CTTĐT - Sáng 28/12, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội thảo “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng hồ Thác Bà, huyện Yên Bình” năm 2030.
Các đại biểu dự Hội thảo
Dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Bình cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về văn hóa, các nghệ nhân ưu tú, các câu lạc bộ dân gian.
Huyện Yên Bình với 5 dân tộc chính là Tày, Nùng, Dao, Cao Lan và dân tộc Kinh cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng, sắc thái riêng trong tập quán, sinh hoạt, đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc.
Đồng bào các dân tộc ở Yên Bình có nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng và lễ hội độc đáo như Lễ hội cầu làng của người Dao; Lễ mừng sinh nhật của người Nùng An; Lễ hội cầu mùa (hội Dềnh), hội đình làng (Đình Ba Chãng, Đình Khuân La…), hội khai đèn, hội đám chay, lễ hội cầu yên của người Cao Lan; lễ hội Tỏn phi then, hội cốm của người Tày, hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao... Mỗi lễ hội mang bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, hội tụ lại thành sắc màu văn hóa đa dạng, phong phú và đặc trưng của cả một vùng sông Chảy. Các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Bình cũng đã giữ được trang phục, nghề truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.
Trong những năm qua, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được huyện Yên Bình quan tâm chú trọng. Hiện nay huyện có 136 di tích trong danh mục kiểm kê, trong đó có 21 di tích đã được xếp hạng gồm 01 di tích cấp quốc gia; 20 di tích sử văn hóa cấp tỉnh. Huyện Yên Bình đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện bảo tồn được 07 di sản văn hóa phi vật thể. Huyện Yên Bình có 04 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Bên cạnh triển khai các chương trình, đề án, chính sách bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể các dân tộc của trung ương, của tỉnh, huyện đã triển khai thực hiện các chính sách, tổ chức các hoạt động truyền dạy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, tổ chức các lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ các dân tộc trên địa bàn huyện.
Từ năm 2016 đến nay, các trường phổ thông trên địa bàn huyện đã triển khai giảng dạy, tích hợp giới thiệu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa với các môn lịch sử, văn học, địa lý, giáo dục công dân trong các cuốn “Tài liệu giáo dục địa phương”; xây dựng mô hình “Trường học gắn với bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”. Đưa vào nội quy, quy định về việc mặc trang phục truyền thống dân tộc vào ngày thứ Hai hàng tuần, ngày lễ, ngày hội…
Đặc biệt, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ các nghệ nhân thực hiện truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể. năm 2023 đã mở 08 lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan cho trên 100 học viên; có177/177 thôn, tổ dân phố đã thành lập được câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 21 Câu lạc bộ và 12 đội văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số phục vụ du lịch.
Huyện Yên Bình hiện có 05 lễ hội diễn ra thường niên ở cấp xã vào dịp đầu năm mới tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa; lễ hội văn hóa, thể thao du lịch cấp huyện được tổ chức 02 năm một lần. Công tác tổ chức các lễ hội trên địa bàn gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của các địa phương đảm bảo văn minh, lành mạnh tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; thiết thực hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Tiết mục văn hóa dân gian trình diễn tại Hội thảo
Hội thảo đã thu hút được nhiều tham luận có giá trị cao, tập trung vào các giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong cuộc sống đương đại; bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc Tày gắn với phát triển kinh tế, du lịch vùng hồ Thác Bà; giữ gìn nghề thủ công truyền thống của các tộc người vùng hồ Thác Bà; phục dựng các lễ hội truyền thống và giải pháp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện.
1160 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 28/12, UBND huyện Yên Bình tổ chức Hội thảo “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng hồ Thác Bà, huyện Yên Bình” năm 2030.Dự Hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Bình cùng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về văn hóa, các nghệ nhân ưu tú, các câu lạc bộ dân gian.
Huyện Yên Bình với 5 dân tộc chính là Tày, Nùng, Dao, Cao Lan và dân tộc Kinh cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng, sắc thái riêng trong tập quán, sinh hoạt, đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc.
