CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn NSNN
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Ảnh minh họa
Thực hiện Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Văn bản số 8915/BTC-ĐT ngày 07/9/2022 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn NSNN và đôn đốc kiểm tra, đánh giá thực hiện thu hồi vốn đầu tư quá hạn chưa thu hồi nguồn ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các sở, ngành, địa phương và các đơn vị Chủ đầu tư thực hiện nghiêm theo các quy định của nhà nước, đảm bảo các khoản tạm ứng được thực hiện và thu hồi về ngân sách nhà nước đúng quy định; theo số liệu theo dõi của Bộ Tài chính thì đến hết 30/6/2022, lũy kế số dư tạm ứng của tỉnh Yên Bái là 1.212.259 triệu đồng, không có phát sinh các khoản tạm ứng đã quá thời hạn, khó có khả năng thu hồi.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn tạm ứng hiệu quả; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị Chủ đầu tư; Kho bạc nhà nước Yên Bái và các đơn vị có liên quan thực hiện việc tạm ứng vốn theo đúng nguyên tắc tạm ứng, mức vốn tạm ứng; bảo lãnh tạm ứng theo quy định; sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng đã ký kết; thực hiện thu hồi số vốn tạm ứng theo đúng thời hạn đã được quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu chủ động rà soát đối với các dự án đã có khối lượng; khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành và hoàn tất thủ tục thanh toán để làm việc với Kho bạc nhà nước thu hồi số vốn tạm ứng đã đến hạn, tránh để xảy ra việc tạm ứng, thu hồi vốn không đúng thời hạn qui định.
Đề nghị cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện) tăng cường công tác kiểm tra việc tạm ứng theo hợp đồng, tạm ứng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nghiêm các quy định về thời hạn thu hồi vốn tạm ứng, các biện pháp thu hồi vốn tạm ứng được quy định tại điểm d, khoản 6, Điều 10, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
UBND tỉnh yêu cầu các Chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước thực hiện nghiêm chế độ báo cáo quy định tại điểm a, b, c khoản 6, Điều 10, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, đề xuất các biện pháp thu hồi các khoản tạm ứng quá thời hạn (nếu có), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2507 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn NSNN
trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thực hiện Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Văn bản số 8915/BTC-ĐT ngày 07/9/2022 của Bộ Tài chính về việc tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn NSNN và đôn đốc kiểm tra, đánh giá thực hiện thu hồi vốn đầu tư quá hạn chưa thu hồi nguồn ngân sách nhà nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được các sở, ngành, địa phương và các đơn vị Chủ đầu tư thực hiện nghiêm theo các quy định của nhà nước, đảm bảo các khoản tạm ứng được thực hiện và thu hồi về ngân sách nhà nước đúng quy định; theo số liệu theo dõi của Bộ Tài chính thì đến hết 30/6/2022, lũy kế số dư tạm ứng của tỉnh Yên Bái là 1.212.259 triệu đồng, không có phát sinh các khoản tạm ứng đã quá thời hạn, khó có khả năng thu hồi.
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn tạm ứng hiệu quả; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị Chủ đầu tư; Kho bạc nhà nước Yên Bái và các đơn vị có liên quan thực hiện việc tạm ứng vốn theo đúng nguyên tắc tạm ứng, mức vốn tạm ứng; bảo lãnh tạm ứng theo quy định; sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng đã ký kết; thực hiện thu hồi số vốn tạm ứng theo đúng thời hạn đã được quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu chủ động rà soát đối với các dự án đã có khối lượng; khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành và hoàn tất thủ tục thanh toán để làm việc với Kho bạc nhà nước thu hồi số vốn tạm ứng đã đến hạn, tránh để xảy ra việc tạm ứng, thu hồi vốn không đúng thời hạn qui định.
Đề nghị cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện) tăng cường công tác kiểm tra việc tạm ứng theo hợp đồng, tạm ứng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nghiêm các quy định về thời hạn thu hồi vốn tạm ứng, các biện pháp thu hồi vốn tạm ứng được quy định tại điểm d, khoản 6, Điều 10, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.
UBND tỉnh yêu cầu các Chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước thực hiện nghiêm chế độ báo cáo quy định tại điểm a, b, c khoản 6, Điều 10, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, đề xuất các biện pháp thu hồi các khoản tạm ứng quá thời hạn (nếu có), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.