CTTĐT - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cách làm bài bản, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương và khai thác sự đồng thuận của nhân dân đã tạo nên diện mạo mới trên khắp các miền quê của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cuộc sống ấm no với những miền quê hạnh phúc, đáng sống đang hiện hữu khắp các bản làng. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp hiện hữu từ vùng thấp đến vùng cao. Bức tranh nông thôn mới nơi đây đã thực sự khởi sắc!
Bức tranh nông thôn mới của huyện Yên Bình đã thực sự khởi sắc
Đến Xuân Long - xã vùng 3 và là xã xa nhất của huyện Yên Bình vào đúng dịp xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, chúng tôi nhận thấy phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của nông thôn nơi đây. Những con đường bê tông uốn lượn, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt… Những thành quả này có được là nhờ sự đồng thuận cao, tham gia tích cực của người dân - những chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Thang Quang Mơ - Chủ tịch UBND xã Xuân Long cho biết: “Thực hiện xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân. Nhờ đó, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình và tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp ngày công, tiền mặt với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng và hiến trên 30 nghìn m2 đất để xây dựng hạ tầng quê hương. Nhờ vậy, đến năm 2023, xã Xuân Long đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.
Trong niềm vui phấn khởi khi xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bà Nông Thị Uyên, thôn Nà Ta, xã Xuân Long cho biết: “Về đích nông thôn mới nâng cao, chúng tôi cảm thấy đời sống của người dân đã có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng lên, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi trong nhà, ngoài ngõ. Để giữ vững và nâng cao các tiêu chí, tôi cùng gia đình sẽ tiếp tục thực hiện việc thu gom và phân loại rác ngay tại gia đình; tích cực phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình”.
Với mục tiêu xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững hơn nhưng vẫn phải giữ được những nét đặc trưng mang tính điển hình của nông thôn truyền thống, xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã tập trung nỗ lực không ngừng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao; quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng; khuyến khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích cây ăn quả và chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao... để nâng cao thu nhập cho nhân dân, đồng thời thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, với quyết tâm của chính quyền và sự đồng thuận của người dân, Đại Minh đã trở thành xã đầu tiên của huyện Yên Bình được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phấn khởi trước những đổi thay của quê hương, ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh cho biết: “So với trước đây, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng từ 3m lên 5m, các thôn đều có điện thắp sáng, có nơi sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi cho trẻ em. Kinh tế phát triển, nhiều nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Được chứng kiến những đổi thay của quê hương, tôi cảm thấy rất phấn khởi và sẽ cùng gia đình, người dân nơi đây tích cực tham gia các phong trào thi đua, tập trung phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng xã Đại Minh ngày càng phát triển, giàu đẹp”.
Cuộc sống ấm no với những miền quê hạnh phúc, đáng sống đang hiện hữu khắp các bản làng. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp hiện hữu từ vùng thấp đến vùng cao… Những thay đổi đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình trong những năm qua. Còn nhớ trước đây, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã phải đối mặt với không ít khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ...
Với phương châm hành động “đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” và quan điểm chỉ đạo “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, huyện Yên Bình đã có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của trung ương, của tỉnh bằng các nghị quyết, đề án chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Cùng với tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân, huyện đã phát động nhiều đợt thi đua đặc biệt chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao chất lượng các tiêu chí, quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới thông minh, hạnh phúc, đáng sống với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, phần việc rất cụ thể. Thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, “cá thể hóa trách nhiệm cá nhân”, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, “nói đi đôi với làm” trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó đã tổ chức cho 100% các xã, thị trấn, phòng, ban, cơ quan, đơn vị của huyện ký kết giao ước thi đua làm cơ sở đánh giá, phân xếp loại, biểu dương, khen thưởng hàng năm. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm trưởng, phó Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã làm trưởng, phó Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đã tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ việc xây dựng chủ trương đến triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Qua đó đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và người dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ, duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.
Huyện Yên Bình đã tổ chức trên 750 ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp với gần 10.000 lượt cán bộ đảng viên, công chức, viên chức tham gia kiên cố hóa được trên 150 km đường giao thông nông thôn
Trong gần 2 năm qua, huyện đã tổ chức trên 750 ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp với gần 10.000 lượt cán bộ đảng viên, công chức, viên chức tham gia kiên cố hóa được trên 150 km đường giao thông nông thôn, trồng trên 40 km đường hoa, xây dựng gần 100km đường điện thắp sáng làng quê, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trên 23 nghìn con lợn, gà giống, trên 26.000 bầu cây giống và trên 200 vật dụng, thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, đến nay 100% các tuyến đường giao thông do huyện quản lý đều đã được trải nhựa, tăng 105 km so với năm 2011; gần 90% các tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa. Yên Bình liên tục nhiều năm là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn.
Nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa chất lượng cao
Cùng với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện Yên Bình đã tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao có sự liên kết với các doanh nghiệp để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Toàn huyện hiện có 18 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm: vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại xã Bạch Hà, Bảo Ái; vùng cây ăn quả có múi với diện tích 2.000 ha tập trung tại các xã Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Yên Bình, Bạch Hà, Cảm Nhân; vùng chè với diện tích gần 500 ha tại các xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà; vùng trồng rừng sản xuất với diện tích trên 36 nghìn ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.000 lồng cá... đang duy trì phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn hơn 8%, trung bình mỗi năm giảm 4%. Phát triển được 04 cụm công nghiệp, trong đó cụm công nghiệp xã Thịnh Hưng với tổng diện tích trên 53ha, ngành sản xuất chính là may mặc, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa và sản xuất hàng tiêu dùng có tỷ lệ lấp đầy hiện đạt 66,6%. Thông qua việc phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 53 triệu đồng, tăng 35,5 triệu đồng so với năm 2011 tăng; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt trên 69,72 %, tăng trên 16% so với năm 2021; trên 70% khu dân cư hạnh phúc; 73,4% gia đình hạnh phúc.
Văn hóa giáo dục được quan tâm và có những bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 98% trở lên. Chất lượng giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao. Yên Bình luôn duy trì vị trí thứ 2/9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh về số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được ổn định giữ vững. 100% các xã đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh trật tự. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Đến nay, huyện Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình
Khoác lên mình "chiếc áo mới" trong niềm vinh dự và tự hào khi “cán đích” huyện nông thôn mới, sự bứt phá vượt bậc đó đã minh chứng cho những chủ trương đúng đắn và cách làm phù hợp, cùng với truyền thống và tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Bình. Với tinh thần “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100”, Yên Bình đang từng ngày, từng giờ bằng những việc làm thiết thực chạy đua với thời gian, biến phương châm thành hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Năm 2023, huyện Yên Bình rất vinh dự khi được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ về đích nông thôn mới. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ các nội dung công việc cần thực hiện trong năm, phân công rõ người, rõ việc và thời gian hoàn thành; đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để thực hiện chương trình. Đến nay, 100% các xã đã các đạt tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; 7 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2023, sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện Yên Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện sự ghi nhận của các cấp, các ngành; là niềm vui rất lớn, niềm tự hào đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình. Đây cũng là động lực, tiền đề quan trọng để huyện Yên Bình sớm hoàn thành, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xác định nông thôn mới là một quá trình lâu dài, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2030”.
1486 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cách làm bài bản, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương và khai thác sự đồng thuận của nhân dân đã tạo nên diện mạo mới trên khắp các miền quê của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Cuộc sống ấm no với những miền quê hạnh phúc, đáng sống đang hiện hữu khắp các bản làng. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp hiện hữu từ vùng thấp đến vùng cao. Bức tranh nông thôn mới nơi đây đã thực sự khởi sắc!Đến Xuân Long - xã vùng 3 và là xã xa nhất của huyện Yên Bình vào đúng dịp xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023, chúng tôi nhận thấy phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của nông thôn nơi đây. Những con đường bê tông uốn lượn, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên rõ rệt… Những thành quả này có được là nhờ sự đồng thuận cao, tham gia tích cực của người dân - những chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Thang Quang Mơ - Chủ tịch UBND xã Xuân Long cho biết: “Thực hiện xây dựng nông thôn mới, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân. Nhờ đó, người dân đã nhận thức được vai trò chủ thể của mình và tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp ngày công, tiền mặt với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng và hiến trên 30 nghìn m2 đất để xây dựng hạ tầng quê hương. Nhờ vậy, đến năm 2023, xã Xuân Long đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”.
Trong niềm vui phấn khởi khi xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bà Nông Thị Uyên, thôn Nà Ta, xã Xuân Long cho biết: “Về đích nông thôn mới nâng cao, chúng tôi cảm thấy đời sống của người dân đã có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường được nâng lên, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi trong nhà, ngoài ngõ. Để giữ vững và nâng cao các tiêu chí, tôi cùng gia đình sẽ tiếp tục thực hiện việc thu gom và phân loại rác ngay tại gia đình; tích cực phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình”.
Với mục tiêu xây dựng nông thôn tiên tiến, hiện đại và bền vững hơn nhưng vẫn phải giữ được những nét đặc trưng mang tính điển hình của nông thôn truyền thống, xã Đại Minh, huyện Yên Bình đã tập trung nỗ lực không ngừng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao; quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng; khuyến khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích cây ăn quả và chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao... để nâng cao thu nhập cho nhân dân, đồng thời thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, với quyết tâm của chính quyền và sự đồng thuận của người dân, Đại Minh đã trở thành xã đầu tiên của huyện Yên Bình được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phấn khởi trước những đổi thay của quê hương, ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh cho biết: “So với trước đây, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm được mở rộng từ 3m lên 5m, các thôn đều có điện thắp sáng, có nơi sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi cho trẻ em. Kinh tế phát triển, nhiều nhà cửa được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Được chứng kiến những đổi thay của quê hương, tôi cảm thấy rất phấn khởi và sẽ cùng gia đình, người dân nơi đây tích cực tham gia các phong trào thi đua, tập trung phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng xã Đại Minh ngày càng phát triển, giàu đẹp”.
