CTTĐT - Trải qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân có tên gọi và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, Hội Nông dân Việt Nam luôn sát cánh cùng với các tổ chức, các lực lượng yêu nước và cách mạng đấu tranh không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam là nòng cốt của các phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thông mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
Trải qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng
Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
Từ năm 1925 đến năm 1929, các phong trào đấu tranh của nông dân phát triển rộng khắp với số người tham gia ngày càng đông tại các tỉnh, thành phố. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân được tôi luyện và dần trưởng thành. Nhiều tổ chức của nông dân đã hình thành, như hội lợp nhà, hội hiếu hỷ, hội tương tế được nông dân hoặc các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân; nhiều vùng nông thôn đã trở thành “làng Đỏ”.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua Luận cương chính trị trong đó xác định nhiều vấn đề quan trọng đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Hội nghị đã ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ: “Phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương tổng Nông hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân”. Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích: nhằm thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân để thực hiện cách mạng thổ địa.
Giai đoạn cách mạng 1931-1935, tổ chức Hội nông dân có tên gọi chung là Nông hội đỏ. Về nhiệm vụ, ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ; chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của Nông hội đỏ là: củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông, động viên được tầng lớp phú nông và trung nông hăng hái tham gia mọi công tác cách mạng; rèn luyện vai trò vô sản lãnh đạo nông thôn; đẩy mạnh tổ chức Nông hội làng; đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh.
Giai đoạn cách mạng 1936-1939, tổ chức Hội và nông dân đã tích cực tham gia phòng trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Về tên gọi, tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội. Về nhiệm vụ, Nông hội có nhiệm vụ thu hút đông đảo nông dân đoàn kết đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công, chống sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất… Bên cạnh đó, Nông hội các cấp còn có nhiệm vụ quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, vận động, giáo dục và tổ chức nông dân tại các vùng, miền trong cả nước hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Giai đoạn cách mạng 1939-1945, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã thông qua Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Trong đó nêu rõ: chính sách hiện tại của Đảng là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về cứu quốc là cốt yếu. Vì vậy: “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội”. Tại Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 thông qua đã nêu rõ: tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chủ yếu là: Liên hiệp tất cả hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam.
Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống. Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc). Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”:
Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam). Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam…
Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước. Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính giai cấp nông dân và chủ yếu cũng là nông dân đã cùng với các giai cấp khác đấu tranh giành và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc và giang sơn đất nước. Trong những năm tháng lầm than của cả dân tộc, nhân dân ta “một cổ ba tròng”, thì phong trào yêu nước của nông dân là “bà đỡ” cho phong trào công nhân phát triển và là điều kiện thúc đẩy cho Đảng ra đời.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hơn 80% lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và hy sinh trên chiến trường là nông dân. Địa bàn nông thôn là căn cứ địa của 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Có thể nói, trong những lúc khó khăn nhất, địa bàn nông thôn là chỗ dựa của cách mạng, là nơi bảo vệ, chở che cái nôi cách mạng; giai cấp nông dân là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân còn non trẻ và những lúc khó khăn nhất, Đảng, chính quyền đã dựa vào nông dân.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, Đảng ta đánh giá vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực chất là cuộc cách mạng của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng... Đó là đánh giá chính xác nhất, công bằng nhất đối với công lao của giai cấp nông dân.
Vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Giai cấp nông dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là 3 nhân tố góp phần quan trọng để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm của thập niên 1980. Kể từ những năm đầu thập niên 1990, sản phẩm nông nghiệp nước ta dần dần chiếm lĩnh và khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế, đặc biệt, xuất khẩu gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản… nhiều năm liền đứng tốp đầu trên thị trường thế giới.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế và là “tiền đề” cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực khác thành công. Trong đó, giai cấp nông dân đang là chủ lực quân của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đang là chủ thể, lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới. Không có nông thôn mới thì không có chủ nghĩa xã hội ở nông thôn và không có chủ nghĩa xã hội ở nông thôn thì chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới thành công được một nửa.
Ngày nay, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học - công nghệ thông minh, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân không hề giảm đi mà vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước. Những năm qua, nhờ chủ trương, chính sách tập trung phát triển nông nghiệp đúng hướng, kịp thời của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp nước ta đã và đang chiếm lĩnh, cạnh tranh với nhiều quốc gia trên các thị trường thế giới, luôn là một trong 50 nước xuất khẩu nông sản, hải sản lớn, có kim ngạch xuất khẩu cao, sản phẩm nông nghiệp có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thành công đó trước hết thuộc về giai cấp nông dân.
