Sáng 19/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chủ trì. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo Công tác đối ngoại tỉnh; Ban Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Trong nửa nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam” với "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", là một "điểm sáng” nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. Đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua nhiều đề án đối ngoại quan trọng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng như: Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII; các kết luận, chỉ thị về phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mê Công...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.
Cùng đó, công tác đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc. Công tác đối ngoại đã góp phần đưa vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Luật pháp quốc tế…
Những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành ngoại giao.
Các đại biểu tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị.
Hội nghị đã trao đổi một số vấn đề lớn, vấn đề mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới; thảo luận kỹ lưỡng việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, nhất là những chủ trương, định hướng về phát triển quan hệ với các đối tác quan trọng; cụ thể hóa các quan hệ mới thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án.
Hội nghị cũng thảo luận sâu rộng về những định hướng, giải pháp để xây dựng, phát triển nền ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại, trọng tâm là các biện pháp tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; gìn giữ và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc; đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch bố trí và sử dụng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao Việt Nam trung thành, tận tụy, tin cậy về phẩm chất, nhạy bén về thời thế, sâu sắc về chiến lược, sáng tạo về sách lược, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên nghiệp về phong cách...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trường phái ngoại giao "Cây tre Việt Nam” chính là kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế của cách mạng Việt Nam, dù mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có thể có đặc điểm riêng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới: Cần phải tiếp tục bám sát Nghị quyết và đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao; tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung những xu hướng mới và những vấn đề mới phát sinh để cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ, khoa học, bài bản, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị theo đúng tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".
Cùng với đó, phải luôn luôn quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta lúc này vẫn là bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó là những thuận lợi rất cơ bản để chúng ta có thể kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Tổng Bí thư cũng yêu cầu phải kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược. Nguyên tắc của chúng ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sách lược của chúng ta là cơ động, linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm và tuỳ theo đối tượng hay đối tác, tuân thủ những tư tưởng lớn của Bác Hồ: "Dĩ bất biến ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù", "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai". Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.
Luôn luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: "Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng"; phải quan tâm, làm tốt hơn nữa việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử; tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ.
667 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 19/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dự và chủ trì. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo Công tác đối ngoại tỉnh; Ban Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Trong nửa nhiệm kỳ qua, với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam” với "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", là một "điểm sáng” nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. Đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thông qua nhiều đề án đối ngoại quan trọng và ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận để cụ thể hóa đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng như: Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII; các kết luận, chỉ thị về phát triển quan hệ với một số đối tác quan trọng, hợp tác ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mê Công...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32.
Cùng đó, công tác đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc. Công tác đối ngoại đã góp phần đưa vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên hợp quốc như: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Luật pháp quốc tế…
Những thành tựu nói trên là minh chứng sinh động cho đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; là kết tinh nỗ lực của các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp quan trọng của các cơ quan đối ngoại và ngành ngoại giao.
Các đại biểu tỉnh Yên Bái tham dự Hội nghị.
Hội nghị đã trao đổi một số vấn đề lớn, vấn đề mới về đối ngoại để đóng góp vào tổng kết 40 năm thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới; thảo luận kỹ lưỡng việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa XIII, nhất là những chủ trương, định hướng về phát triển quan hệ với các đối tác quan trọng; cụ thể hóa các quan hệ mới thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án.
Hội nghị cũng thảo luận sâu rộng về những định hướng, giải pháp để xây dựng, phát triển nền ngoại giao vững mạnh, toàn diện, hiện đại, trọng tâm là các biện pháp tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; gìn giữ và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc; đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch bố trí và sử dụng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao Việt Nam trung thành, tận tụy, tin cậy về phẩm chất, nhạy bén về thời thế, sâu sắc về chiến lược, sáng tạo về sách lược, tinh thông về nghiệp vụ, chuyên nghiệp về phong cách...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trường phái ngoại giao "Cây tre Việt Nam” chính là kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế của cách mạng Việt Nam, dù mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn có thể có đặc điểm riêng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới: Cần phải tiếp tục bám sát Nghị quyết và đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và các nghị quyết của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Ngoại giao; tăng cường công tác nắm bắt tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung những xu hướng mới và những vấn đề mới phát sinh để cụ thể hóa, xây dựng và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, đơn vị một cách đồng bộ, khoa học, bài bản, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị theo đúng tinh thần "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".
Cùng với đó, phải luôn luôn quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế. Lợi ích quốc gia - dân tộc của chúng ta lúc này vẫn là bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó là những thuận lợi rất cơ bản để chúng ta có thể kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Tổng Bí thư cũng yêu cầu phải kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược. Nguyên tắc của chúng ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sách lược của chúng ta là cơ động, linh hoạt điều chỉnh tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm và tuỳ theo đối tượng hay đối tác, tuân thủ những tư tưởng lớn của Bác Hồ: "Dĩ bất biến ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù", "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai". Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.
Luôn luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân như lời căn dặn của Bác Hồ: "Sự nghiệp làm nên bởi chữ Đồng"; phải quan tâm, làm tốt hơn nữa việc kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại toàn diện cả về bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và trí tuệ, hiện đại về phương pháp, lề lối làm việc; chuyên nghiệp về tác phong, ứng xử; tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ.