CTTĐT - Yên Bái - địa danh đã và đang được nổi lên trên bản đồ du lịch của cả nước. Đặc biệt, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng đang trở thành biểu tượng và trung tâm dẫn dắt, tạo sức hút mới cho ngành Du lịch của tỉnh.
Du khách tham quan Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Một miền văn hoá giàu bản sắc …
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, Yên Bái đang hấp dẫn du khách bởi những nét chấm phá riêng có. Nhiều điểm đến của Yên Bái được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế như: ruộng bậc thang Mù Cang Chải, danh thắng Quốc gia Hồ Thác Bà - huyện Yên Bình; Đền Đông Cuông; chợ đá Quý Lục Yên; Suối Giàng...
Du khách quốc tế có trải nghiệm đáng nhớ khi đến tham quan mảnh đất Mù Cang Chải
Chị Elizabeth (du khách người Anh) cảm thấy mình thật may mắn vì đã có một hành trình trải nghiệm thật đáng nhớ tại vùng đất vùng cao Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái vào đúng dịp ruộng bậc thang vàng óng ả. Chị cùng gia đình đã lưu lại kỷ niệm tại homestay Hello Mù Cang Chải, được ra ruộng gặt lúa, bắt cá cùng bà con người Mông, thưởng thức các món ăn độc đáo như cá ruộng nướng, bánh giầy chấm mật ong, ăn xôi nếp tan… là những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến hành trình.
Còn gia đình anh Lương Văn Thanh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến Mù Cang Chải vào cuối tháng 12 đúng dịp tỉnh Yên Bái tổ chức lễ đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn; khai mạc Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023. Anh Thanh chia sẻ: Gia đình tôi đến du lịch Yên Bái là lần đầu tiên nhưng tôi hết sức ngỡ ngàng vì vùng đất này có cảnh sắc tươi đẹp như một bức tranh. Con người ở đây thực sự mến khách, thân thiện. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ còn quay trở lại đây vào dịp gần nhất để khám phá hết các địa danh của Yên Bái.
Du khách tạo dáng bên hoa Tớ Dày khi mùa xuân về
Không chỉ tìm đến với Yên Bái qua các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, du khách tra cứu trên bản đồ du lịch cũng sẽ được giới thiệu đến với mảnh đất Văn Yên với Đền Đông Cuông linh thiêng. Đây là ngôi đền tọa lạc bên bờ sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, xung quanh có đại ngàn bao phủ, từ lâu. Đền Đông Cuông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu, tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với đó, Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm vinh dự đó không chỉ góp phần để di sản được bảo tồn tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để huyện Văn Yên tiếp tục khẳng định vị thế là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Có thể thấy, du lịch tâm linh đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Năm 2023, số lượt khách du lịch đến huyện đạt trên 460.000 lượt người (bằng 115% kế hoạch tỉnh giao); trong đó: khách lưu trú khoảng 198.000 lượt người, khách quốc tế trên 10.970 lượt người. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 228 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch và lượng khách trên chủ yếu đến các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là đền Đông Cuông”.
Trở về vùng phía Đông của tỉnh Yên Bái, du khách còn được biết đến những thắng cảnh vô cùng nổi tiếng cùng những sắc màu văn hóa đa dạng ở Yên Bình, Lục Yên. Nơi đây có Hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Đến với hồ Thác Bà, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông, những đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và mến khách. Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao...
Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ. Ở Lục Yên có một chợ phiên độc nhất cả nước, bán mặt hàng đá quý và đã có lịch sử 25 năm. Từ xa xưa, Lục Yên được mệnh danh là "vùng đất ngọc",…
Các cầu thủ nữ mặc váy đá bóng tại huyện Lục Yên là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày
Đến với mảnh đất Lục Yên, du khách không chỉ thưởng ngoạn những sản phẩm du lịch đặc trưng mà còn được hòa mình vào sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc. Chị Nguyễn Thu Lan – du khách đến từ Thủ đô Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm cùng bạn bè của mình vào đúng dịp Lễ hội Về miền đất Ngọc Lục Yên năm 2023. Tại đây, chị và những người bạn của mình được tham gia các hoạt động đặc sắc của Lễ hội, được xem lễ cấp sắc của người Dao, xem thi gói bánh chuối, đặc biệt lần đầu tiên được xem các cầu thủ nữ mặc váy đá bóng. Chị Lan cho biết: Chúng tôi vô cùng ấn tượng khi đến huyện Lục Yên để khám phá nét văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây.
Làm nên thương hiệu trên bản đồ du lịch
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu tổng quát là phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với thương hiệu là “điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.
Một trong những hướng đi Yên Bái ưu tiên thực hiện và đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực là khai thác những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách gần xa. Các ngành, các cấp tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” của Chính phủ và các chính sách văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc và từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các tập quán lạc hậu.
