CTTĐT - Chiều 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác tư pháp giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác Tư pháp năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ (2021-2026). Đồng chí Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ban Nội chính Tỉnh ủy. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh.
Năm 2023, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và của từng địa phương. Việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện chủ động, khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ đề ra; công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục có nhiều đổi mới, hiệu quả cao hơn.
Trong năm, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành gần 3.800 VBQPPL cấp tỉnh, hơn 2.600 VBQPPL cấp huyện và hơn 1.700 VBQPPL cấp xã.
Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được Bộ, ngành Tư pháp quan tâm thực hiện, bám sát các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của từng năm, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, đạt được nhiều kết quả tích cực; quyết liệt thực hiện các giải pháp để hạn chế việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết. Công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tăng cường, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều mô hình hay, hiệu quả. Đặc biệt, việc tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV đã thu hút sự tham gia của 63 đội thi đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhận được sự đánh giá cao của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở.
Về công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả THADS năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả,chuyên nghiệp; công tác phối hợp, nhất là phối hợp liên ngành trong THADS được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ hoạt động THADS được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt cho thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, các công tác: hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; quản lý nhà nước về con nuôi; đăng ký biện pháp bảo đảm; bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác quốc tế …đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ tác động đến hầu hết các lĩnh vực, Bộ Tư pháp, tổ chức Pháp chế và các cơ quan tư pháp đã xây dựng, ban hành nhiều Chương trình, Kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao, nhất là việc tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản để thực hiện chiến lược phòng chống dịch Covid 19, các giải pháp để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid để thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, xác lập và vận hành trạng thái bình thường mới cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Đến nay, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các Bộ đã tham mưu Chính phủ trình QH thông qua tổng số 29 luật, 15 nghị quyết; Bộ Tư pháp đã ban hành theo thẩm quyền 307 Nghị định, nghị quyết; Bộ trưởng các Bộ đã ban hành 1.755 Thông tư, 09 Thông tư liên tịch. Công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của Đảng đoàn, Quốc hội qua đó đã kịp thời tham mưu quy định mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể để tháo gỡ các rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh…
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2023, ngành Tư pháp đã chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ công tác về lĩnh vực Tư pháp, do đó các mặt công tác tư pháp có sự chuyển biến tích cực. Trong năm, toàn tỉnh ban hành 293 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó cấp tỉnh ban hành 20 nghị quyết, 33 quyết định; cấp huyện ban hành 1 nghị quyết, 20 quyết định; cấp xã ban hành 3 nghị quyết, 216 quyết định; đã thực hiện 6.657 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 619.000 lượt người, phát hành trên 161.000 loại tài liệu, trong đó đăng tải trên Internet 4.194 tài liệu; tổ chức hoà giải thành 2.107/2.408 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,5%; có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022; 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 theo đúng quy định. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; bồi thường Nhà nước; quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tại Hội nghị, các đại biểu báo cáo các kết quả công tác tư pháp tại đơn vị, địa phương; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác trong năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ghi nhận và biểu dương thành tích ngành Tư pháp đạt được trong năm 2023.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị Bộ, ngành Tư pháp kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành tư pháp, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ chất lượng các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Thực hiện nghiêm Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tham mưu giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính.
Tiếp tục tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch Chuyển đổi số ngành tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành tư pháp.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; lý lịch tư pháp... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật, tập trung vào lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục thực hiện tốt việc kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý; cơ chế thu hút nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao về làm việc tại Bộ, ngành tư pháp...
1617 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác tư pháp giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác Tư pháp năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ (2021-2026). Đồng chí Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ban Nội chính Tỉnh ủy. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh.
Năm 2023, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành Tư pháp, đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và của từng địa phương. Việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được thực hiện chủ động, khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ đề ra; công tác chỉ đạo, điều hành tiếp tục có nhiều đổi mới, hiệu quả cao hơn.
Trong năm, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành gần 3.800 VBQPPL cấp tỉnh, hơn 2.600 VBQPPL cấp huyện và hơn 1.700 VBQPPL cấp xã.
Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được Bộ, ngành Tư pháp quan tâm thực hiện, bám sát các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của từng năm, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, đạt được nhiều kết quả tích cực; quyết liệt thực hiện các giải pháp để hạn chế việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết. Công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tăng cường, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều mô hình hay, hiệu quả. Đặc biệt, việc tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV đã thu hút sự tham gia của 63 đội thi đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhận được sự đánh giá cao của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở.
Về công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả THADS năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả,chuyên nghiệp; công tác phối hợp, nhất là phối hợp liên ngành trong THADS được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ hoạt động THADS được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt cho thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, các công tác: hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; quản lý nhà nước về con nuôi; đăng ký biện pháp bảo đảm; bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác quốc tế …đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ tác động đến hầu hết các lĩnh vực, Bộ Tư pháp, tổ chức Pháp chế và các cơ quan tư pháp đã xây dựng, ban hành nhiều Chương trình, Kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao, nhất là việc tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản để thực hiện chiến lược phòng chống dịch Covid 19, các giải pháp để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid để thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, xác lập và vận hành trạng thái bình thường mới cho các hoạt động kinh tế - xã hội.
Đến nay, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các Bộ đã tham mưu Chính phủ trình QH thông qua tổng số 29 luật, 15 nghị quyết; Bộ Tư pháp đã ban hành theo thẩm quyền 307 Nghị định, nghị quyết; Bộ trưởng các Bộ đã ban hành 1.755 Thông tư, 09 Thông tư liên tịch. Công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của Đảng đoàn, Quốc hội qua đó đã kịp thời tham mưu quy định mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể để tháo gỡ các rào cản, khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh…
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2023, ngành Tư pháp đã chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ công tác về lĩnh vực Tư pháp, do đó các mặt công tác tư pháp có sự chuyển biến tích cực. Trong năm, toàn tỉnh ban hành 293 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó cấp tỉnh ban hành 20 nghị quyết, 33 quyết định; cấp huyện ban hành 1 nghị quyết, 20 quyết định; cấp xã ban hành 3 nghị quyết, 216 quyết định; đã thực hiện 6.657 cuộc phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 619.000 lượt người, phát hành trên 161.000 loại tài liệu, trong đó đăng tải trên Internet 4.194 tài liệu; tổ chức hoà giải thành 2.107/2.408 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,5%; có 166/173 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt gần 96%, tăng gần 6% so với năm 2022; 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã hoàn thành việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 theo đúng quy định. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp; bồi thường Nhà nước; quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý Nhà nước đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tại Hội nghị, các đại biểu báo cáo các kết quả công tác tư pháp tại đơn vị, địa phương; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác trong năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ghi nhận và biểu dương thành tích ngành Tư pháp đạt được trong năm 2023.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị Bộ, ngành Tư pháp kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành tư pháp, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2024. Tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ chất lượng các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Thực hiện nghiêm Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tham mưu giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính.
Tiếp tục tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; kế hoạch Chuyển đổi số ngành tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành tư pháp.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; lý lịch tư pháp... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật, tập trung vào lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục thực hiện tốt việc kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý; cơ chế thu hút nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao về làm việc tại Bộ, ngành tư pháp...