CTTĐT - Ngày 17/1, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Lê Minh Hưng - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban công tác năm 2024 với các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái dự và phát biểu tham luận tại điểm cầu Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.
Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã thông tin những kết quả cơ bản mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái đạt được trong năm 2023. Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023 đạt 6%; bình quân 3 năm 2021-2023 đạt 7,24%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 5,29%, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng.
Yên Bái tiếp tục là điểm sáng xây dựng nông thôn mới của khu vực Tây Bắc với 106 xã đạt chuẩn, đạt 70,7% ; 4 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu ngân sách vượt 28% dự toán Trung ương, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ vượt dự toán.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 80%, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Yên Bái đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn lại là 9,16% (đứng thứ 10/14 tỉnh).
Chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ, vượt mục tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị năm 2023.
Thứ nhất, tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa quy định mới của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; trong đó, có nhiều văn bản ban hành sớm so với yêu cầu, nhiều văn bản mới, lần đầu tiên triển khai như: Quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách và chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau kỷ luật; Đề án phát triển đảng viên trong các tổ chức cơ sở Đảng…
Thứ hai, Yên Bái tiếp tục chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thông qua việc ban hành chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm; ban hành nghị quyết để lãnh đạo toàn diện công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng các bộ chỉ tiêu cụ thể và phân giao cụ thể cho các cấp ủy, các sở, ngành, địa phương và hàng quý có kiểm điểm, đánh giá, cuối năm tổ chức tổng kết, khen thưởng đối với cả tập thể và người đứng đầu theo thành tích.
Thứ ba, Yên Bái thường xuyên đi sâu, đi sát, nắm vững tình hình địa phương, cơ sở để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của năm. Tỉnh đã thực hiện tốt chương trình "Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp", "Cafe doanh nhân"… để các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cuối tuần tham gia các hoạt động cùng với nhân dân nhằm nắm bắt tình hình cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên tỉnh tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các giai tầng xã hội như: công nhân, thanh niên, nông dân, văn nghệ sỹ, trí thức, giáo viên, y bác sĩ…
Thứ tư, tỉnh tập trung các giải pháp và hỗ trợ nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp,dịch vụ, du lịch để bù đắp cho khu vực công nghiệp. Trong 3 năm qua, tỉnh đã huy động đầu tư cho khu vực nông nghiệp với tổng nguồn lực khoảng 28.000 tỷ đồng. Nhờ vậy, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Bên cạnh đó, tỉnh đã thường xuyên quan tâm chăm lo cho lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục… nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng kiến nghị với Thường trực Ban Bí thư sớm ban hành chỉ thị về lãnh đạo đại hội Đảng các cấp thay thế Chỉ thị 35 theo hướng mở rộng thêm cấp ủy viên cấp tỉnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá các địa phương trong cả nước đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023. Những kinh nghiệm quý báu này cần tiếp tục được nhân rộng để lan tỏa yếu tố tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương. Đồng thời, các địa phương cần nỗ lực, trách nhiệm hơn nữa giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của năm.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị bí thư các tỉnh ủy, thành ủy phải tiếp tục toàn tâm, toàn ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy cần tập trung nêu cao vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao mức sống cho nhân dân; quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kiện toàn các chức danh lãnh đạo còn thiếu. Tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra.
2117 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 17/1, đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Lê Minh Hưng - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban công tác năm 2024 với các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.Đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái dự và phát biểu tham luận tại điểm cầu Trung ương. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.
Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã thông tin những kết quả cơ bản mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái đạt được trong năm 2023. Theo đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023 đạt 6%; bình quân 3 năm 2021-2023 đạt 7,24%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 5,29%, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng.
Yên Bái tiếp tục là điểm sáng xây dựng nông thôn mới của khu vực Tây Bắc với 106 xã đạt chuẩn, đạt 70,7% ; 4 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu ngân sách vượt 28% dự toán Trung ương, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ vượt dự toán.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 80%, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố. Yên Bái đã hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn lại là 9,16% (đứng thứ 10/14 tỉnh).
Chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ, vượt mục tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, tích cực.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm của Yên Bái trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị năm 2023.
Thứ nhất, tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa quy định mới của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; trong đó, có nhiều văn bản ban hành sớm so với yêu cầu, nhiều văn bản mới, lần đầu tiên triển khai như: Quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách và chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau kỷ luật; Đề án phát triển đảng viên trong các tổ chức cơ sở Đảng…
Thứ hai, Yên Bái tiếp tục chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thông qua việc ban hành chương trình hành động của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm; ban hành nghị quyết để lãnh đạo toàn diện công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng các bộ chỉ tiêu cụ thể và phân giao cụ thể cho các cấp ủy, các sở, ngành, địa phương và hàng quý có kiểm điểm, đánh giá, cuối năm tổ chức tổng kết, khen thưởng đối với cả tập thể và người đứng đầu theo thành tích.
Thứ ba, Yên Bái thường xuyên đi sâu, đi sát, nắm vững tình hình địa phương, cơ sở để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của năm. Tỉnh đã thực hiện tốt chương trình "Ngày thứ 7 cùng dân và doanh nghiệp", "Cafe doanh nhân"… để các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương cuối tuần tham gia các hoạt động cùng với nhân dân nhằm nắm bắt tình hình cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên tỉnh tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các giai tầng xã hội như: công nhân, thanh niên, nông dân, văn nghệ sỹ, trí thức, giáo viên, y bác sĩ…
Thứ tư, tỉnh tập trung các giải pháp và hỗ trợ nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp,dịch vụ, du lịch để bù đắp cho khu vực công nghiệp. Trong 3 năm qua, tỉnh đã huy động đầu tư cho khu vực nông nghiệp với tổng nguồn lực khoảng 28.000 tỷ đồng. Nhờ vậy, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Bên cạnh đó, tỉnh đã thường xuyên quan tâm chăm lo cho lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục… nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cũng kiến nghị với Thường trực Ban Bí thư sớm ban hành chỉ thị về lãnh đạo đại hội Đảng các cấp thay thế Chỉ thị 35 theo hướng mở rộng thêm cấp ủy viên cấp tỉnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá các địa phương trong cả nước đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2023. Những kinh nghiệm quý báu này cần tiếp tục được nhân rộng để lan tỏa yếu tố tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương. Đồng thời, các địa phương cần nỗ lực, trách nhiệm hơn nữa giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của năm.
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đề nghị bí thư các tỉnh ủy, thành ủy phải tiếp tục toàn tâm, toàn ý tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy cần tập trung nêu cao vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao mức sống cho nhân dân; quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, kiện toàn các chức danh lãnh đạo còn thiếu. Tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp đề ra.