Hiện nay, Yên Bái hiện có 119 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp, trên 1.300 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh đã góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Những năm qua, Yên Bái cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, dịch vụ, nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng riêng; xây dựng đề án bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; xúc tiến quảng bá phát triển sản phẩm và thu hút đầu tư vào du lịch; triển khai các chương trình kích cầu du lịch trong nước và quốc tế; xây dựng các điểm, tuyến du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường với nhiều hình thức, đặc biệt là các hình thức ứng dụng công nghệ số trong quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Trong năm 2023, tỉnh đã triển khai thí điểm Cổng thông tin du lịch và Ứng dụng du lịch; phối hợp tham gia tổ chức 09 hoạt động sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái đến với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Val - de - Marne (Cộng hòa Pháp); Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Phối hợp với tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng để liên kết và phát triển du lịch…
Năm 2023, du lịch Yên Bái có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởng vượt bậc cả về lượng khách và doanh thu, đón phục vụ 2 triệu lượt khách, vượt 33,3% so với kế hoạch; tăng 25,9% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt gần 120 nghìn lượt, đạt 80% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt trên 1.650 tỷ đồng, vượt 22,2% kế hoạch, tăng 52% so với cùng kỳ.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 đón trên 1.500.000 lượt khách du lịch, trong đó 400.000 lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ. Tạo việc làm cho 12.500 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp về phát triển du lịch, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và tư duy trong phát triển du lịch của các thành phần kinh tế và nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tập trung mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng tại các vùng du lịch trọng điểm. Triển khai xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách về khuyến khích phát triển du lịch.
Cùng với đó, bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và tài nguyên du lịch khác để phát triển du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch hướng đến tính chiều sâu về chất lượng dịch vụ. Đổi mới cách thức, nâng cao chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch. Phát triển du lịch thông qua các hoạt động liên kết hợp tác với một số địa phương trong và ngoài nước. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường lành mạnh trong phát triển du lịch.
Chắc chắn rằng, với những giải pháp đồng bộ, tích cực, tỉnh Yên Bái sẽ đưa du lịch - ngành công nghiệp “không khói” phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
1057 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái - địa danh đã và đang được nổi lên trên bản đồ du lịch của cả nước. Đặc biệt, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng đang trở thành biểu tượng và trung tâm dẫn dắt, tạo sức hút mới cho ngành Du lịch của tỉnh.Một miền văn hoá giàu bản sắc …
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, Yên Bái đang hấp dẫn du khách bởi những nét chấm phá riêng có. Nhiều điểm đến của Yên Bái được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế như: ruộng bậc thang Mù Cang Chải, danh thắng Quốc gia Hồ Thác Bà - huyện Yên Bình; Đền Đông Cuông; chợ đá Quý Lục Yên; Suối Giàng...
Du khách quốc tế có trải nghiệm đáng nhớ khi đến tham quan mảnh đất Mù Cang Chải
Chị Elizabeth (du khách người Anh) cảm thấy mình thật may mắn vì đã có một hành trình trải nghiệm thật đáng nhớ tại vùng đất vùng cao Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái vào đúng dịp ruộng bậc thang vàng óng ả. Chị cùng gia đình đã lưu lại kỷ niệm tại homestay Hello Mù Cang Chải, được ra ruộng gặt lúa, bắt cá cùng bà con người Mông, thưởng thức các món ăn độc đáo như cá ruộng nướng, bánh giầy chấm mật ong, ăn xôi nếp tan… là những trải nghiệm đáng nhớ trong chuyến hành trình.
Còn gia đình anh Lương Văn Thanh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến Mù Cang Chải vào cuối tháng 12 đúng dịp tỉnh Yên Bái tổ chức lễ đón nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn; khai mạc Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023. Anh Thanh chia sẻ: Gia đình tôi đến du lịch Yên Bái là lần đầu tiên nhưng tôi hết sức ngỡ ngàng vì vùng đất này có cảnh sắc tươi đẹp như một bức tranh. Con người ở đây thực sự mến khách, thân thiện. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ còn quay trở lại đây vào dịp gần nhất để khám phá hết các địa danh của Yên Bái.
Du khách tạo dáng bên hoa Tớ Dày khi mùa xuân về
Không chỉ tìm đến với Yên Bái qua các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, du khách tra cứu trên bản đồ du lịch cũng sẽ được giới thiệu đến với mảnh đất Văn Yên với Đền Đông Cuông linh thiêng. Đây là ngôi đền tọa lạc bên bờ sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, xung quanh có đại ngàn bao phủ, từ lâu. Đền Đông Cuông giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Với giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu, tháng 1/2023, Lễ hội Đền Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với đó, Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” cũng tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm vinh dự đó không chỉ góp phần để di sản được bảo tồn tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để huyện Văn Yên tiếp tục khẳng định vị thế là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
Festival Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn trong "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Có thể thấy, du lịch tâm linh đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Ông Hà Trung Kiên - Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Năm 2023, số lượt khách du lịch đến huyện đạt trên 460.000 lượt người (bằng 115% kế hoạch tỉnh giao); trong đó: khách lưu trú khoảng 198.000 lượt người, khách quốc tế trên 10.970 lượt người. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 228 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch và lượng khách trên chủ yếu đến các điểm du lịch tâm linh, đặc biệt là đền Đông Cuông”.
