để tạo nguồn bổ sung tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp và cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp trong tham mưu triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Phát huy vai trò nòng cốt của ngành Tư pháp, người làm công tác pháp chế, công chức tư pháp - hộ tịch trong tham mưu, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện và cơ sở; báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cơ sở, cán bộ pháp chế, cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các sở, ngành; cung cấp tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỳ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở.
Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, địa bàn xảy ra nhiêu vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng.
1321 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái mới ban hành Kế hoạch số 108 về thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Theo Kế hoạch, đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị kiến thức pháp luật, thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; Trên 90% người dân được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 75% đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền pháp luật chung.
Có 85% người lao động được phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động; 100% thanh niên được phổ biến, giáo dục pháp luật về các nội dung liên quan trực tiếp tới đối tượng này; 100% sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% xã, phường, thị trấn có đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và Tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 90% trở lên.
Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2021, tỉnh Yên Bái tập trung nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII và nhiệm vụ chính trị được giao.
Tiếp tục triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung tuyên truyền pháp luật hướng về cơ sở; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phố biến, giáo dục pháp luật; Rà soát, củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, huyện; tuyên truyền viên cấp xã, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các sở, ban, ngành và hòa giải viên cơ sở đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đặc biệt là đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiếu số, ngoại ngữ, ưu tiên từ nguồn tại chỗ, người dân tộc thiểu số để tạo nguồn bổ sung tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể, tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng phối hợp và cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp trong tham mưu triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Phát huy vai trò nòng cốt của ngành Tư pháp, người làm công tác pháp chế, công chức tư pháp - hộ tịch trong tham mưu, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện và cơ sở; báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở cơ sở, cán bộ pháp chế, cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các sở, ngành; cung cấp tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỳ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở.
Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, địa bàn xảy ra nhiêu vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng.