CTTĐT - Thực hiện Chương trình cho vay hộ nghèo (theo Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ), năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay 5.232 lượt khách hàng là hộ nghèo với số tiền 359,7 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân 68,8 triệu đồng/hộ.
Nhiều hộ gia đình phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
Đến 31/12/2023 dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt 1.256,3 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 25,8% tổng dư nợ các chương trình, hiện tại còn 20.932 khách hàng còn dư nợ.
Việc đầu tư vốn chương trình đã chú trọng tới chất lượng, vừa thực hiện cho vay đúng đối tượng, vừa nâng suất đầu tư đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của hộ nghèo. Các đơn vị đã chủ động tham mưu cho chính quyền cấp xã trong việc rà soát danh sách hộ nghèo và phê duyệt đối tượng vay vốn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất được đáp ứng trên 98%, vốn vay được đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh.
Qua kiểm tra đánh giá về hiệu quả tín dụng chính sách đó cho thấy đa số hộ nghèo được vay vốn chính sách đã chuyển biến về ý thức trong sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo, chuyển biến về ý thức vay - trả; nhiều hộ nghèo đó cải thiện đời sống nhờ sử dụng vốn ưu đãi, nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo vươn lên làm giàu có mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu đã trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào xóa đói giảm nghèo.
1196 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Chương trình cho vay hộ nghèo (theo Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ), năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay 5.232 lượt khách hàng là hộ nghèo với số tiền 359,7 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân 68,8 triệu đồng/hộ. Đến 31/12/2023 dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đạt 1.256,3 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 25,8% tổng dư nợ các chương trình, hiện tại còn 20.932 khách hàng còn dư nợ.
Việc đầu tư vốn chương trình đã chú trọng tới chất lượng, vừa thực hiện cho vay đúng đối tượng, vừa nâng suất đầu tư đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của hộ nghèo. Các đơn vị đã chủ động tham mưu cho chính quyền cấp xã trong việc rà soát danh sách hộ nghèo và phê duyệt đối tượng vay vốn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất được đáp ứng trên 98%, vốn vay được đầu tư đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh.
Qua kiểm tra đánh giá về hiệu quả tín dụng chính sách đó cho thấy đa số hộ nghèo được vay vốn chính sách đã chuyển biến về ý thức trong sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo, chuyển biến về ý thức vay - trả; nhiều hộ nghèo đó cải thiện đời sống nhờ sử dụng vốn ưu đãi, nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo vươn lên làm giàu có mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu đã trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào xóa đói giảm nghèo.