Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số, quá trình sinh sống và lao động sản xuất, các dân tộc đã hình thành nên những giá trị văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người riêng biệt và rất độc đáo.
Phụ nữ người dân tộc thiểu số Yên Bái tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ trong những năm vừa qua, khiến cho đời sống xã hội có nhiều chuyển biến và thay đổi, trong đó có văn hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một, thay vào đó là những trào lưu văn hóa lai căng, pha tạp, thậm chí là mất đi.
Trước thực tế đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã có những hành động cụ thể, nhằm gìn giữ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đem lại những hiệu quả tích cực.
Biểu diễn dân vũ của phụ nữ người dân tộc Dao ở Yên Bái
Các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc được thống kê và đưa vào nghiên cứu nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị. Nghệ thuật xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 6 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và nhận thức bảo vệ di sản của nhân dân.
Ngoài ra, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể ở các làng bản người dân tộc thiểu số được đẩy mạnh phát huy, gìn giữ và bảo tồn một cách có hệ thống. Cụ thể như việc tuyên truyền mở nhiều lớp bảo tồn nghệ thuật dân ca, dân vũ, truyền dạy chữ Nôm Dao, chữ Thái cổ, các loại hình văn nghệ dân gian được giữ gìn cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội truyền thống được lưu truyền, phục dựng. Phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở được quan tâm phát triển mạnh.
Chỉ tính riêng lĩnh vực văn nghệ, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.500 đội văn nghệ quần chúng với hàng chục nghìn diễn viên không chuyên, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Các đội văn nghệ này thường xuyên tập luyện, sinh hoạt phục vụ đời sống tinh thần cộng đồng, ở một số địa phương có phát triển du lịch, thì các đội văn nghệ còn tham gia biểu diễn phục vụ nhu cầu của du khách, như một sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người.
Phục dựng và bảo tồn nghi lễ cấp sắc của người dân tộc Dao
Bà Hoàng Vân Mai, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội du lịch tỉnh Yên Bái, cho biết: “Việc chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái đem lại nhiều lợi ích, thứ nhất là góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, không bị mai một trước những xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Thứ hai là góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch, để phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước khi họ đến Yên Bái. Thứ ba là tạo thêm nghề nghiệp, công việc và thu nhập cho các thành viên trong các đội văn nghệ ở thôn bản”.
Ông Võ Hữu Khôi, khách du lịch đến từ tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Đến Yên Bái du lịch, tôi thấy địa phương rất quan tâm phát triển phong trào văn hóa ở cộng đồng, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể ở các vùng người dân tộc thiểu số. Tôi hỏi thì được biết ở làng nào cũng có đội văn nghệ, việc sinh hoạt văn hóa văn nghệ diễn ra thường xuyên. Điều này cho thấy chính quyền địa phương rất quan tâm, và có chiến lược bảo tồn phát huy rất cụ thể. Đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, khiến cho những du khách từ nơi xa đến như chúng tôi thấy rất hài lòng”.
Một điều không thể thiếu khi nhắc đến việc phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể ở Yên Bái, đó là vai trò của các nghệ nhân. Hiện nay, Yên Bái có 18 Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng và 21 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.
Cho đến nay, nhờ sự chú trọng và quan tâm đầu tư gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các cấp các ngành ở tỉnh Yên Bái, đã tạo ra những phong trào cùng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống rất mạnh mẽ. Nhờ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt, khiến người dân có thêm niềm tin, thêm động lực trong đời sống tinh thần cũng như trong lao động sản xuất.
1004 lượt xem
Theo Báo Phụ nữ Việt Nam
Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số, quá trình sinh sống và lao động sản xuất, các dân tộc đã hình thành nên những giá trị văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người riêng biệt và rất độc đáo.Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ trong những năm vừa qua, khiến cho đời sống xã hội có nhiều chuyển biến và thay đổi, trong đó có văn hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một, thay vào đó là những trào lưu văn hóa lai căng, pha tạp, thậm chí là mất đi.
Trước thực tế đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã có những hành động cụ thể, nhằm gìn giữ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đem lại những hiệu quả tích cực.
Biểu diễn dân vũ của phụ nữ người dân tộc Dao ở Yên Bái
Các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc được thống kê và đưa vào nghiên cứu nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị. Nghệ thuật xòe Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 6 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và nhận thức bảo vệ di sản của nhân dân.
Ngoài ra, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể ở các làng bản người dân tộc thiểu số được đẩy mạnh phát huy, gìn giữ và bảo tồn một cách có hệ thống. Cụ thể như việc tuyên truyền mở nhiều lớp bảo tồn nghệ thuật dân ca, dân vũ, truyền dạy chữ Nôm Dao, chữ Thái cổ, các loại hình văn nghệ dân gian được giữ gìn cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội truyền thống được lưu truyền, phục dựng. Phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở được quan tâm phát triển mạnh.
Chỉ tính riêng lĩnh vực văn nghệ, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.500 đội văn nghệ quần chúng với hàng chục nghìn diễn viên không chuyên, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Các đội văn nghệ này thường xuyên tập luyện, sinh hoạt phục vụ đời sống tinh thần cộng đồng, ở một số địa phương có phát triển du lịch, thì các đội văn nghệ còn tham gia biểu diễn phục vụ nhu cầu của du khách, như một sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của mỗi tộc người.
Phục dựng và bảo tồn nghi lễ cấp sắc của người dân tộc Dao
Bà Hoàng Vân Mai, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội du lịch tỉnh Yên Bái, cho biết: “Việc chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái đem lại nhiều lợi ích, thứ nhất là góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, không bị mai một trước những xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Thứ hai là góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch, để phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước khi họ đến Yên Bái. Thứ ba là tạo thêm nghề nghiệp, công việc và thu nhập cho các thành viên trong các đội văn nghệ ở thôn bản”.
Ông Võ Hữu Khôi, khách du lịch đến từ tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Đến Yên Bái du lịch, tôi thấy địa phương rất quan tâm phát triển phong trào văn hóa ở cộng đồng, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể ở các vùng người dân tộc thiểu số. Tôi hỏi thì được biết ở làng nào cũng có đội văn nghệ, việc sinh hoạt văn hóa văn nghệ diễn ra thường xuyên. Điều này cho thấy chính quyền địa phương rất quan tâm, và có chiến lược bảo tồn phát huy rất cụ thể. Đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, khiến cho những du khách từ nơi xa đến như chúng tôi thấy rất hài lòng”.
Một điều không thể thiếu khi nhắc đến việc phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể ở Yên Bái, đó là vai trò của các nghệ nhân. Hiện nay, Yên Bái có 18 Nghệ nhân ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng và 21 nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương.
Cho đến nay, nhờ sự chú trọng và quan tâm đầu tư gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của các cấp các ngành ở tỉnh Yên Bái, đã tạo ra những phong trào cùng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống rất mạnh mẽ. Nhờ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt, khiến người dân có thêm niềm tin, thêm động lực trong đời sống tinh thần cũng như trong lao động sản xuất.