CTTĐT - Nhiều sự kiện lớn được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa; nhiều thành tựu nổi bật tỉnh Yên Bái đã đạt được trong năm 2023 đã tạo tiền đề và là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà cùng đoàn kết, vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ năm mới 2024. Sau đây là 10 sự kiện và thành tựu nổi bật tỉnh Yên Bái năm 2023.
.
1. Yên Bái vinh dự, phấn khởi được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và làm việc với tỉnh
Đặc biệt ngày 4/9/2023, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đồng chí đánh giá cao kết quả nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đồng thời, mong muốn thời gian tới Yên Bái tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhân dịp này, đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã đến dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024, thăm và động viên thầy và trò Trường PTDT nội trú Tiểu học và THCS Văn Yên.
2. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả
Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tỷ lệ tổ chức đảng, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 97%; tỷ lệ cán bộ, đảng viên nêu gương tốt đạt trên 93%; trong năm, đã kết nạp 1.962 đảng viên mới, bằng 3,29% tổng số đảng viên, vượt chỉ tiêu đề ra. Công tác tổ chức xây dựng đảng, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực được triển khai bài bản, quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả tích cực.
Tháng 12/2023, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái vinh dự là trường thứ 8 trong cả nước và là trường thứ 2 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1, về đích sớm 2 năm so với kế hoạch.
3. Công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thành phố Yên Bái là đô thị loại II
Việc Quy hoạch tỉnh Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố vào tháng 9/2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý và tạo động lực mạnh mẽ để Yên Bái phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 thuộc nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Sự kiện thành phố Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố, mở ra thời cơ, vận hội mới để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố hướng tới là đô thị loại I, không chỉ là trung tâm động lực phát triển của tỉnh, mà còn là một trong các đô thị động lực quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
4. Tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng
Đặc biệt, đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng và hội thảo khoa học về nghiên cứu và vận dụng nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023), tiêu biểu như: Hội thảo “Yên Bái học tập và làm theo lời Bác”; Lễ tuyên dương 65 mô hình, điển hình tiên tiến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Trong năm, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức hàng loạt hội nghị gặp mặt, đối thoại với đại biểu đại diện cho nông dân, công nhân lao động, phụ nữ, thanh niên, trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu, y bác sĩ, giáo viên trong tỉnh, qua đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực tinh thần và khí thế mới để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
5. Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6,0%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tính bình quân 3 năm đầu nhiệm kỳ đạt 7,24%/năm, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng cao so với năm 2022 như: Giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tổng vốn đầu tư phát triển, số khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch.
Cải cách hành chính, chuyển đổi số được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả rất tích cực, với các chỉ số lần lượt đứng thứ 14/63 và 15/63 tỉnh, thành; chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
6. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư trọng tâm, trọng điểm
Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; trong đó, có nhiều công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như cầu Giới Phiên, cầu Tô Mậu, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục là điểm sáng trong các tỉnh miền núi phía Bắc
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 70,7%), trong đó có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới, đưa tổng số đơn vị cấp huyện của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới lên 4/9 huyện, đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản cao nhất trong vùng; diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống người dân nông thôn không ngừng được nâng lên.
8. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và tạo được dấu ấn tích cực
Trong năm đã có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bao gồm: Lễ hội Đền Đông Cuông, nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
Chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Năm 2023, Yên Bái là tỉnh thứ 18 trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ.
9. Công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng, toàn diện và đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả
Lãnh đạo tỉnh thực hiện nhiều chuyến công tác, thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp, Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia; tiếp đón các đoàn cấp cao của tỉnh Val-de-Marne, Cộng hòa Pháp và thành phố Mimasaka, Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh; qua đó, vừa củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, vừa phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới, tăng cường thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc; ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa - xã hội.
10. Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững
Đặc biệt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023. Quan tâm đầu tư các nguồn lực để tăng cường tiềm lực khu vực phòng phủ tỉnh, huyện; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận anh ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; giữ vững môi trường an toàn, ổn định, lành mạnh cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
1366 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhiều sự kiện lớn được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa; nhiều thành tựu nổi bật tỉnh Yên Bái đã đạt được trong năm 2023 đã tạo tiền đề và là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà cùng đoàn kết, vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ năm mới 2024. Sau đây là 10 sự kiện và thành tựu nổi bật tỉnh Yên Bái năm 2023. 1. Yên Bái vinh dự, phấn khởi được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và làm việc với tỉnh
Đặc biệt ngày 4/9/2023, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đồng chí đánh giá cao kết quả nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh. Đồng thời, mong muốn thời gian tới Yên Bái tiếp tục rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhân dịp này, đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã đến dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024, thăm và động viên thầy và trò Trường PTDT nội trú Tiểu học và THCS Văn Yên.
2. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả
Bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tỷ lệ tổ chức đảng, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 97%; tỷ lệ cán bộ, đảng viên nêu gương tốt đạt trên 93%; trong năm, đã kết nạp 1.962 đảng viên mới, bằng 3,29% tổng số đảng viên, vượt chỉ tiêu đề ra. Công tác tổ chức xây dựng đảng, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực được triển khai bài bản, quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả tích cực.
Tháng 12/2023, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái vinh dự là trường thứ 8 trong cả nước và là trường thứ 2 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc được công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1, về đích sớm 2 năm so với kế hoạch.
3. Công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thành phố Yên Bái là đô thị loại II
Việc Quy hoạch tỉnh Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố vào tháng 9/2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý và tạo động lực mạnh mẽ để Yên Bái phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 thuộc nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Sự kiện thành phố Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh là dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố, mở ra thời cơ, vận hội mới để tiếp tục xây dựng và phát triển thành phố hướng tới là đô thị loại I, không chỉ là trung tâm động lực phát triển của tỉnh, mà còn là một trong các đô thị động lực quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
4. Tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng
Đặc biệt, đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng và hội thảo khoa học về nghiên cứu và vận dụng nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023), tiêu biểu như: Hội thảo “Yên Bái học tập và làm theo lời Bác”; Lễ tuyên dương 65 mô hình, điển hình tiên tiến “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Trong năm, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức hàng loạt hội nghị gặp mặt, đối thoại với đại biểu đại diện cho nông dân, công nhân lao động, phụ nữ, thanh niên, trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu, y bác sĩ, giáo viên trong tỉnh, qua đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực tinh thần và khí thế mới để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
5. Kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, bức tranh kinh tế có nhiều điểm sáng trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6,0%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, tính bình quân 3 năm đầu nhiệm kỳ đạt 7,24%/năm, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng cao so với năm 2022 như: Giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tổng vốn đầu tư phát triển, số khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch.
Cải cách hành chính, chuyển đổi số được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt kết quả rất tích cực, với các chỉ số lần lượt đứng thứ 14/63 và 15/63 tỉnh, thành; chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
6. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư trọng tâm, trọng điểm
Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; trong đó, có nhiều công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng như cầu Giới Phiên, cầu Tô Mậu, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục là điểm sáng trong các tỉnh miền núi phía Bắc
Đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 70,7%), trong đó có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới, đưa tổng số đơn vị cấp huyện của tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới lên 4/9 huyện, đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản cao nhất trong vùng; diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống người dân nông thôn không ngừng được nâng lên.
8. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và tạo được dấu ấn tích cực
Trong năm đã có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Yên Bái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bao gồm: Lễ hội Đền Đông Cuông, nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.
Chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Năm 2023, Yên Bái là tỉnh thứ 18 trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ.
9. Công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng, toàn diện và đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả
Lãnh đạo tỉnh thực hiện nhiều chuyến công tác, thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp, Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia; tiếp đón các đoàn cấp cao của tỉnh Val-de-Marne, Cộng hòa Pháp và thành phố Mimasaka, Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh; qua đó, vừa củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, vừa phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới, tăng cường thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc; ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa - xã hội.
10. Quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững
Đặc biệt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023. Quan tâm đầu tư các nguồn lực để tăng cường tiềm lực khu vực phòng phủ tỉnh, huyện; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận anh ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; giữ vững môi trường an toàn, ổn định, lành mạnh cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.