CTTĐT - Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch được tỉnh Yên Bái xác định là trọng tâm nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư tại tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn và ông Mun Hyun - Chủ tịch Quỹ Phát triển Hạnh phúc (Hàn Quốc) ký và trao thỏa thuận hợp tác
Hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Những năm gần đây, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một vào Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 5 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc đang thực hiện với tổng vốn đăng ký là 249,88 triệu USD, tương đương 5.772,22 tỷ đồng. Các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thu thập cho lao động địa phương, đóng góp ngân sách cho nhà nước tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Dự án Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy may mặc xuất khẩu; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu 1,5 triệu sản phẩm/năm; Dự án đầu tư Nhà máy may xuất khẩu Unico Global YB.
Ngoài hợp tác với các đối tác Hàn Quốc thông qua việc triển khai các dự án đầu tư, tỉnh Yên Bái đã tăng cường hợp tác với Hàn Quốc thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động, hợp tác về giáo dục đào tạo và y tế. Từ năm 2010-2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 3 Dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục với tổng mức đầu tư trên 53,3 triệu USD, tương đương trên 1.151 tỷ đồng (trong đó vốn ODA là 46,3 triệu USD, tương đương 974,814 tỷ đồng). Nhiều dự án trong số đó góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục của địa phương như: Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái với quy mô 500 giường bệnh; Dự án “Nâng cao năng lực và Hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống quản lý bệnh viện cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái”; Dự án “Hỗ trợ trang thiết bị cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú của tỉnh Yên Bái”.
Ở cấp địa phương, huyện Yên Bình đã thiết lập quan hệ hợp tác với quận Yecheon, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc; huyện Văn Yên đã hợp tác với quận Wando, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.
Nhiều dư địa đầu tư
Hiện nay, Hàn Quốc đang giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ 1/141 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 80,97 tỷ USD, 9.543 dự án. Các tập đoàn, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại của Việt Nam trong những năm qua.
Hiện nay, Việt Nam thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng thị trường, khai thác các ưu đãi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.
Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... giúp mở ra cánh cửa vào các thị trường rộng lớn chưa từng có cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn, trong đó có tỉnh Yên Bái, qua đó tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Về tiềm năng và cơ hội đầu tư, nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá, Yên Bái có nhiều dư địa để phát triển. Ông Vũ Văn Chung - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định: “Yên Bái đã và đang được quan tâm đầu tư hệ thống kết nối hạ tầng đồng bộ có sự kết nối giao thông thuận lợi. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều dư địa để phát triển với mức giá cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.
Vừa qua, quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn đã tạo khung pháp lý quan trọng nhất để sắp xếp không gian, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực phát triển. Quy hoạch tỉnh là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến bỏ vốn đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Đây là những điều kiện quan trọng và là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư đến đầu tư, kinh doanh tại Yên Bái.
Ông Kee - Heon Cho - Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá công nghệ và doanh nghiệp Hàn Quốc than quan một số doanh nghiệp tại Khu công nghiệp phía Nam
Là trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Yên Bái có nhiều thuận lợi trong kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế quan trọng như Hà Nội, cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, cùng với mạng lưới giao thông ngày càng đồng bộ, hiện đại là động lực cho sự phát triển và thu hút đầu tư.
Hiện tỉnh Yên Bái có 4 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích trên 966 ha bao gồm: Khu công nghiệp phía Nam diện tích 400ha, Khu công nghiệp Minh Quân diện tích trên 107ha và Khu công nghiệp Âu Lâu diện tích 120ha; khu công nghiệp Trấn Yên với diện tích 339ha. Các Khu công nghiệp này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cơ bản được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giải phóng mặt bằng, đường giao thông, đường điện, nước…
Sức hút đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc
Tại hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc 2023 tại Yên Bái cuối tháng 10 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đánh giá cao tiềm năng thế mạnh của Yên Bái; nhất là về giao thông, nguồn nhân lực, và cho rằng đây là cơ hội để hai bên hợp tác kết nối trong một số lĩnh vực. Ông Cha Sung Wook - Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội cho biết: “Qua tìm hiểu tiềm năng thế mạnh của Yên Bái, các nhà đầu tư Hàn Quốc nghiên cứu sẽ đầu tư vào Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng với những lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu mới, năng lượng sạch, sản xuất linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ truyền thống, lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc y tế…”
Cũng trong lần khảo sát, tìm hiểu doanh nghiệp và đầu tư ngành công nghiệp tại Yên Bái, ông Kee - Heon Cho - Tiến sỹ kinh tế học/Kỹ sư hóa học, Chuyên gia thẩm định giá công nghệ & doanh nghiệp, Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá công nghệ và doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng: Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, nhất là về nông, lâm sản, du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục đầu tư hạ tầng, máy móc, chế biến sâu nông sản để phát triển một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Qua tìm hiểu và tham quan thực tế, chúng tôi cũng cũng quan tâm đến một số ngành công nghiệp như: Khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm; ngành dệt may, du lịch…
Yên Bái hiện đang là điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Để khai thác tối đa lợi thế, thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc, tỉnh Yên Bái tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư nói chung, cũng như các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút các lĩnh vực, ngành nghề công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp chế biến, hỗ trợ, điện tử, các dự án có quy mô lớn, giá trị cao; sản xuất các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện mới môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm đất đai. "Với quan điểm coi doanh nghiệp là động lực phát triển chủ yếu, Yên Bái cam kết cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn minh bạch, thuận lợi". Ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định.
