CTTĐT - Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh trong mùa Đông Xuân năm 2023-2024, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành công văn số 34/UBND-VX yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau:
Ảnh minh họa.
Sở Y tế thường xuyên cập nhật, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch, bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút, kịp thời tham mưu và triến khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện, tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, thu dung, cách ly, phân loại, điều trị bệnh nhân; phối hợp triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ngay khi được phân bổ vắc xin nhằm hạn chế các dịch, bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra do thiếu vắc xin kéo dài trong thời gian qua.
Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn người dân loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy”.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
Chủ động phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai hiệu quả các hoạt động: Vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại trường học; tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Phối hợp quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh (nếu có) và thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, không để dịch lan rộng trong trường học.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch; thông báo kịp thời cho Sở Y tế đế phối hợp các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật, thực phẩm sang người.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch mùa Đông - Xuân nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất kinh phí đảm bảo nhu cầu về thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị ... phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh; Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe như thực hiện vệ sinh môi trường, giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải; thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
876 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh trong mùa Đông Xuân năm 2023-2024, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành công văn số 34/UBND-VX yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung sau:Sở Y tế thường xuyên cập nhật, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch, bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút, kịp thời tham mưu và triến khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện, tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, thu dung, cách ly, phân loại, điều trị bệnh nhân; phối hợp triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ngay khi được phân bổ vắc xin nhằm hạn chế các dịch, bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra do thiếu vắc xin kéo dài trong thời gian qua.
Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn người dân loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy”.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “Bốn tại chỗ”.
Chủ động phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai hiệu quả các hoạt động: Vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại trường học; tăng cường truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Phối hợp quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh (nếu có) và thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, không để dịch lan rộng trong trường học.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch; thông báo kịp thời cho Sở Y tế đế phối hợp các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật, thực phẩm sang người.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch mùa Đông - Xuân nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở. Tuyên truyền mạnh mẽ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để cho người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất kinh phí đảm bảo nhu cầu về thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị ... phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh; Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe như thực hiện vệ sinh môi trường, giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải; thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.