CTTĐT - Qua 3 năm qua triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống của các vùng dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Người dân từ vùng thấp đến vùng cao tích cực tham gia đóng góp công lao động làm đường giao thông nông thôn
Phát huy kết quả đạt được của Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, ngày 16/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển giao thông nông thôn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Phấn đấu thực hiện cơ bản các tuyến đường giao thông nông thôn từ xã, phường, thị trấn xuống thôn, tổ dân phố, liên thôn bản được kiên cố hóa mặt đường bằng bê tông xi măng. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện xuống xã, liên xã tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn để phát triển đồng bộ hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của Đề án đó là trong giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa khoảng 900km đường giao thông nông thôn; mở rộng đường bê tông xi măng khoảng 100km; mở mới, mở rộng 150km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời tổ chức triển khai thực hiện gắn với công tác phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương xây dựng giao thông nông thôn đến toàn thể nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể và tại các cuộc họp ở các tổ, thôn, khu phố. Với chủ trương đúng đắn, cộng với việc nhận thức được xây dựng đường giao thông nông thôn là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng tích cực, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi giữa các xã trong huyện. Trong tất cả các khâu, các bước vận động nhân dân đóng góp và tổ chức làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn từng thôn, xóm được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Qua đó, đã huy động được nguồn lực rất lớn từ nhân dân thông qua việc đóng góp ngày công lao động, vật liệu và kinh phí... và nhiều doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã đóng góp bằng tiền, ca máy, vật liệu chính... Đồng thời, các địa phương đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện.
Do làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương xây dựng, phát triển giao thông nông thôn trong các tầng lớp nhân dân, cùng với sự chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các nội dung của nghị quyết HĐND và các quyết định của UBND tỉnh, sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ban, sở, ngành và các địa phương trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển GTNT, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác dành cho xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã kiên cố hóa 1.760,7km mặt đường bê tông xi măng; cạp, mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 72,2km; mở mới đường đất 224,6km; mở rộng đường đất 19,2km và xây dựng 1.669 công trình thoát nước (trong đó công trình cầu, ngầm là 42 công trình; cống thoát nước các loại là 1.627 công trình).
Cụ thể, theo Đề án phát triển GTNT đã thực hiện kiên cố hóa 1.426,5km mặt đường bê tông xi măng, cạp mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 68,2km, mở mới đường đất 187,1km, mở rộng đường đất 19,2km và xây dựng 1.214 công trình cống thoát nước.
Theo cơ chế hỗ trợ của Đề án phát triển GTNT đã kiên cố hóa 67,0km mặt đường bê tông xi măng, mở rộng đường đất 33,0km và xây dựng 69 công trình cống thoát nước.
Từ lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án khác, đã kiên cố hóa 267,0km mặt đường bê tông xi măng, cạp mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 4,0km, mở rộng đường đất 5,0km và xây dựng 386 công trình thoát nước.
Thực hiện Đề án và cơ chế hỗ trợ của Đề án, đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa 1.493,6km/900km mặt đường bê tông xi măng đạt 165,9%; từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.760,7km/2.000km, đạt 88,0% so với kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy.
Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2021 - 2025 kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, được đông đảo nhân dân đồng tình, tích cực đóng góp kinh phí và ngày công, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn, phát triển nông thôn mới của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Đề án phát triển GTNT, nhiều địa phương của tỉnh đã có những cách làm sáng tạo, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước các địa phương đã chủ động huy động xã hội hoá từ nhiều nguồn đặc biệt là các tổ chức cá nhân, sự chung tay của nhân dân. Các địa phương vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải cùng với kiên cố hoá mặt đường bê tông xi măng còn tích cực mở mới, mở rộng đường đất đi đến các thôn xóm. Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để làm tốt công tác phát triển giao thông nông thôn, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò quan trọng của GTNT trong phát triển kinh tế xã hội; có sự bàn bạc từ nhân dân để nhân dân đồng tình ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, tiền, hiến đất để giải phóng mặt bằng thực hiện xây dựng các công trình giao thông.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án huyện Văn Yên đã có các bước chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn. Huyện đã phát động Phong trào “Dịch rào, hiến đất” mở rộng đường giao thông gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025”, qua đó, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng dân cư từ vùng thấp đến vùng cao. Ông Nguyễn Xuân Mạnh - Chủ tịch UBND xã Mậu Đông huyện Văn Yên cho biết: Xã đã giao cho Ủy ban MTTQ thành lập tổ giám sát đầu tư cộng đồng cùng với nhân dân giám sát chất lượng. Ý thức của người dân khi tham gia các công trình do mình làm chủ rất cao do vậy địa phương rất thuận lợi trong việc tuyên truyền về làm đường GTNT, tạo sự lan tỏa sâu rộng và sự đồng tình cao của nhân dân.
Yên Bình là một trong những địa phương có những việc làm hay, giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện Đề án phát triển GTNT. Trong 3 năm trở lại đây mỗi năm huyện Yên Bình đã huy động đầu tư được hàng trăm tỷ đồng vào phát triển GTNT. Ông Kim Tiến Dũng - Bí thư Chi bộ thôn Yên Thắng xã Tân Hương huyện Yên Bình chia sẻ: Khi nói đến mở rộng đường từ 3,5m lên 5m thì bà con nhân dân trong thôn rất nhiệt tình ủng hộ và sẵn sàng chặt bỏ cây cối để san gạt mặt bằng làm đường. Khi con đường được mở rộng bà con nhân dân đi lại, tránh xe thuận tiện và an toàn.
Với sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị sự chung sức đồng thuận của nhân dân các dân tộc đến nay Yên Bình đã cơ bản hoàn thiện hệ thống đường giao thông, là cơ sở tiền đề quan trọng để đáp ứng tiêu chí trở thành huyện NTM trong năm 2023. Ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Huyện đã huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn và tận dụng tối đa các nguồn lực để thực hiện Đề án phát triển GTNT. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương trong huyện thường xuyên tuyên truyền để người dân tự nguyện đóng góp tiền của, công sức và hiến đất, hiến vật kiến trúc trên đất để mở rộng, mở mới đường GTNT.
Có thể thấy, những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn của tỉnh Yên Bái nhận được sự đồng tình ủng hộ, đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, lan tỏa từ những huyện vùng thấp đến các huyện vùng cao. Những thành tựu đạt được thực sự là bước đột phá cả trong chủ trương, chính sách đến ý thức, nhận thức của người dân. Giao thông nông thôn thực sự đã mang lại những đổi thay rõ nét, sự phát triển vượt bậc về mọi mặt cho người dân nông thôn tỉnh Yên Bái.
Ông Đào Ngọc Hùng - Phó Giám đốc Sở GTVT Yên Bái cho biết: Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh lồng ghép đầu tư xây dựng các công trình giao thông bằng nhiều chương trình, nguồn vốn. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến người dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa về mục đích ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của việc phát triển đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các địa phương để kịp thời hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án phát triển GTNT.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển giao thông nông thôn đồng thời phát huy kết quả đạt được của Đề án giai đoạn 2016 - 2020 và 03 năm giai đoạn 2021-2025 gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (giai đoạn 2021-2025), tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn đảm bảo tiêu chí 2 về giao thông, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành vượt mục tiêu của Đề án và bằng các nguồn vốn khác nhau, toàn tỉnh sẽ kiên cố hóa trên 2.000km đường giao thông nông thôn.
1873 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Qua 3 năm qua triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống của các vùng dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh.Phát huy kết quả đạt được của Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, ngày 16/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển giao thông nông thôn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Phấn đấu thực hiện cơ bản các tuyến đường giao thông nông thôn từ xã, phường, thị trấn xuống thôn, tổ dân phố, liên thôn bản được kiên cố hóa mặt đường bằng bê tông xi măng. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện xuống xã, liên xã tiếp tục được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn để phát triển đồng bộ hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của Đề án đó là trong giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa khoảng 900km đường giao thông nông thôn; mở rộng đường bê tông xi măng khoảng 100km; mở mới, mở rộng 150km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đồng thời tổ chức triển khai thực hiện gắn với công tác phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương xây dựng giao thông nông thôn đến toàn thể nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể và tại các cuộc họp ở các tổ, thôn, khu phố. Với chủ trương đúng đắn, cộng với việc nhận thức được xây dựng đường giao thông nông thôn là phục vụ lợi ích của nhân dân, nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng tích cực, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi giữa các xã trong huyện. Trong tất cả các khâu, các bước vận động nhân dân đóng góp và tổ chức làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn từng thôn, xóm được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Qua đó, đã huy động được nguồn lực rất lớn từ nhân dân thông qua việc đóng góp ngày công lao động, vật liệu và kinh phí... và nhiều doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã đóng góp bằng tiền, ca máy, vật liệu chính... Đồng thời, các địa phương đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện.
Do làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng chủ trương xây dựng, phát triển giao thông nông thôn trong các tầng lớp nhân dân, cùng với sự chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các nội dung của nghị quyết HĐND và các quyết định của UBND tỉnh, sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ban, sở, ngành và các địa phương trong tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển GTNT, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác dành cho xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã kiên cố hóa 1.760,7km mặt đường bê tông xi măng; cạp, mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 72,2km; mở mới đường đất 224,6km; mở rộng đường đất 19,2km và xây dựng 1.669 công trình thoát nước (trong đó công trình cầu, ngầm là 42 công trình; cống thoát nước các loại là 1.627 công trình).
Cụ thể, theo Đề án phát triển GTNT đã thực hiện kiên cố hóa 1.426,5km mặt đường bê tông xi măng, cạp mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 68,2km, mở mới đường đất 187,1km, mở rộng đường đất 19,2km và xây dựng 1.214 công trình cống thoát nước.
Theo cơ chế hỗ trợ của Đề án phát triển GTNT đã kiên cố hóa 67,0km mặt đường bê tông xi măng, mở rộng đường đất 33,0km và xây dựng 69 công trình cống thoát nước.