1836 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch được tỉnh Yên Bái xác định là trọng tâm nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư tại tỉnh. Hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Những năm gần đây, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một vào Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 5 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc đang thực hiện với tổng vốn đăng ký là 249,88 triệu USD, tương đương 5.772,22 tỷ đồng. Các dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, thu thập cho lao động địa phương, đóng góp ngân sách cho nhà nước tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Dự án Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy may mặc xuất khẩu; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu 1,5 triệu sản phẩm/năm; Dự án đầu tư Nhà máy may xuất khẩu Unico Global YB.
Ngoài hợp tác với các đối tác Hàn Quốc thông qua việc triển khai các dự án đầu tư, tỉnh Yên Bái đã tăng cường hợp tác với Hàn Quốc thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu lao động, hợp tác về giáo dục đào tạo và y tế. Từ năm 2010-2023, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 3 Dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục với tổng mức đầu tư trên 53,3 triệu USD, tương đương trên 1.151 tỷ đồng (trong đó vốn ODA là 46,3 triệu USD, tương đương 974,814 tỷ đồng). Nhiều dự án trong số đó góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục của địa phương như: Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái với quy mô 500 giường bệnh; Dự án “Nâng cao năng lực và Hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống quản lý bệnh viện cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái”; Dự án “Hỗ trợ trang thiết bị cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú của tỉnh Yên Bái”.
Ở cấp địa phương, huyện Yên Bình đã thiết lập quan hệ hợp tác với quận Yecheon, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc; huyện Văn Yên đã hợp tác với quận Wando, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc.
Nhiều dư địa đầu tư
Hiện nay, Hàn Quốc đang giữ vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ 1/141 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 80,97 tỷ USD, 9.543 dự án. Các tập đoàn, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại của Việt Nam trong những năm qua.
Hiện nay, Việt Nam thực hiện 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, đối tác trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng thị trường, khai thác các ưu đãi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận.
Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới với quy mô lớn trên thế giới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... giúp mở ra cánh cửa vào các thị trường rộng lớn chưa từng có cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn, trong đó có tỉnh Yên Bái, qua đó tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Về tiềm năng và cơ hội đầu tư, nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá, Yên Bái có nhiều dư địa để phát triển. Ông Vũ Văn Chung - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định: “Yên Bái đã và đang được quan tâm đầu tư hệ thống kết nối hạ tầng đồng bộ có sự kết nối giao thông thuận lợi. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều dư địa để phát triển với mức giá cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.
Vừa qua, quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn đã tạo khung pháp lý quan trọng nhất để sắp xếp không gian, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực phát triển. Quy hoạch tỉnh là cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến bỏ vốn đầu tư, kinh doanh tại tỉnh. Đây là những điều kiện quan trọng và là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư đến đầu tư, kinh doanh tại Yên Bái.
Ông Kee - Heon Cho - Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá công nghệ và doanh nghiệp Hàn Quốc than quan một số doanh nghiệp tại Khu công nghiệp phía Nam
Là trung điểm của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Yên Bái có nhiều thuận lợi trong kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế, các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế quan trọng như Hà Nội, cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, cùng với mạng lưới giao thông ngày càng đồng bộ, hiện đại là động lực cho sự phát triển và thu hút đầu tư.
Hiện tỉnh Yên Bái có 4 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích trên 966 ha bao gồm: Khu công nghiệp phía Nam diện tích 400ha, Khu công nghiệp Minh Quân diện tích trên 107ha và Khu công nghiệp Âu Lâu diện tích 120ha; khu công nghiệp Trấn Yên với diện tích 339ha. Các Khu công nghiệp này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Trong đó 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cơ bản được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giải phóng mặt bằng, đường giao thông, đường điện, nước…
Sức hút đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc
Tại hội nghị Gặp gỡ Hàn Quốc 2023 tại Yên Bái cuối tháng 10 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đánh giá cao tiềm năng thế mạnh của Yên Bái; nhất là về giao thông, nguồn nhân lực, và cho rằng đây là cơ hội để hai bên hợp tác kết nối trong một số lĩnh vực. Ông Cha Sung Wook - Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội cho biết: “Qua tìm hiểu tiềm năng thế mạnh của Yên Bái, các nhà đầu tư Hàn Quốc nghiên cứu sẽ đầu tư vào Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng với những lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu mới, năng lượng sạch, sản xuất linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ truyền thống, lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc y tế…”
Cũng trong lần khảo sát, tìm hiểu doanh nghiệp và đầu tư ngành công nghiệp tại Yên Bái, ông Kee - Heon Cho - Tiến sỹ kinh tế học/Kỹ sư hóa học, Chuyên gia thẩm định giá công nghệ & doanh nghiệp, Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá công nghệ và doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng: Yên Bái có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, nhất là về nông, lâm sản, du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục đầu tư hạ tầng, máy móc, chế biến sâu nông sản để phát triển một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Qua tìm hiểu và tham quan thực tế, chúng tôi cũng cũng quan tâm đến một số ngành công nghiệp như: Khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm; ngành dệt may, du lịch…
Yên Bái hiện đang là điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Để khai thác tối đa lợi thế, thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc, tỉnh Yên Bái tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư nói chung, cũng như các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút các lĩnh vực, ngành nghề công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp chế biến, hỗ trợ, điện tử, các dự án có quy mô lớn, giá trị cao; sản xuất các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện mới môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm đất đai. "Với quan điểm coi doanh nghiệp là động lực phát triển chủ yếu, Yên Bái cam kết cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn minh bạch, thuận lợi". Ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định.