Giai cấp nông dân Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội và chất lượng nguồn nhân lực lao động nước ta. Đa số lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội được cung cấp từ những người nông dân, do nông dân nước ta sản xuất. Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của dân cư trong xã hội được quyết định một phần rất lớn từ những người nông dân. Hiện nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm khoảng 49% số hộ ở nông thôn và hơn 33% lực lượng lao động xã hội. Giai cấp nông dân vẫn là nguồn cung cấp lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế khác. Địa bàn nông thôn vẫn là thị trường đầy tiềm năng để khai thác các nguồn lực và tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư.
Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng đã tiếp tục khẳng định: Nông dân với nông nghiệp, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trải qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân có tên gọi và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, Hội Nông dân Việt Nam luôn sát cánh cùng với các tổ chức, các lực lượng yêu nước và cách mạng đấu tranh không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam là nòng cốt của các phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thông mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.
2599 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trải qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân có tên gọi và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, Hội Nông dân Việt Nam luôn sát cánh cùng với các tổ chức, các lực lượng yêu nước và cách mạng đấu tranh không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam là nòng cốt của các phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thông mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
Từ năm 1925 đến năm 1929, các phong trào đấu tranh của nông dân phát triển rộng khắp với số người tham gia ngày càng đông tại các tỉnh, thành phố. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân được tôi luyện và dần trưởng thành. Nhiều tổ chức của nông dân đã hình thành, như hội lợp nhà, hội hiếu hỷ, hội tương tế được nông dân hoặc các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của nông dân; nhiều vùng nông thôn đã trở thành “làng Đỏ”.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã thông qua Luận cương chính trị trong đó xác định nhiều vấn đề quan trọng đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Hội nghị đã ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ: “Phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương tổng Nông hội. Phải tổ chức đội tự vệ của nông dân”. Hội nghị đã ra Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (Tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) và thông qua Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích: nhằm thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân để thực hiện cách mạng thổ địa.
Giai đoạn cách mạng 1931-1935, tổ chức Hội nông dân có tên gọi chung là Nông hội đỏ. Về nhiệm vụ, ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ; chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của Nông hội đỏ là: củng cố khối bần, cố nông, đoàn kết với trung nông, động viên được tầng lớp phú nông và trung nông hăng hái tham gia mọi công tác cách mạng; rèn luyện vai trò vô sản lãnh đạo nông thôn; đẩy mạnh tổ chức Nông hội làng; đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh.
Giai đoạn cách mạng 1936-1939, tổ chức Hội và nông dân đã tích cực tham gia phòng trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Về tên gọi, tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định đổi tên Nông hội đỏ thành Nông hội. Về nhiệm vụ, Nông hội có nhiệm vụ thu hút đông đảo nông dân đoàn kết đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công, chống sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất… Bên cạnh đó, Nông hội các cấp còn có nhiệm vụ quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, vận động, giáo dục và tổ chức nông dân tại các vùng, miền trong cả nước hăng hái tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Giai đoạn cách mạng 1939-1945, tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã thông qua Chương trình của Mặt trận Việt Minh. Trong đó nêu rõ: chính sách hiện tại của Đảng là chính sách cứu quốc, cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về cứu quốc là cốt yếu. Vì vậy: “Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội”. Tại Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 thông qua đã nêu rõ: tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chủ yếu là: Liên hiệp tất cả hết thảy các hạng nông dân yêu nước để bênh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại quyền độc lập cho nước Việt Nam.