Từ lồng ghép các nguồn vốn, chương trình, dự án khác, đã kiên cố hóa 267,0km mặt đường bê tông xi măng, cạp mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có 4,0km, mở rộng đường đất 5,0km và xây dựng 386 công trình thoát nước.
Thực hiện Đề án và cơ chế hỗ trợ của Đề án, đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa 1.493,6km/900km mặt đường bê tông xi măng đạt 165,9%; từ đầu năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.760,7km/2.000km, đạt 88,0% so với kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy.
Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2021 - 2025 kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, được đông đảo nhân dân đồng tình, tích cực đóng góp kinh phí và ngày công, góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển giao thông nông thôn, phát triển nông thôn mới của tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Đề án phát triển GTNT, nhiều địa phương của tỉnh đã có những cách làm sáng tạo, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước các địa phương đã chủ động huy động xã hội hoá từ nhiều nguồn đặc biệt là các tổ chức cá nhân, sự chung tay của nhân dân. Các địa phương vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải cùng với kiên cố hoá mặt đường bê tông xi măng còn tích cực mở mới, mở rộng đường đất đi đến các thôn xóm. Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để làm tốt công tác phát triển giao thông nông thôn, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò quan trọng của GTNT trong phát triển kinh tế xã hội; có sự bàn bạc từ nhân dân để nhân dân đồng tình ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, tiền, hiến đất để giải phóng mặt bằng thực hiện xây dựng các công trình giao thông.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án huyện Văn Yên đã có các bước chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn. Huyện đã phát động Phong trào “Dịch rào, hiến đất” mở rộng đường giao thông gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025”, qua đó, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng dân cư từ vùng thấp đến vùng cao. Ông Nguyễn Xuân Mạnh - Chủ tịch UBND xã Mậu Đông huyện Văn Yên cho biết: Xã đã giao cho Ủy ban MTTQ thành lập tổ giám sát đầu tư cộng đồng cùng với nhân dân giám sát chất lượng. Ý thức của người dân khi tham gia các công trình do mình làm chủ rất cao do vậy địa phương rất thuận lợi trong việc tuyên truyền về làm đường GTNT, tạo sự lan tỏa sâu rộng và sự đồng tình cao của nhân dân.
Yên Bình là một trong những địa phương có những việc làm hay, giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện Đề án phát triển GTNT. Trong 3 năm trở lại đây mỗi năm huyện Yên Bình đã huy động đầu tư được hàng trăm tỷ đồng vào phát triển GTNT. Ông Kim Tiến Dũng - Bí thư Chi bộ thôn Yên Thắng xã Tân Hương huyện Yên Bình chia sẻ: Khi nói đến mở rộng đường từ 3,5m lên 5m thì bà con nhân dân trong thôn rất nhiệt tình ủng hộ và sẵn sàng chặt bỏ cây cối để san gạt mặt bằng làm đường. Khi con đường được mở rộng bà con nhân dân đi lại, tránh xe thuận tiện và an toàn.
Với sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị sự chung sức đồng thuận của nhân dân các dân tộc đến nay Yên Bình đã cơ bản hoàn thiện hệ thống đường giao thông, là cơ sở tiền đề quan trọng để đáp ứng tiêu chí trở thành huyện NTM trong năm 2023. Ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Huyện đã huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn và tận dụng tối đa các nguồn lực để thực hiện Đề án phát triển GTNT. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương trong huyện thường xuyên tuyên truyền để người dân tự nguyện đóng góp tiền của, công sức và hiến đất, hiến vật kiến trúc trên đất để mở rộng, mở mới đường GTNT.
Có thể thấy, những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn của tỉnh Yên Bái nhận được sự đồng tình ủng hộ, đồng thuận của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, lan tỏa từ những huyện vùng thấp đến các huyện vùng cao. Những thành tựu đạt được thực sự là bước đột phá cả trong chủ trương, chính sách đến ý thức, nhận thức của người dân. Giao thông nông thôn thực sự đã mang lại những đổi thay rõ nét, sự phát triển vượt bậc về mọi mặt cho người dân nông thôn tỉnh Yên Bái.
Ông Đào Ngọc Hùng - Phó Giám đốc Sở GTVT Yên Bái cho biết: Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh lồng ghép đầu tư xây dựng các công trình giao thông bằng nhiều chương trình, nguồn vốn. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến người dân đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa về mục đích ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của việc phát triển đường GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các địa phương để kịp thời hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án phát triển GTNT.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển giao thông nông thôn đồng thời phát huy kết quả đạt được của Đề án giai đoạn 2016 - 2020 và 03 năm giai đoạn 2021-2025 gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (giai đoạn 2021-2025), tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn đảm bảo tiêu chí 2 về giao thông, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành vượt mục tiêu của Đề án và bằng các nguồn vốn khác nhau, toàn tỉnh sẽ kiên cố hóa trên 2.000km đường giao thông nông thôn.