CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu có thêm 02 huyện (huyện Văn Yên, Yên Bình) đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hết năm 2025, toàn tỉnh có 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Trấn Yên phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.
Phát động các phong trào thi đua và tổ chức triển khai thực hiện, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa các phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề và Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới". Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thi đua trong tổ chức thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2025 tăng 15% so với năm 2020. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu giữ vững và tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được để xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Thi đua huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn và liên kết vùng. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân và các tổ chức của nông dân, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các cơ sở sản xuất tại nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
Thi đua xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền cấp xã.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan tâm đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn về nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Thi đua nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Tập trung phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chú trọng thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc cũng như các giá trị văn hóa truyền thống làm tiền đề nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng ở các vùng nông thôn; thực hiện nếp sống mới ở khu vực nông thôn.
Thi đua bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Triển khai các giải pháp kiềm chế và xử lý triệt để các vấn đề tội phạm liên quan đến ma tuý, tình hình phức tạp của truyền đạo trái phép; đồng thời nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Triển khai hiệu quả Đề án thí điểm về môi trường; thu gom xử lý nước thải, chất thải; cải tạo cảnh quan môi trường, trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng gắn kết hình thành các tour du lịch kết nối với các điểm du lịch của tỉnh.
3594 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phấn đấu có thêm 02 huyện (huyện Văn Yên, Yên Bình) đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hết năm 2025, toàn tỉnh có 05 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; huyện Trấn Yên phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.Phát động các phong trào thi đua và tổ chức triển khai thực hiện, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm được giao của các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa các phong trào thi đua thường xuyên, chuyên đề và Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới". Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy sáng kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thi đua trong tổ chức thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, phát triển nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2025 tăng 15% so với năm 2020. Đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu giữ vững và tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được để xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Thi đua huy động các nguồn lực vào đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn và liên kết vùng. Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân và các tổ chức của nông dân, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các cơ sở sản xuất tại nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
Thi đua xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền cấp xã.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; quan tâm đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn về nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Thi đua nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Tập trung phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, chú trọng thực hiện các chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc, sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc cũng như các giá trị văn hóa truyền thống làm tiền đề nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng ở các vùng nông thôn; thực hiện nếp sống mới ở khu vực nông thôn.
Thi đua bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn. Triển khai các giải pháp kiềm chế và xử lý triệt để các vấn đề tội phạm liên quan đến ma tuý, tình hình phức tạp của truyền đạo trái phép; đồng thời nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình tự quản đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thông qua phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Triển khai hiệu quả Đề án thí điểm về môi trường; thu gom xử lý nước thải, chất thải; cải tạo cảnh quan môi trường, trong đó tập trung phát triển các mô hình thôn, bản xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng gắn kết hình thành các tour du lịch kết nối với các điểm du lịch của tỉnh.
Các bài khác
- Điều hành giá linh hoạt, kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm (08/09/2022)
- Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai (07/09/2022)
- Phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia (06/09/2022)
- Đến 2030, trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững, toàn diện (04/08/2022)
- Tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu (02/08/2022)
- Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh (01/08/2022)
- Phê duyệt danh mục các dự án vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2022 của tỉnh Yên Bái (31/07/2022)
- Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản (30/07/2022)
- Ưu tiên số 1 hiện nay là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (29/07/2022)
- Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm (21/07/2022)
Xem thêm »