CTTĐT - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trên cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn thi hành Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng có liên quan, đặc biệt là Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong 9 năm thi hành Luật trong việc xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, cơ chế tài chính, chính sách liên vùng, quản lý dân cư, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phát triển an sinh xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường để hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù, tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của Thủ đô. Từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đưa Thủ đô trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ lớn, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, là động lực phát triển của vùng và cả nước.
Cũng bày tỏ thống nhất cao với các nội dung trong dự thảo luật trình kỳ họp, đại biểu cho rằng dự thảo Luật đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đã thể hiện khá đầy đủ, toàn diện các nhóm chính sách trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm một số chính sách mới, trong đó có nhiều nội dung chính sách mang tính đột phá, đặc thù để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện....
Góp ý cụ thể về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định tại khoản 2 Điều 9, đại biểu bày tỏ thống nhất với dự thảo Luật quy định tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố từ 95 lên 125 đại biểu. Khi không còn Hội đồng nhân dân quận, phường thì vai trò, trách nhiệm trong việc thẩm tra, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng sẽ do Hội đồng nhân dân thành phố đảm nhiệm. Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố là hợp lý.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng trong dự thảo đang đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là chưa tương ứng với số lượng nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Do vậy, đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo cần xem xét nâng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố hoạt động chuyên trách có thể lên ít nhất là 30 hoặc 40% như đối với đại biểu Quốc hội để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố. Đồng thời ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung thêm thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trong việc cho ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân để tạo tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
1171 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và kết quả 03 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).Đại biểu Nguyễn Quốc Luận bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trên cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn thi hành Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng có liên quan, đặc biệt là Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong 9 năm thi hành Luật trong việc xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, cơ chế tài chính, chính sách liên vùng, quản lý dân cư, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, phát triển an sinh xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường để hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù, tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của Thủ đô. Từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đưa Thủ đô trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ lớn, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, là động lực phát triển của vùng và cả nước.
Cũng bày tỏ thống nhất cao với các nội dung trong dự thảo luật trình kỳ họp, đại biểu cho rằng dự thảo Luật đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đã thể hiện khá đầy đủ, toàn diện các nhóm chính sách trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, đồng thời bổ sung thêm một số chính sách mới, trong đó có nhiều nội dung chính sách mang tính đột phá, đặc thù để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện....
Góp ý cụ thể về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định tại khoản 2 Điều 9, đại biểu bày tỏ thống nhất với dự thảo Luật quy định tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố từ 95 lên 125 đại biểu. Khi không còn Hội đồng nhân dân quận, phường thì vai trò, trách nhiệm trong việc thẩm tra, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng sẽ do Hội đồng nhân dân thành phố đảm nhiệm. Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố là hợp lý.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng trong dự thảo đang đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là chưa tương ứng với số lượng nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Do vậy, đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo cần xem xét nâng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố hoạt động chuyên trách có thể lên ít nhất là 30 hoặc 40% như đối với đại biểu Quốc hội để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố. Đồng thời ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung thêm thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trong việc cho ý kiến thống nhất với Ủy ban nhân dân thành phố trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân để tạo tính chủ động, linh hoạt trong thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.