Giai đoạn cách mạng 1945-1954, Việt Nam Nông dân cứu quốc Hội mới chỉ hình thành và hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống. Đến cuối năm 1949, để tăng cường và kiện toàn tổ chức cơ sở Hội và thành lập tổ chức Hội ở cấp Trung ương, Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28/11 đến ngày 07/12 năm 1949 đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau này đổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc). Về nhiệm vụ trong thời kỳ này, đáp ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nông dân cả nước đã đoàn kết, hăng hái tham gia thực hiện cùng một lúc 2 nhiệm vụ chiến lược là “Kháng chiến” và “Kiến quốc”:
Giai đoạn cách mạng 1954-1975, ở giai đoạn này, nông dân và tổ chức của mình đã tích cực thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Đất nước (ở miền Nam). Ở miền Nam, tổ chức Hội có tên gọi là Hội Nông dân giải phóng. Đây là hạt nhân chính trị của phong trào và tổ chức nông dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Về nhiệm vụ, hòa chung cùng nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức của nông dân Việt Nam phải cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn cách mạng 1975-1986, ngày 25/6/1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương thành một cơ quan riêng (trước đây nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương), thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Sau đó, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân trong cả nước với hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Về nhiệm vụ, trong Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động cả nước đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội là: Tập hợp đoàn kết rộng rãi nông dân lao động, giáo dục vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam…
Từ năm 1986 đến nay, là giai đoạn nông dân và tổ chức của mình cùng nhân dân cả nước tập trung thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước. Về tên gọi, ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi tên Hội Liên Hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và tên gọi này được giữ nguyên cho đến nay.
Vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính giai cấp nông dân và chủ yếu cũng là nông dân đã cùng với các giai cấp khác đấu tranh giành và bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc và giang sơn đất nước. Trong những năm tháng lầm than của cả dân tộc, nhân dân ta “một cổ ba tròng”, thì phong trào yêu nước của nông dân là “bà đỡ” cho phong trào công nhân phát triển và là điều kiện thúc đẩy cho Đảng ra đời.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hơn 80% lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và hy sinh trên chiến trường là nông dân. Địa bàn nông thôn là căn cứ địa của 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Có thể nói, trong những lúc khó khăn nhất, địa bàn nông thôn là chỗ dựa của cách mạng, là nơi bảo vệ, chở che cái nôi cách mạng; giai cấp nông dân là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân còn non trẻ và những lúc khó khăn nhất, Đảng, chính quyền đã dựa vào nông dân.
Tại Đại hội lần thứ III của Đảng, Đảng ta đánh giá vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thực chất là cuộc cách mạng của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng... Đó là đánh giá chính xác nhất, công bằng nhất đối với công lao của giai cấp nông dân.
Vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Giai cấp nông dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng cho sự ra đời và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là 3 nhân tố góp phần quan trọng để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm của thập niên 1980. Kể từ những năm đầu thập niên 1990, sản phẩm nông nghiệp nước ta dần dần chiếm lĩnh và khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế, đặc biệt, xuất khẩu gạo, hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản… nhiều năm liền đứng tốp đầu trên thị trường thế giới.
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế và là “tiền đề” cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực khác thành công. Trong đó, giai cấp nông dân đang là chủ lực quân của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và đang là chủ thể, lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới. Không có nông thôn mới thì không có chủ nghĩa xã hội ở nông thôn và không có chủ nghĩa xã hội ở nông thôn thì chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới thành công được một nửa.
Ngày nay, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học - công nghệ thông minh, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân không hề giảm đi mà vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước. Những năm qua, nhờ chủ trương, chính sách tập trung phát triển nông nghiệp đúng hướng, kịp thời của Đảng và Nhà nước, nông nghiệp nước ta đã và đang chiếm lĩnh, cạnh tranh với nhiều quốc gia trên các thị trường thế giới, luôn là một trong 50 nước xuất khẩu nông sản, hải sản lớn, có kim ngạch xuất khẩu cao, sản phẩm nông nghiệp có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thành công đó trước hết thuộc về giai cấp nông dân.
Giai cấp nông dân Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội và chất lượng nguồn nhân lực lao động nước ta. Đa số lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội được cung cấp từ những người nông dân, do nông dân nước ta sản xuất. Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của dân cư trong xã hội được quyết định một phần rất lớn từ những người nông dân. Hiện nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm khoảng 49% số hộ ở nông thôn và hơn 33% lực lượng lao động xã hội. Giai cấp nông dân vẫn là nguồn cung cấp lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế khác. Địa bàn nông thôn vẫn là thị trường đầy tiềm năng để khai thác các nguồn lực và tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư.
Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng đã tiếp tục khẳng định: Nông dân với nông nghiệp, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trải qua 93 năm (từ năm 1930 đến nay), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân có tên gọi và nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, Hội Nông dân Việt Nam luôn sát cánh cùng với các tổ chức, các lực lượng yêu nước và cách mạng đấu tranh không ngừng nghỉ vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam là nòng cốt của các phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thông mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn.