CTTĐT - Năm 2023 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, tỉnh Yên Bái vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường; sự sụt giảm của thị trường xuất nhập khẩu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường bất động sản giảm...Nhưng chính những khó khăn đó như là “phép thử” năng lực lãnh, chỉ đạo, quản lý, điều hành và bản lĩnh của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong toàn tỉnh trong nỗ lực, cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra, để giành được những thành quá rất đáng trân trọng.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
Điểm sáng trên bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,0%, tăng 1 bậc so với năm 2022, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dù chưa đạt theo kế hoạch nhưng con số này cũng được coi là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Trong năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh với nhiều chỉ tiêu phát triển có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2022 phải kể đến ngành nông nghiệp. Ngành tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế quan trọng, được cơ cấu lại theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ tăng trưởng đạt 5,29%, nằm trong top đầu các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Sản xuất công nghiệp dù chịu rất nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì ổn định, đạt mức tăng trưởng khá tích cực, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 6,46%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng. Thương mại dịch vụ có sự bứt phá, đặc biệt là dịch vụ du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2023, đón khoảng 1,9 triệu lượt khách du lịch, vượt 36,7% kế hoạch, tăng gần 20% so với năm 2022; GRDP bình quân đầu người đạt 50,8 triệu đồng, đứng thứ 10/14 tỉnh trong vùng.
Cầu Giới Phiên, xã Giới Phiên, TP Yên Bái.
Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nên động lực mới cho tăng trưởng; đã tổ chức thành công chuyến thăm của đoàn công tác tỉnh Yên Bái tại Cộng hòa Pháp, Italia, Nhật Bản để ký kết và triển khai các thỏa thuận hợp tác, tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư Yên Bái với các doanh nghiệp Hàn Quốc...Cùng với nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong năm tỉnh đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 60 dự án; thành lập mới 330 doanh nghiệp. Đặc biệt, tỉnh đã sớm hoàn thành việc xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và là động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề vững chắc để các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Tỉnh đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 với gần 1.600 căn nhà. Cùng với đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra.
Bản sắc văn hóa các dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân tiếp tục được nâng lên; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62%, vượt 2,32% so với kế hoạch. Tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng, có sức lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được quan tâm chăm lo, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao chứng nhận đưa hai nghệ thuật vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những kết quả trên đã đã phản ánh sinh động tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được sau 1 năm đầy nỗ lực, cố gắng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua đó là; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, chỉ số sản xuất công nghiệp; việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có thời điểm còn lúng túng, công tác phối hợp giữa các ban, sở, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ. Công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đầu tư xây dựng một số dự án còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời đã ảnh hưởng tới tiến độ triến khai; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp (PCI giảm 11 bậc so với năm 2021)… Những hạn chế, yếu kém kể trên đòi hỏi tinh thần quyết tâm, quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân để thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm 2024.
Là năm bứt phá để hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, khó khăn, thách thức do tình hình thế giới và kinh tế trong nước còn nhiều tiềm ẩn, sẽ tác động không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh. Dự báo những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024. Theo đó, xác định chủ đề của năm là “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư, chuyển đổi số; tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Phấn đấu cơ bản về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh” gắn với phương châm hành động: “Quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
Với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, bước sang năm 2024, Đảng bộ, cả hệ thống chính trị, nhân dân Yên Bái tự tin, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh, xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.
1522 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, tỉnh Yên Bái vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến khó lường; sự sụt giảm của thị trường xuất nhập khẩu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường bất động sản giảm...Nhưng chính những khó khăn đó như là “phép thử” năng lực lãnh, chỉ đạo, quản lý, điều hành và bản lĩnh của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong toàn tỉnh trong nỗ lực, cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra, để giành được những thành quá rất đáng trân trọng. Điểm sáng trên bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,0%, tăng 1 bậc so với năm 2022, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dù chưa đạt theo kế hoạch nhưng con số này cũng được coi là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Trong năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh với nhiều chỉ tiêu phát triển có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2022 phải kể đến ngành nông nghiệp. Ngành tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế quan trọng, được cơ cấu lại theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng với tốc độ tăng trưởng đạt 5,29%, nằm trong top đầu các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Sản xuất công nghiệp dù chịu rất nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì ổn định, đạt mức tăng trưởng khá tích cực, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 6,46%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng. Thương mại dịch vụ có sự bứt phá, đặc biệt là dịch vụ du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2023, đón khoảng 1,9 triệu lượt khách du lịch, vượt 36,7% kế hoạch, tăng gần 20% so với năm 2022; GRDP bình quân đầu người đạt 50,8 triệu đồng, đứng thứ 10/14 tỉnh trong vùng.
Cầu Giới Phiên, xã Giới Phiên, TP Yên Bái.
Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nên động lực mới cho tăng trưởng; đã tổ chức thành công chuyến thăm của đoàn công tác tỉnh Yên Bái tại Cộng hòa Pháp, Italia, Nhật Bản để ký kết và triển khai các thỏa thuận hợp tác, tổ chức Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư Yên Bái với các doanh nghiệp Hàn Quốc...Cùng với nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong năm tỉnh đã cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 60 dự án; thành lập mới 330 doanh nghiệp. Đặc biệt, tỉnh đã sớm hoàn thành việc xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và là động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
Kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề vững chắc để các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; đào tạo nghề, giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực. Tỉnh đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; hoàn thành kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 với gần 1.600 căn nhà. Cùng với đó, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra.
Bản sắc văn hóa các dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân tiếp tục được nâng lên; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62%, vượt 2,32% so với kế hoạch. Tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng, có sức lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được quan tâm chăm lo, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao chứng nhận đưa hai nghệ thuật vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những kết quả trên đã đã phản ánh sinh động tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được sau 1 năm đầy nỗ lực, cố gắng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua đó là; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, chỉ số sản xuất công nghiệp; việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội có thời điểm còn lúng túng, công tác phối hợp giữa các ban, sở, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ. Công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đầu tư xây dựng một số dự án còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời đã ảnh hưởng tới tiến độ triến khai; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp (PCI giảm 11 bậc so với năm 2021)… Những hạn chế, yếu kém kể trên đòi hỏi tinh thần quyết tâm, quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân để thực hiện mục tiêu, kế hoạch năm 2024.
Là năm bứt phá để hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, khó khăn, thách thức do tình hình thế giới và kinh tế trong nước còn nhiều tiềm ẩn, sẽ tác động không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020-2025 của tỉnh. Dự báo những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 25/11/2023 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024. Theo đó, xác định chủ đề của năm là “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư, chuyển đổi số; tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Phấn đấu cơ bản về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh” gắn với phương châm hành động: “Quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”.
Với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, bước sang năm 2024, Đảng bộ, cả hệ thống chính trị, nhân dân Yên Bái tự tin, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh, xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc.