CTTĐT - Năm 2023, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được triển khai sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, thu hút được đông đảo các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia. Toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình Dân vận khéo
Ngày 18/11/2022, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 135-CTr/TU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, trong đó, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, triển khai xây dựng mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả gắn với công tác dân vận chính quyền để làm căn cứ để các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Trên cơ sở đó, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, chỉ đạo 100% xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trực thuộc, lựa chọn xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; tổ chức phát động sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị về xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về phong trào thi đua “Dân vận khéo” đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.
Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong khối các cơ quan nhà nước; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận có sự phối hợp đồng bộ. Thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã nắm bắt kịp thời tình hình nhân dân, phản ánh đúng và trúng những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong quần chúng Nhân dân; phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo.
Việc triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” được gắn liền với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và của toàn hệ thống chính trị đối với công tác dân vận và đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó lĩnh vực phát triển kinh tế 764 mô hình; văn hoá - xã hội 1.199 mô hình; quốc phòng - an ninh 291 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 273 mô hình. Các mô hình dân vận khéo đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Nhân dân đối với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Năm 2023, đã bình xét, lựa chọn được 24 tập thể, 36 cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” để biểu dương, khen thưởng và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng.
Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế đã được cấp uỷ đảng quan tâm chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiếp tục được duy trì, nhân rộng có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân, huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng còn khó khăn. Tiêu biểu như: mô hình sản xuất, chế biến quế hữu cơ theo chuỗi giá trị sản phẩm của HTX Quế Hồi Việt Nam tại thôn 5 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên có trên 500 ha quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, tạo công ăn việc làm thường xuyên trên 80 lao động, sản xuất quế điếu thuốc là sản phẩm OCOP (4 sao) và các sản phẩm quế xuất khẩu trên 20 nước trên thế giới. Mô hình nuôi ốc nhồi tại thôn Làng Hùng, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình đã tuyên truyền vận động 02 hộ dân có đủ điều kiện và áp dụng đúng kỹ thuật để nuôi ốc nhồi đạt hiệu quả cao, tạo việc làm cho 04 lao động lúc nông nhàn, thu nhập trị giá 60 triệu/năm, góp phần giúp cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Các mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa - xã hội được lựa chọn, xây dựng và nhân rộng đã đem lại giá trị tinh thần to lớn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu biểu như: Mô hình dòng họ Lù tự quản tại bản Đề Chờ Chua B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải về xóa bỏ những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp trong ma chay; mô hình vận động thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc “Khèn Mông” tại thôn Tà Cao, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu; mô hình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày tại Thôn Làng Trạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; mô hình vận động Nhân dân không sinh con thứ 3, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của thôn Chống Tầu, xã Làng Nhì của huyện Trạm Tấu 30.
Trong lĩnh vực Quốc phòng - an ninh, các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu đã góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống và tố giác tội phạm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững chắc trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu như: Mô hình dòng họ Cứ tự quản về an ninh trật tự tại bản Mý Háng, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, mô hình đã xây dựng quy chế hoạt động trong dòng họ về công tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên tuyên truyền cho các hộ gia đình, nhắc nhở con em trong nhà không vi phạm trật tự công cộng, an toàn giao thông, không mua bán, tàng trữ các chất gây nghiện, tố giác tội phạm, cảnh giác với người lạ mặt trên địa bàn thôn bản; Mô hình phòng chống tội phạm tại Thôn Pá Hu, huyện Trạm Tấu; Mô hình “Tuyên truyền pháp luật và phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên thiết bị điện thoại di động thông minh” tại 15/15 thôn - xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Xây dựng thí điểm các mô hình “không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất nhập cảnh trái phép” trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số; nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu ở cơ sở; biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
2911 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2023, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã được triển khai sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, thu hút được đông đảo các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên hưởng ứng tham gia. Toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”. Ngày 18/11/2022, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 135-CTr/TU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, trong đó, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, triển khai xây dựng mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả gắn với công tác dân vận chính quyền để làm căn cứ để các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Trên cơ sở đó, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, chỉ đạo 100% xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trực thuộc, lựa chọn xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; tổ chức phát động sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị về xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về phong trào thi đua “Dân vận khéo” đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.
Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong khối các cơ quan nhà nước; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận có sự phối hợp đồng bộ. Thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã nắm bắt kịp thời tình hình nhân dân, phản ánh đúng và trúng những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong quần chúng Nhân dân; phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo.
Việc triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” được gắn liền với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và của toàn hệ thống chính trị đối với công tác dân vận và đối với phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.527 mô hình “Dân vận khéo”, trong đó lĩnh vực phát triển kinh tế 764 mô hình; văn hoá - xã hội 1.199 mô hình; quốc phòng - an ninh 291 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị 273 mô hình. Các mô hình dân vận khéo đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Nhân dân đối với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
Năm 2023, đã bình xét, lựa chọn được 24 tập thể, 36 cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” để biểu dương, khen thưởng và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng.
Nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực kinh tế đã được cấp uỷ đảng quan tâm chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiếp tục được duy trì, nhân rộng có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân, huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng còn khó khăn. Tiêu biểu như: mô hình sản xuất, chế biến quế hữu cơ theo chuỗi giá trị sản phẩm của HTX Quế Hồi Việt Nam tại thôn 5 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên có trên 500 ha quế hữu cơ đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, tạo công ăn việc làm thường xuyên trên 80 lao động, sản xuất quế điếu thuốc là sản phẩm OCOP (4 sao) và các sản phẩm quế xuất khẩu trên 20 nước trên thế giới. Mô hình nuôi ốc nhồi tại thôn Làng Hùng, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình đã tuyên truyền vận động 02 hộ dân có đủ điều kiện và áp dụng đúng kỹ thuật để nuôi ốc nhồi đạt hiệu quả cao, tạo việc làm cho 04 lao động lúc nông nhàn, thu nhập trị giá 60 triệu/năm, góp phần giúp cho người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Các mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực văn hóa - xã hội được lựa chọn, xây dựng và nhân rộng đã đem lại giá trị tinh thần to lớn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu biểu như: Mô hình dòng họ Lù tự quản tại bản Đề Chờ Chua B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải về xóa bỏ những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp trong ma chay; mô hình vận động thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc “Khèn Mông” tại thôn Tà Cao, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu; mô hình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày tại Thôn Làng Trạng, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên; mô hình vận động Nhân dân không sinh con thứ 3, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống của thôn Chống Tầu, xã Làng Nhì của huyện Trạm Tấu 30.
Trong lĩnh vực Quốc phòng - an ninh, các mô hình “Dân vận khéo” tiêu biểu đã góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống và tố giác tội phạm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững chắc trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu như: Mô hình dòng họ Cứ tự quản về an ninh trật tự tại bản Mý Háng, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, mô hình đã xây dựng quy chế hoạt động trong dòng họ về công tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên tuyên truyền cho các hộ gia đình, nhắc nhở con em trong nhà không vi phạm trật tự công cộng, an toàn giao thông, không mua bán, tàng trữ các chất gây nghiện, tố giác tội phạm, cảnh giác với người lạ mặt trên địa bàn thôn bản; Mô hình phòng chống tội phạm tại Thôn Pá Hu, huyện Trạm Tấu; Mô hình “Tuyên truyền pháp luật và phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên thiết bị điện thoại di động thông minh” tại 15/15 thôn - xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Xây dựng thí điểm các mô hình “không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, không xuất nhập cảnh trái phép” trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số; nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu ở cơ sở; biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.