CTTĐT - Bộ Lao động - Thuơng binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nội dung kiến nghị của cử tri như sau:
“Tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
2. Các hoạt động phòng ngừa chia sẻ rủi ro về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm: a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp: b) Phục hồi chức năng lao động: e) Điều tra lại các vụ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
Theo quy định trên, nội dung chi cho các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ còn hẹp (hàng năm chi tối đa không quá 1.000 tỷ đồng), trong khi nguồn quỹ này hiện đang kết dư rất lớn (khoang 65.000 tỷ đồng). Do đó, cử tri kiến nghị nghiên cúu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung vào Luật An toàn, vệ sinh lao động các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ: “Điều dưỡng, phục hồi chức năng cho ngươi lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và suy giảm sức khỏe; chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ; chi đầu tư các thiết chế phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động; huấn luyện và nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động" nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động".
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trra lời như sau:
Phần kết dư của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được dự phòng chi trả dài hạn cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tính đến năm 2023, số người hưởng trợ cấp hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trên 55.000 người và ngày càng tăng.
Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định; Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp. Một số chế độ đang được quy định cụ thể:
- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nan lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp đối với người lao động quy định tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Việc khám sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nội dung hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Việc hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được nghiên cứu, đánh giá, xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật An toàn, vệ sinh lao động trong thời gian tới.
710 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Lao động - Thuơng binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Nội dung kiến nghị của cử tri như sau:
“Tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
2. Các hoạt động phòng ngừa chia sẻ rủi ro về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm: a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp: b) Phục hồi chức năng lao động: e) Điều tra lại các vụ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội; d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
Theo quy định trên, nội dung chi cho các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ còn hẹp (hàng năm chi tối đa không quá 1.000 tỷ đồng), trong khi nguồn quỹ này hiện đang kết dư rất lớn (khoang 65.000 tỷ đồng). Do đó, cử tri kiến nghị nghiên cúu, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét bổ sung vào Luật An toàn, vệ sinh lao động các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ: “Điều dưỡng, phục hồi chức năng cho ngươi lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và suy giảm sức khỏe; chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ; chi đầu tư các thiết chế phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động; huấn luyện và nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động" nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động".
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trra lời như sau:
Phần kết dư của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được dự phòng chi trả dài hạn cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tính đến năm 2023, số người hưởng trợ cấp hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trên 55.000 người và ngày càng tăng.
Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định; Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp. Một số chế độ đang được quy định cụ thể:
- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nan lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp đối với người lao động quy định tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Việc khám sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nội dung hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Việc hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được nghiên cứu, đánh giá, xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật An toàn, vệ sinh lao động trong thời gian tới.