Cuộc sống ấm no với những miền quê hạnh phúc, đáng sống đang hiện hữu khắp các bản làng. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng, xanh, sạch đẹp hiện hữu từ vùng thấp đến vùng cao… Những thay đổi đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Bình trong những năm qua. Còn nhớ trước đây, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Bình đã phải đối mặt với không ít khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ...
Với phương châm hành động “đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” và quan điểm chỉ đạo “không có gì là không thể, phải quyết tâm tìm cách để làm”, huyện Yên Bình đã có nhiều đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của trung ương, của tỉnh bằng các nghị quyết, đề án chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Cùng với tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân, huyện đã phát động nhiều đợt thi đua đặc biệt chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao chất lượng các tiêu chí, quyết tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới thông minh, hạnh phúc, đáng sống với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, phần việc rất cụ thể. Thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, “cá thể hóa trách nhiệm cá nhân”, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, “nói đi đôi với làm” trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó đã tổ chức cho 100% các xã, thị trấn, phòng, ban, cơ quan, đơn vị của huyện ký kết giao ước thi đua làm cơ sở đánh giá, phân xếp loại, biểu dương, khen thưởng hàng năm. Các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy được phân công trực tiếp làm trưởng, phó Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã làm trưởng, phó Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã đã tạo sự đồng thuận, thống nhất trong cả hệ thống chính trị từ việc xây dựng chủ trương đến triển khai thực hiện. Mỗi tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều lựa chọn nội dung cụ thể, có thời gian hoàn thành gắn với trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Qua đó đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và người dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ, duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.
Huyện Yên Bình đã tổ chức trên 750 ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp với gần 10.000 lượt cán bộ đảng viên, công chức, viên chức tham gia kiên cố hóa được trên 150 km đường giao thông nông thôn
Trong gần 2 năm qua, huyện đã tổ chức trên 750 ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp với gần 10.000 lượt cán bộ đảng viên, công chức, viên chức tham gia kiên cố hóa được trên 150 km đường giao thông nông thôn, trồng trên 40 km đường hoa, xây dựng gần 100km đường điện thắp sáng làng quê, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trên 23 nghìn con lợn, gà giống, trên 26.000 bầu cây giống và trên 200 vật dụng, thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, đến nay 100% các tuyến đường giao thông do huyện quản lý đều đã được trải nhựa, tăng 105 km so với năm 2011; gần 90% các tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa. Yên Bình liên tục nhiều năm là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn.
Nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa chất lượng cao
Cùng với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện Yên Bình đã tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao có sự liên kết với các doanh nghiệp để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Toàn huyện hiện có 18 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gồm: vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại xã Bạch Hà, Bảo Ái; vùng cây ăn quả có múi với diện tích 2.000 ha tập trung tại các xã Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Yên Bình, Bạch Hà, Cảm Nhân; vùng chè với diện tích gần 500 ha tại các xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Yên Bình, Bạch Hà; vùng trồng rừng sản xuất với diện tích trên 36 nghìn ha; vùng nuôi trồng thủy sản với trên 2.000 lồng cá... đang duy trì phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn hơn 8%, trung bình mỗi năm giảm 4%. Phát triển được 04 cụm công nghiệp, trong đó cụm công nghiệp xã Thịnh Hưng với tổng diện tích trên 53ha, ngành sản xuất chính là may mặc, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa và sản xuất hàng tiêu dùng có tỷ lệ lấp đầy hiện đạt 66,6%. Thông qua việc phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 53 triệu đồng, tăng 35,5 triệu đồng so với năm 2011 tăng; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt trên 69,72 %, tăng trên 16% so với năm 2021; trên 70% khu dân cư hạnh phúc; 73,4% gia đình hạnh phúc.
Văn hóa giáo dục được quan tâm và có những bước phát triển vượt bậc. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 98% trở lên. Chất lượng giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao. Yên Bình luôn duy trì vị trí thứ 2/9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh về số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn các xã, thị trấn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được ổn định giữ vững. 100% các xã đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh trật tự. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Đến nay, huyện Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình
Khoác lên mình "chiếc áo mới" trong niềm vinh dự và tự hào khi “cán đích” huyện nông thôn mới, sự bứt phá vượt bậc đó đã minh chứng cho những chủ trương đúng đắn và cách làm phù hợp, cùng với truyền thống và tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Bình. Với tinh thần “chủ trương 1, chương trình 10, hành động 100”, Yên Bình đang từng ngày, từng giờ bằng những việc làm thiết thực chạy đua với thời gian, biến phương châm thành hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Năm 2023, huyện Yên Bình rất vinh dự khi được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ về đích nông thôn mới. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ các nội dung công việc cần thực hiện trong năm, phân công rõ người, rõ việc và thời gian hoàn thành; đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh bố trí các nguồn lực để thực hiện chương trình. Đến nay, 100% các xã đã các đạt tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; 7 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Yên Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2023, sớm hơn 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện Yên Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện sự ghi nhận của các cấp, các ngành; là niềm vui rất lớn, niềm tự hào đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình. Đây cũng là động lực, tiền đề quan trọng để huyện Yên Bình sớm hoàn thành, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xác định nông thôn mới là một quá trình lâu dài, chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc nên sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2030”.