CTTĐT - 100% các tuyến, đường, ngõ và nơi công cộng trên địa bàn thành phố Yên Bái sẽ thực hiện việc phân loại tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại.
Từ ngày 1/1/2024, thành phố Yên Bái sẽ thực hiện phân loại tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại
Đối với địa bàn các xã thực hiện theo danh sách đăng ký của UBND các xã.
Để phù hợp với tình hình thực tế cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa, cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, tôm, cá, thịt, vỏ trứng, côn trùng…
Ưu tiên tận dụng tối đa làm thức ăn chăn nuôi hoặc chôn lấp trong khuôn viên; chất thải được thu gom vào thùng có nắp đóng, mở thuận tiện hoặc dụng cụ lưu/chứa phù hợp (bền, không làm rò rỉ nước ra ngoài), màu xanh; hàng ngày chuyển giao theo thời gian quy định cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom để vận chuyển đi xử lý.
Nhóm 2: Chất thải rắn sinh hoạt có tính chất độc hại (chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu mỡ, sơn, pin, ắc quy, bóng đèn…) thu gom vào túi rác tự hủy sinh học, màu đỏ; chất thải y tế cá nhân, thu gom vào túi rác tự hủy sinh học màu vàng. Hàng ngày chuyển giao theo thời gian quy định cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom để vận chuyển đi xử lý.
Nhóm 3: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (như nhựa, bìa cát tông, vỏ lon, kim loại…) thực hiện xã hội hóa bằng nhiều hình thức: các hộ gia đình tập kết về Nhà văn hóa, sau đó bán phế liệu; tiền thu gom được nhập quỹ của khu dân cư; hoặc tổ chức/cá nhân như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, cá nhân…) tổ chức thu gom, bán phế liệu, tiền thu được nhập quỹ cho tổ chức/cá nhân. Đối với tuyến đường, ngõ không thực hiện xã hội hóa, đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ tổ chức thu gom, vận chuyển 1 lần vào Chủ nhật hàng tuần.
Tại các khu công cộng như đường phố, công viên: chất thải sinh hoạt được thu gom vào 2 thùng chứa, 1 thùng màu xanh chứa chất thải rắn hữu cơ, 1 thùng màu vàng chứa chất thải rắn vô cơ; hàng ngày đơn vị cung ứng dịch vụ tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển.
Đối với khu vực các chợ: Chủ các điểm kinh doanh có trách nhiệm phân loại rác thải thành 3 Nhóm như đối với các hộ gia đình, hàng ngày vận chuyển về điểm tập kết hoặc các thùng chứa chất thải như theo quy định của Ban Quản lý chợ.
Mỗi gia đình tự trang bị 2 thùng chứa chất thải màu sinh hoạt với dung tích trên 20 lít/thùng (1 thùng màu xanh và 1 thùng màu vàng).
Tại các cơ quan, hộ kinh doanh, chợ: thực hiện xã hội hóa, tự đầu tư thùng chứa chất thải sinh hoạt tại nguồn. Tại nơi công cộng, thành phố Yên Bái sẽ đầu tư 139 thùng chứa chất thải sinh hoạt loại 2 ngăn ngooài trời…
Thời gian đổ rác thải: Buổi sáng từ 4h30-6h00; buổi chiều từ 17h00-19h00; Thời gian thu gom, vận chuyển rác thải từ: 17h00 hôm trước đến 7h00 hôm sau
712 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 100% các tuyến, đường, ngõ và nơi công cộng trên địa bàn thành phố Yên Bái sẽ thực hiện việc phân loại tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt sau phân loại. Đối với địa bàn các xã thực hiện theo danh sách đăng ký của UBND các xã.
Để phù hợp với tình hình thực tế cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa, cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, tôm, cá, thịt, vỏ trứng, côn trùng…
Ưu tiên tận dụng tối đa làm thức ăn chăn nuôi hoặc chôn lấp trong khuôn viên; chất thải được thu gom vào thùng có nắp đóng, mở thuận tiện hoặc dụng cụ lưu/chứa phù hợp (bền, không làm rò rỉ nước ra ngoài), màu xanh; hàng ngày chuyển giao theo thời gian quy định cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom để vận chuyển đi xử lý.
Nhóm 2: Chất thải rắn sinh hoạt có tính chất độc hại (chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu mỡ, sơn, pin, ắc quy, bóng đèn…) thu gom vào túi rác tự hủy sinh học, màu đỏ; chất thải y tế cá nhân, thu gom vào túi rác tự hủy sinh học màu vàng. Hàng ngày chuyển giao theo thời gian quy định cho đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom để vận chuyển đi xử lý.
Nhóm 3: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (như nhựa, bìa cát tông, vỏ lon, kim loại…) thực hiện xã hội hóa bằng nhiều hình thức: các hộ gia đình tập kết về Nhà văn hóa, sau đó bán phế liệu; tiền thu gom được nhập quỹ của khu dân cư; hoặc tổ chức/cá nhân như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, cá nhân…) tổ chức thu gom, bán phế liệu, tiền thu được nhập quỹ cho tổ chức/cá nhân. Đối với tuyến đường, ngõ không thực hiện xã hội hóa, đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ tổ chức thu gom, vận chuyển 1 lần vào Chủ nhật hàng tuần.
Tại các khu công cộng như đường phố, công viên: chất thải sinh hoạt được thu gom vào 2 thùng chứa, 1 thùng màu xanh chứa chất thải rắn hữu cơ, 1 thùng màu vàng chứa chất thải rắn vô cơ; hàng ngày đơn vị cung ứng dịch vụ tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển.
Đối với khu vực các chợ: Chủ các điểm kinh doanh có trách nhiệm phân loại rác thải thành 3 Nhóm như đối với các hộ gia đình, hàng ngày vận chuyển về điểm tập kết hoặc các thùng chứa chất thải như theo quy định của Ban Quản lý chợ.
Mỗi gia đình tự trang bị 2 thùng chứa chất thải màu sinh hoạt với dung tích trên 20 lít/thùng (1 thùng màu xanh và 1 thùng màu vàng).
Tại các cơ quan, hộ kinh doanh, chợ: thực hiện xã hội hóa, tự đầu tư thùng chứa chất thải sinh hoạt tại nguồn. Tại nơi công cộng, thành phố Yên Bái sẽ đầu tư 139 thùng chứa chất thải sinh hoạt loại 2 ngăn ngooài trời…
Thời gian đổ rác thải: Buổi sáng từ 4h30-6h00; buổi chiều từ 17h00-19h00; Thời gian thu gom, vận chuyển rác thải từ: 17h00 hôm trước đến 7h00 hôm sau