CTTĐT - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Ảnh minh họa.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).
Xây dựng được hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
12 nhiệm vụ, giải pháp
Chiến lược đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp gồm: 1- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; 2- Hoàn thiện hành lang pháp lý; 3- Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; 4- Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; 5- Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước; 6- Bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin; 7- Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; 8- Làm chủ, tự chủ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng; 9- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 10- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng; 11- Nâng cao uy tín quốc gia và hợp tác quốc tế; 12- Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện.
Trong đó, chủ quản hệ thống thông tin triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp đối với hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng Make in Viet Nam trong các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng.
Tối thiểu 1 năm/1 lần tổ chức diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Phát triển các Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (CERT lĩnh vực) theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, tham gia vào Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
Các cơ quan chuyên trách an toàn, an ninh mạng (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ thông tin về nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin mạng cho chủ quản hệ thống thông tin thuộc 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng
Bộ Công an xây dựng cơ chế, thiết lập đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng để hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm quốc gia để kịp thời phát hiện, điều phối, ứng cứu cố sự an ninh mạng; thu thập, chia sẻ thông tin về an ninh mạng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, trong nước và thế giới; xây dựng, hình thành nền tảng điều hành, giám sát an ninh mạng thống nhất.
Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển ứng dụng (app) Internet an toàn nhằm bảo vệ người dân trên môi trường mạng; phát triển ứng dụng (app) tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin cho người sử dụng; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thay đổi thói quen, hành vi trên môi trường mạng theo các chuẩn mực an toàn...
2968 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).
Xây dựng được hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.
Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Kinh phí bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt tối thiểu 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
12 nhiệm vụ, giải pháp
Chiến lược đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp gồm: 1- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; 2- Hoàn thiện hành lang pháp lý; 3- Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; 4- Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; 5- Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước; 6- Bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin; 7- Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; 8- Làm chủ, tự chủ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng; 9- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 10- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng; 11- Nâng cao uy tín quốc gia và hợp tác quốc tế; 12- Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện.
Trong đó, chủ quản hệ thống thông tin triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp đối với hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng Make in Viet Nam trong các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng.
Tối thiểu 1 năm/1 lần tổ chức diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Phát triển các Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (CERT lĩnh vực) theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, tham gia vào Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
Các cơ quan chuyên trách an toàn, an ninh mạng (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ thông tin về nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin mạng cho chủ quản hệ thống thông tin thuộc 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng
Bộ Công an xây dựng cơ chế, thiết lập đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng để hình thành mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm quốc gia để kịp thời phát hiện, điều phối, ứng cứu cố sự an ninh mạng; thu thập, chia sẻ thông tin về an ninh mạng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, trong nước và thế giới; xây dựng, hình thành nền tảng điều hành, giám sát an ninh mạng thống nhất.
Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển ứng dụng (app) Internet an toàn nhằm bảo vệ người dân trên môi trường mạng; phát triển ứng dụng (app) tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin cho người sử dụng; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thay đổi thói quen, hành vi trên môi trường mạng theo các chuẩn mực an toàn...