CTTĐT - Trong những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tích cực vận động nhân dân, gia đình, dòng họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Qua đó, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái Giàng A Tông tặng Bằng khen cho người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, các già làng, trưởng bản, người có uy tín nói riêng. Đây là đội ngũ đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, là lực lượng nòng cốt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các qui định của tỉnh tới các thanh viên trong gia đình, dòng họ, thôn bản. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của già làng, trưởng bản, người có uy tín nên nhân dân các dân tộc tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng. Xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư... góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Để góp phần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc của Trung ương và của tỉnh, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất, thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, cây con giống Nhà nước hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, ổn định đời sống. Thực hiện các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các chính sách khác, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tham gia hiến đất và đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động tham gia làm đường giao thông, tu sửa kênh mương thủy lợi…đổi mới cách làm ăn, xây dựng vườn đồi, làm kinh tế trang trại, tham gia xóa nhà tạm… Nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín đã xây dựng và đưa vào sử dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, trồng tre măng bát độ, sắn cao sản, trồng quế, trồng chè, trồng rừng... cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong khu vực. Đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của mình tốt hơn. Vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong vận động nhân dân các dân tộc phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động trong dòng họ, người dân trong thôn, bản ổn định định canh, định cư, không di cư tự do, không tái trồng cây thuốc phiện, tích cực xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong vùng dân tộc, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc thiểu số và có ý thức giáo dục gia đình, dòng họ giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đến nay, một số tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông giảm đáng kể như tình trạng không đi đăng ký khai sinh, khai tử. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường học đông đủ. Đồng bào các dân tộc cũng đã chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã và đang được tuyên truyền sâu rộng, phát triển mạnh mẽ đến từng thôn bản, khu phố và từng người dân. Các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn nâng cao vai trò, làm công tác tư tưởng vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.
1436 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tích cực vận động nhân dân, gia đình, dòng họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Qua đó, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, các già làng, trưởng bản, người có uy tín nói riêng. Đây là đội ngũ đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, là lực lượng nòng cốt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các qui định của tỉnh tới các thanh viên trong gia đình, dòng họ, thôn bản. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của già làng, trưởng bản, người có uy tín nên nhân dân các dân tộc tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng. Xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư... góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Để góp phần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc của Trung ương và của tỉnh, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất, thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, cây con giống Nhà nước hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, ổn định đời sống. Thực hiện các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các chính sách khác, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tham gia hiến đất và đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động tham gia làm đường giao thông, tu sửa kênh mương thủy lợi…đổi mới cách làm ăn, xây dựng vườn đồi, làm kinh tế trang trại, tham gia xóa nhà tạm… Nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín đã xây dựng và đưa vào sử dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, trồng tre măng bát độ, sắn cao sản, trồng quế, trồng chè, trồng rừng... cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong khu vực. Đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của mình tốt hơn. Vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong vận động nhân dân các dân tộc phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động trong dòng họ, người dân trong thôn, bản ổn định định canh, định cư, không di cư tự do, không tái trồng cây thuốc phiện, tích cực xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong vùng dân tộc, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc thiểu số và có ý thức giáo dục gia đình, dòng họ giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đến nay, một số tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông giảm đáng kể như tình trạng không đi đăng ký khai sinh, khai tử. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường học đông đủ. Đồng bào các dân tộc cũng đã chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã và đang được tuyên truyền sâu rộng, phát triển mạnh mẽ đến từng thôn bản, khu phố và từng người dân. Các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn nâng cao vai trò, làm công tác tư tưởng vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.
Các bài khác
- Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, tặng quà Tết tại huyện Yên Bình (29/01/2024)
- Yên Bình đảm bảo mọi người, mọi nhà đều được đón năm mới “An toàn, vui tươi, lành mạnh, đầm ấm, không để ai bị bỏ lại phía sau” (29/01/2024)
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri Yên Bái về việc đề nghị bổ sung đối tượng có thể nghỉ hưu sớm hơn so với quy định (29/01/2024)
- Yên Bái quan tâm chăm lo Tết cho gia đình chính sách, hộ nghèo, người cao tuổi, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng khác (27/01/2024)
- Yên Bái có 40 thí sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 2024 (26/01/2024)
- Yên Bái: Ngành Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2024 (25/01/2024)
- Yên Bái sơ kết 2 năm triển khai, thực hiện Đề án 06 (25/01/2024)
- Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, ATTP nông sản dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 (25/01/2024)
- Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái: Nhân rộng các mô hình xây dựng chỉ số hạnh phúc (25/01/2024)
- Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (Logo) huyện Trấn Yên (24/01/2024)
Xem thêm »