Đồng bào các dân tộc ở Yên Bình có nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng và lễ hội độc đáo như Lễ hội cầu làng của người Dao; Lễ mừng sinh nhật của người Nùng An; Lễ hội cầu mùa (hội Dềnh), hội đình làng (Đình Ba Chãng, Đình Khuân La…), hội khai đèn, hội đám chay, lễ hội cầu yên của người Cao Lan; lễ hội Tỏn phi then, hội cốm của người Tày, hội Lồng tồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao... Mỗi lễ hội mang bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, hội tụ lại thành sắc màu văn hóa đa dạng, phong phú và đặc trưng của cả một vùng sông Chảy. Các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Bình cũng đã giữ được trang phục, nghề truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.
Trong những năm qua, hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được huyện Yên Bình quan tâm chú trọng. Hiện nay huyện có 136 di tích trong danh mục kiểm kê, trong đó có 21 di tích đã được xếp hạng gồm 01 di tích cấp quốc gia; 20 di tích sử văn hóa cấp tỉnh. Huyện Yên Bình đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện bảo tồn được 07 di sản văn hóa phi vật thể. Huyện Yên Bình có 04 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Bên cạnh triển khai các chương trình, đề án, chính sách bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể các dân tộc của trung ương, của tỉnh, huyện đã triển khai thực hiện các chính sách, tổ chức các hoạt động truyền dạy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, tổ chức các lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ các dân tộc trên địa bàn huyện.
Từ năm 2016 đến nay, các trường phổ thông trên địa bàn huyện đã triển khai giảng dạy, tích hợp giới thiệu bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa với các môn lịch sử, văn học, địa lý, giáo dục công dân trong các cuốn “Tài liệu giáo dục địa phương”; xây dựng mô hình “Trường học gắn với bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”. Đưa vào nội quy, quy định về việc mặc trang phục truyền thống dân tộc vào ngày thứ Hai hàng tuần, ngày lễ, ngày hội…
Đặc biệt, huyện Yên Bình đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ các nghệ nhân thực hiện truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể. năm 2023 đã mở 08 lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan cho trên 100 học viên; có177/177 thôn, tổ dân phố đã thành lập được câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng, trong đó có 21 Câu lạc bộ và 12 đội văn nghệ dân gian dân tộc thiểu số phục vụ du lịch.
Huyện Yên Bình hiện có 05 lễ hội diễn ra thường niên ở cấp xã vào dịp đầu năm mới tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa; lễ hội văn hóa, thể thao du lịch cấp huyện được tổ chức 02 năm một lần. Công tác tổ chức các lễ hội trên địa bàn gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của các địa phương đảm bảo văn minh, lành mạnh tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; thiết thực hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Tiết mục văn hóa dân gian trình diễn tại Hội thảo
Hội thảo đã thu hút được nhiều tham luận có giá trị cao, tập trung vào các giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong cuộc sống đương đại; bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc Tày gắn với phát triển kinh tế, du lịch vùng hồ Thác Bà; giữ gìn nghề thủ công truyền thống của các tộc người vùng hồ Thác Bà; phục dựng các lễ hội truyền thống và giải pháp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện.
Các bài khác
- Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (28/12/2023)
- Chỉ thị về việc đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông (28/12/2023)
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm (28/12/2023)
- Toàn văn Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 (28/12/2023)
- Cảnh báo chiêu trò lừa đảo "làm căn cước công dân gắn chip giả" (28/12/2023)
- Công điện chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài (27/12/2023)
- Tạm dừng cung cấp 10 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực Chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn (27/12/2023)
- Chủ tịch nước ký quyết định tặng quà cho người có công dịp Tết (27/12/2023)
- Bưu điện Việt Nam hướng dẫn chi trả lương hưu gộp tháng 1-2/2024 (27/12/2023)
- Những đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1/1/2024 (27/12/2023)
Xem thêm »