Theo Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để nâng cao các chỉ số thành phần để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái xác định "xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội.
Tuy là việc làm mới, khái niệm "hạnh phúc” lại khá trừu tượng, khó có thể “lượng hóa”, nhưng Yên Bái đã vừa làm, vừa điều chỉnh các tiêu chí cũng như cách làm. Kết quả là sau 3 năm triển khai, chỉ số hạnh phúc của người dân đã tăng vượt kế hoạch đề ra.
Phóng viên VOV khu vực Tây Bắc phỏng vấn ông Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để hiểu rõ hơn về quan điểm và cách làm của địa phương này.
PV: Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số “hạnh phúc” vào chủ đề Đại hội. Xuất phát từ quan điểm và tư duy thế nào mà tỉnh có sự đột phá ấy, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Trong nhiều năm, chúng tôi thấy rằng Yên Bái là một tỉnh điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Nếu như đặt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, về thu ngân sách thì có thể mãi mãi Yên Bái vẫn là một tỉnh đi sau và là tỉnh kém phát triển.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dù là tỉnh phát triển đến mức độ nào thì vấn đề cuối cùng vẫn là phải bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân. Cho nên nhiệm kỳ này, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển xanh, hài hòa, bản sắc hạnh phúc với mục đích mọi thành quả của sự phát triển cuối cùng cũng là để đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm quốc tế để xây dựng bộ chỉ số hạnh phúc.
Nói đơn giản thì bộ chỉ số hạnh phúc của người dân được đo lường trên 3 nhóm tiêu chí. Nhóm tiêu chí thứ nhất là sự hài lòng về cuộc sống; thứ hai là sự hài lòng về môi trường sống; thứ ba là tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe, được cụ thể hóa thành một bộ 36 chỉ tiêu thành phần.
Hàng năm, chúng tôi ban hành kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sao cho từng chỉ tiêu thành phần ấy được cải thiện, được nâng lên; có nghĩa là sự hài lòng của người dân được nâng lên và do đó là chỉ số hạnh phúc chung của tỉnh được nâng lên.
Đến hết năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái là 65,62%, tăng hơn 12,3% so với đầu nhiệm kỳ
PV: Mục tiêu phấn đấu của Yên Bái là đến hết nhiệm kỳ, tức là đến năm 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân lên 15%. Nhưng qua thực tế triển khai, được biết là đến hết năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã đạt 65,62%, tăng hơn 12,3% so với đầu nhiệm kỳ. Tỉnh đã triển khai các cách làm thế nào để có được kết quả ấn tượng, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào Nghị quyết Đại hội việc xây dựng và thực hiện bộ chỉ số hạnh phúc của người dân. Vì vậy, Yên Bái xác định quan điểm không cầu toàn, không nóng vội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn thiện, kể cả phương pháp đo lường và bộ tiêu chí đánh giá.
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của quốc tế, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và trên cơ sở Bộ chỉ số đo lường đã ban hành, hàng năm, Ban Thường vụ tỉnh Yên Bái đều ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho nhân dân và chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, và đã mang lại kết quả rất tích cực: các phong trào như xây dựng gia đình hạnh phúc, tổ dân phố hạnh phúc, khu dân hạnh phúc, trường học hạnh phúc, xã, huyện hạnh Phúc… rất phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh.
Thông qua cuộc khảo sát quy mô lớn hàng năm, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã tăng vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội đề ra.
Bắt đầu xây dựng mô hình hạnh phúc từ những tế bào của xã hội là các gia đình...
PV: “Giao nhiệm vụ - khoán sản phẩm” là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, cũng như nâng cao chỉ số Hạnh phúc cho người dân ở Yên Bái. Ông có thể nói rõ hơn việc này là như thế nào?
Ông Đỗ Đức Duy: Đối với tỉnh Yên Bái, tháng 11 hàng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đều ban hành chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm tiếp theo. Trong đó chúng tôi thực hiện phương châm “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” đến từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với các nhiệm vụ rất cụ thể, các chỉ tiêu chi tiết…
Thông thường, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh có 19 chỉ tiêu, nhưng cụ thể hóa hàng năm thì đối với cấp tỉnh là 32 chỉ tiêu và đối với cấp huyện có thể bổ sung thêm.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khuyến khích các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tự đặt ra các chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu do Tỉnh ủy ra, có thể đăng ký bổ sung thêm các nhiệm vụ.
Đến cuối năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tổ chức đánh giá, chấm điểm và tuyên dương khen thưởng đối với những nơi làm tốt và chấn chỉnh, nhắc nhở, phê bình những nơi làm chưa tốt.
Hàng năm, chúng tôi đều tổ chức lễ báo công việc thực hiện các Nghị quyết đó của tỉnh mình. Đối với những huyện, thị, thành ủy, hay đối với những sở, ngành nếu như hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tùy theo mức độ hoàn thành sẽ có mức thưởng khác nhau. Chúng tôi có 11 mức thưởng khác nhau: thưởng cho tổ chức, đồng thời cũng thưởng cho cá nhân người đứng đầu. Qua đó đã tạo ra một phong trào thi đua rất sôi nổi, rộng khắp trên toàn tỉnh để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình hành động của Tỉnh ủy, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm.
Mô hình "Trường học hạnh phúc" đã trở nên phổ biến ở Yên Bái
PV: Bước sang năm mới 2024, Yên Bái xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm đột phá nhằm nâng cao hơn nữa chỉ số hạnh phúc nhân dân trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ 2020 – 2025 như thế nào, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Đến thời điểm này chúng tôi đã định hình được đường đi, lộ trình, phương pháp để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để nâng cao các chỉ số thành phần để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Ví dụ, chúng tôi rất nỗ lực trong việc giải quyết thủ tục hành chính công và trong việc thực hiện cải cách hành chính, nên với Yên Bái, tuy là tỉnh khó khăn, nhưng năm vừa rồi đã xếp thứ 12 trên 63 tỉnh, thành về chỉ số về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với sự phục vụ của chính quyền; hay là xếp thứ 14 trên 63 tỉnh thành về chỉ số cải cách hành chính...
Chúng tôi sẽ thực hiện việc nhân rộng các mô hình xây dựng chỉ số hạnh phúc đã phát huy hiệu quả. Ví dụ như các mô hình xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng cơ quan, đơn vị hạnh phúc, hay mô hình xây dựng về khu dân cư hạnh phúc, thôn bản, tổ dân phố hạnh phúc, xã, phường hạnh phúc…
Bắt đầu từ những tế bào của xã hội là các gia đình, lớn hơn nữa là cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học đều cảm thấy hạnh phúc thì sẽ có một tỉnh Yên Bái hạnh phúc.
PV: Xin cảm ơn ông.
945 lượt xem
Theo VOV
Theo Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để nâng cao các chỉ số thành phần để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh Yên Bái xác định "xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội.
Tuy là việc làm mới, khái niệm "hạnh phúc” lại khá trừu tượng, khó có thể “lượng hóa”, nhưng Yên Bái đã vừa làm, vừa điều chỉnh các tiêu chí cũng như cách làm. Kết quả là sau 3 năm triển khai, chỉ số hạnh phúc của người dân đã tăng vượt kế hoạch đề ra.
Phóng viên VOV khu vực Tây Bắc phỏng vấn ông Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để hiểu rõ hơn về quan điểm và cách làm của địa phương này.
PV: Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025, Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số “hạnh phúc” vào chủ đề Đại hội. Xuất phát từ quan điểm và tư duy thế nào mà tỉnh có sự đột phá ấy, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Trong nhiều năm, chúng tôi thấy rằng Yên Bái là một tỉnh điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Nếu như đặt mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, về thu ngân sách thì có thể mãi mãi Yên Bái vẫn là một tỉnh đi sau và là tỉnh kém phát triển.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dù là tỉnh phát triển đến mức độ nào thì vấn đề cuối cùng vẫn là phải bảo đảm đời sống ấm no, hạnh phúc của người dân. Cho nên nhiệm kỳ này, Yên Bái đã lựa chọn triết lý phát triển xanh, hài hòa, bản sắc hạnh phúc với mục đích mọi thành quả của sự phát triển cuối cùng cũng là để đem lại sự hạnh phúc cho nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm quốc tế để xây dựng bộ chỉ số hạnh phúc.
Nói đơn giản thì bộ chỉ số hạnh phúc của người dân được đo lường trên 3 nhóm tiêu chí. Nhóm tiêu chí thứ nhất là sự hài lòng về cuộc sống; thứ hai là sự hài lòng về môi trường sống; thứ ba là tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe, được cụ thể hóa thành một bộ 36 chỉ tiêu thành phần.
Hàng năm, chúng tôi ban hành kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sao cho từng chỉ tiêu thành phần ấy được cải thiện, được nâng lên; có nghĩa là sự hài lòng của người dân được nâng lên và do đó là chỉ số hạnh phúc chung của tỉnh được nâng lên.
Đến hết năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái là 65,62%, tăng hơn 12,3% so với đầu nhiệm kỳ
PV: Mục tiêu phấn đấu của Yên Bái là đến hết nhiệm kỳ, tức là đến năm 2025, chỉ số hạnh phúc của người dân lên 15%. Nhưng qua thực tế triển khai, được biết là đến hết năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã đạt 65,62%, tăng hơn 12,3% so với đầu nhiệm kỳ. Tỉnh đã triển khai các cách làm thế nào để có được kết quả ấn tượng, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào Nghị quyết Đại hội việc xây dựng và thực hiện bộ chỉ số hạnh phúc của người dân. Vì vậy, Yên Bái xác định quan điểm không cầu toàn, không nóng vội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn thiện, kể cả phương pháp đo lường và bộ tiêu chí đánh giá.
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của quốc tế, có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và trên cơ sở Bộ chỉ số đo lường đã ban hành, hàng năm, Ban Thường vụ tỉnh Yên Bái đều ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số hạnh phúc cho nhân dân và chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, và đã mang lại kết quả rất tích cực: các phong trào như xây dựng gia đình hạnh phúc, tổ dân phố hạnh phúc, khu dân hạnh phúc, trường học hạnh phúc, xã, huyện hạnh Phúc… rất phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh.
Thông qua cuộc khảo sát quy mô lớn hàng năm, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đã tăng vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội đề ra.
Bắt đầu xây dựng mô hình hạnh phúc từ những tế bào của xã hội là các gia đình...
PV: “Giao nhiệm vụ - khoán sản phẩm” là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, cũng như nâng cao chỉ số Hạnh phúc cho người dân ở Yên Bái. Ông có thể nói rõ hơn việc này là như thế nào?
Ông Đỗ Đức Duy: Đối với tỉnh Yên Bái, tháng 11 hàng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đều ban hành chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm tiếp theo. Trong đó chúng tôi thực hiện phương châm “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” đến từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với các nhiệm vụ rất cụ thể, các chỉ tiêu chi tiết…
Thông thường, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh có 19 chỉ tiêu, nhưng cụ thể hóa hàng năm thì đối với cấp tỉnh là 32 chỉ tiêu và đối với cấp huyện có thể bổ sung thêm.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khuyến khích các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tự đặt ra các chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu do Tỉnh ủy ra, có thể đăng ký bổ sung thêm các nhiệm vụ.
Đến cuối năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tổ chức đánh giá, chấm điểm và tuyên dương khen thưởng đối với những nơi làm tốt và chấn chỉnh, nhắc nhở, phê bình những nơi làm chưa tốt.
Hàng năm, chúng tôi đều tổ chức lễ báo công việc thực hiện các Nghị quyết đó của tỉnh mình. Đối với những huyện, thị, thành ủy, hay đối với những sở, ngành nếu như hoàn thành tốt nhiệm vụ thì tùy theo mức độ hoàn thành sẽ có mức thưởng khác nhau. Chúng tôi có 11 mức thưởng khác nhau: thưởng cho tổ chức, đồng thời cũng thưởng cho cá nhân người đứng đầu. Qua đó đã tạo ra một phong trào thi đua rất sôi nổi, rộng khắp trên toàn tỉnh để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chương trình hành động của Tỉnh ủy, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm.
Mô hình "Trường học hạnh phúc" đã trở nên phổ biến ở Yên Bái
PV: Bước sang năm mới 2024, Yên Bái xác định mục tiêu và các giải pháp trọng tâm đột phá nhằm nâng cao hơn nữa chỉ số hạnh phúc nhân dân trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ 2020 – 2025 như thế nào, thưa ông?
Ông Đỗ Đức Duy: Đến thời điểm này chúng tôi đã định hình được đường đi, lộ trình, phương pháp để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ để nâng cao các chỉ số thành phần để góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.
Ví dụ, chúng tôi rất nỗ lực trong việc giải quyết thủ tục hành chính công và trong việc thực hiện cải cách hành chính, nên với Yên Bái, tuy là tỉnh khó khăn, nhưng năm vừa rồi đã xếp thứ 12 trên 63 tỉnh, thành về chỉ số về sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với sự phục vụ của chính quyền; hay là xếp thứ 14 trên 63 tỉnh thành về chỉ số cải cách hành chính...
Chúng tôi sẽ thực hiện việc nhân rộng các mô hình xây dựng chỉ số hạnh phúc đã phát huy hiệu quả. Ví dụ như các mô hình xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng cơ quan, đơn vị hạnh phúc, hay mô hình xây dựng về khu dân cư hạnh phúc, thôn bản, tổ dân phố hạnh phúc, xã, phường hạnh phúc…
Bắt đầu từ những tế bào của xã hội là các gia đình, lớn hơn nữa là cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học đều cảm thấy hạnh phúc thì sẽ có một tỉnh Yên Bái hạnh phúc.
PV: Xin cảm ơn ông.