Trở về vùng phía Đông của tỉnh Yên Bái, du khách còn được biết đến những thắng cảnh vô cùng nổi tiếng cùng những sắc màu văn hóa đa dạng ở Yên Bình, Lục Yên. Nơi đây có Hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như "Hạ Long trên núi" là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha mặt nước gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Đến với hồ Thác Bà, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông, những đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Con người nơi đây cũng hết sức thân thiện và mến khách. Cùng hệ thống hang động, du khách có thể lên núi Cao Biền, dãy núi lớn và dài nhất thắng cảnh hồ Thác Bà, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt để ngắm cảnh hồ chìm trong sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ven hồ còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Người dân nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa bản địa, trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc thường diễn ra như Lễ hội mừng cơm mới của người Tày, Tết nhảy của dân tộc Dao...
Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ. Ở Lục Yên có một chợ phiên độc nhất cả nước, bán mặt hàng đá quý và đã có lịch sử 25 năm. Từ xa xưa, Lục Yên được mệnh danh là "vùng đất ngọc",…
Các cầu thủ nữ mặc váy đá bóng tại huyện Lục Yên là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày
Đến với mảnh đất Lục Yên, du khách không chỉ thưởng ngoạn những sản phẩm du lịch đặc trưng mà còn được hòa mình vào sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc. Chị Nguyễn Thu Lan – du khách đến từ Thủ đô Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm cùng bạn bè của mình vào đúng dịp Lễ hội Về miền đất Ngọc Lục Yên năm 2023. Tại đây, chị và những người bạn của mình được tham gia các hoạt động đặc sắc của Lễ hội, được xem lễ cấp sắc của người Dao, xem thi gói bánh chuối, đặc biệt lần đầu tiên được xem các cầu thủ nữ mặc váy đá bóng. Chị Lan cho biết: Chúng tôi vô cùng ấn tượng khi đến huyện Lục Yên để khám phá nét văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây.
Làm nên thương hiệu trên bản đồ du lịch
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu tổng quát là phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với thương hiệu là “điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.
Một trong những hướng đi Yên Bái ưu tiên thực hiện và đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực là khai thác những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách gần xa. Các ngành, các cấp tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” của Chính phủ và các chính sách văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc và từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các tập quán lạc hậu.
Hiện nay, Yên Bái hiện có 119 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp, trên 1.300 đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ quần chúng đang hoạt động hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh đã góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch.
Những năm qua, Yên Bái cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông phục vụ du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, dịch vụ, nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới mang đặc trưng riêng; xây dựng đề án bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; xúc tiến quảng bá phát triển sản phẩm và thu hút đầu tư vào du lịch; triển khai các chương trình kích cầu du lịch trong nước và quốc tế; xây dựng các điểm, tuyến du lịch.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường với nhiều hình thức, đặc biệt là các hình thức ứng dụng công nghệ số trong quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Trong năm 2023, tỉnh đã triển khai thí điểm Cổng thông tin du lịch và Ứng dụng du lịch; phối hợp tham gia tổ chức 09 hoạt động sự kiện du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch Yên Bái đến với du khách trong và ngoài nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Val - de - Marne (Cộng hòa Pháp); Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; Phối hợp với tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng để liên kết và phát triển du lịch…
Năm 2023, du lịch Yên Bái có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởng vượt bậc cả về lượng khách và doanh thu, đón phục vụ 2 triệu lượt khách, vượt 33,3% so với kế hoạch; tăng 25,9% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt gần 120 nghìn lượt, đạt 80% kế hoạch, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt trên 1.650 tỷ đồng, vượt 22,2% kế hoạch, tăng 52% so với cùng kỳ.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 đón trên 1.500.000 lượt khách du lịch, trong đó 400.000 lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ. Tạo việc làm cho 12.500 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp về phát triển du lịch, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và tư duy trong phát triển du lịch của các thành phần kinh tế và nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Tập trung mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng phù hợp với tiềm năng tại các vùng du lịch trọng điểm. Triển khai xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách về khuyến khích phát triển du lịch.
Cùng với đó, bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và tài nguyên du lịch khác để phát triển du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch hướng đến tính chiều sâu về chất lượng dịch vụ. Đổi mới cách thức, nâng cao chất lượng công tác quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch. Phát triển du lịch thông qua các hoạt động liên kết hợp tác với một số địa phương trong và ngoài nước. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường lành mạnh trong phát triển du lịch.
Chắc chắn rằng, với những giải pháp đồng bộ, tích cực, tỉnh Yên Bái sẽ đưa du lịch - ngành công nghiệp “không khói” phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.