CTTĐT - Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Sản phẩm Măng tre Bát Độ Yên Bái.
Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận 24 phiếu đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái. Hầu hết các sản phẩm tham gia vào cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân cập nhật dữ liệu lên hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái.
Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó có nhiều đề tài, dự án xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm an toàn như: Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch - Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm “Rượu thóc La Pán Tẩn”, “Hoa hồng Mù Cang Chải” và “Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Măng tre Bát Độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể “Nếp lẩu cáy Trạm Tấu” cho sản phẩm gạo Nếp lẩu cáy của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Trong nội dung xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều xây dựng thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR Code.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ truy xuất nguồn gốc ít nhất được 10 nhóm sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh; 05 nhóm sản phẩm đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh và kết nối tham gia áp dụng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa. Giai đoạn từ năm 2025 - 2030 sẽ truy xuất nguồn gốc ít nhất 20 nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực, các đặc sản của tỉnh dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR (công cụ truy xuất nguồn gốc), mã số - mã vạch. Tối thiểu 20% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc và thực hiện kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia.
1195 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận 24 phiếu đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái. Hầu hết các sản phẩm tham gia vào cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân cập nhật dữ liệu lên hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái.
Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó có nhiều đề tài, dự án xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm an toàn như: Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch - Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm “Rượu thóc La Pán Tẩn”, “Hoa hồng Mù Cang Chải” và “Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Măng tre Bát Độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể “Nếp lẩu cáy Trạm Tấu” cho sản phẩm gạo Nếp lẩu cáy của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Trong nội dung xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều xây dựng thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR Code.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ truy xuất nguồn gốc ít nhất được 10 nhóm sản phẩm nông lâm sản, thực phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh; 05 nhóm sản phẩm đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh và kết nối tham gia áp dụng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa. Giai đoạn từ năm 2025 - 2030 sẽ truy xuất nguồn gốc ít nhất 20 nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực, các đặc sản của tỉnh dựa trên ứng dụng thông tin điện tử sử dụng mã QR (công cụ truy xuất nguồn gốc), mã số - mã vạch. Tối thiểu 20% các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống truy xuất nguồn gốc và thực hiện kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia.