CTTĐT - Công tác phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái luôn được quan tâm. Vai trò của người có uy tín được phát huy, góp phần tích cực vào việc vận động nhân dân, gia đình, dòng họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
Tỉnh Yên Bái biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có uy tín
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thực hiện hiệu quả, nghiêm túc Quyết định của Trung ương, hướng dẫn của các bộ, ngành.
Toàn tỉnh hiện có 870 người có uy tín. Việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín luôn được các cấp quan tâm triển khai kịp thời. Trong đó, chuyển phát đầy đủ, đúng định kỳ 87.971 tờ Báo Dân tộc & phát triển, 222.976 tờ Báo Yên Bái đến 870 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho các đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cốt cán. Tổ chức các đoàn tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc cho người có uy tín tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An.
Với mục tiêu nâng cao năng lực, khả năng tiếp cận thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc, tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, vận động tại địa phương, tỉnh cã cấp 144 chiếc Điện thoại Samsung Galaxy A04 (3GB/32GB) cho 144 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị của tỉnh, của huyện biểu dương, tôn vinh người uy tín tiêu biểu của tỉnh năm 2023; Tổ chức đoàn đại biểu của tỉnh gồm 14 người có uy tín dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh toàn quốc năm 2023 tại Thủ đô Hà Nội. Cùng với đó, thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán cho 871 lượt ngườ có uy tín; thăm hỏi, hỗ trợ vật chất 80 lượt người có uy tín ốm đau phải nằm viện điều trị từ tuyến huyện trở lên do cấp huyện tổ chức; thăm viếng, động viên người có uy tín khi thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời 11 lượt hộ gia đình...
Vai trò và đóng góp của người có uy tín
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, các già làng, trưởng bản, người có uy tín nói riêng. Đây là đội ngũ đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, là lực lượng nòng cốt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các qui định của tỉnh tới các thanh viên trong gia đình, dòng họ, thôn bản.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của già làng, trưởng bản, người có uy tín nên nhân dân các dân tộc tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng. Xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư... góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để góp phần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc của Trung ương và của tỉnh, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất, thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, cây con giống Nhà nước hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, ổn định đời sống. Thực hiện các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các chính sách khác, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tham gia hiến đất và đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động tham gia làm đường giao thông, tu sửa kênh mương thủy lợi…đổi mới cách làm ăn, xây dựng vườn đồi, làm kinh tế trang trại, không phá rừng làm rẫy, tham gia xóa nhà tạm… Nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín đã xây dựng và đưa vào sử dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, trồng tre măng bát độ, sắn cao sản, trồng quế, trồng chè, trồng rừng... cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong khu vực. Đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của mình tốt hơn. Vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong vận động nhân dân các dân tộc phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động trong dòng họ, người dân trong thôn, bản ổn định định canh, định cư, không di cư tự do, không tái trồng cây thuốc phiện, tích cực xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong vùng dân tộc, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc thiểu số và có ý thức giáo dục gia đình, dòng họ giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đến nay, một số tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông giảm đáng kể như tình trạng không đi đăng ký khai sinh, khai tử. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường học đông đủ. Đồng bào các dân tộc cũng đã chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã và đang được tuyên truyền sâu rộng, phát triển mạnh mẽ đến từng thôn bản, khu phố và từng người dân. Các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn nâng cao vai trò, làm công tác tư tưởng vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các già làng, trưởng bản, người có uy tín luôn tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng, chống mọi âm mưu gây mất đoàn kết và chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, ở địa phương. Bằng uy tín của mình, những người có uy tín là các già làng, trưởng thôn bản, trưởng dòng họ đã vận động nhân dân các dân tộc đoàn kết một lòng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực xã hội, phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng giải quyết tốt những mâu thuẫn ngay trong nội bộ gia đình, dòng họ, thôn bản. Tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng quốc phòng toàn dân, vận động đồng bào các dân tộc ngăn chặn và chống lại các luận điệu phao tin, đồn nhảm, mê tín dị đoan, sinh hoạt tín ngưỡng trái với quy định của pháp luật góp phần làm ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng thôn bản, khu dân cư.
Tiếp tục phát huy vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín
Để tiếp tục phát huy vai trò, ảnh hưởng của đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người có uy tín và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng linh hoạt các hình thức vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho người có uy tín, như cập nhật thông tin, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức; thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp đón, tặng quà nhân các ngày lễ, tết; hỗ trợ vật chất khi ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn; tham quan học tập kinh nghiệm; biểu dương khen thưởng người có uy tín tiêu biểu... Quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa gắn kết giữa các dân tộc, là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc.
1829 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công tác phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái luôn được quan tâm. Vai trò của người có uy tín được phát huy, góp phần tích cực vào việc vận động nhân dân, gia đình, dòng họ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách đối với người có uy tín
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã thực hiện hiệu quả, nghiêm túc Quyết định của Trung ương, hướng dẫn của các bộ, ngành.
Toàn tỉnh hiện có 870 người có uy tín. Việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín luôn được các cấp quan tâm triển khai kịp thời. Trong đó, chuyển phát đầy đủ, đúng định kỳ 87.971 tờ Báo Dân tộc & phát triển, 222.976 tờ Báo Yên Bái đến 870 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho các đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cốt cán. Tổ chức các đoàn tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc cho người có uy tín tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An.
Với mục tiêu nâng cao năng lực, khả năng tiếp cận thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, công tác dân tộc, tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, vận động tại địa phương, tỉnh cã cấp 144 chiếc Điện thoại Samsung Galaxy A04 (3GB/32GB) cho 144 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Hội nghị của tỉnh, của huyện biểu dương, tôn vinh người uy tín tiêu biểu của tỉnh năm 2023; Tổ chức đoàn đại biểu của tỉnh gồm 14 người có uy tín dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh toàn quốc năm 2023 tại Thủ đô Hà Nội. Cùng với đó, thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán cho 871 lượt ngườ có uy tín; thăm hỏi, hỗ trợ vật chất 80 lượt người có uy tín ốm đau phải nằm viện điều trị từ tuyến huyện trở lên do cấp huyện tổ chức; thăm viếng, động viên người có uy tín khi thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời 11 lượt hộ gia đình...
Vai trò và đóng góp của người có uy tín
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác dân tộc. Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực ngành quản lý tới đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, các già làng, trưởng bản, người có uy tín nói riêng. Đây là đội ngũ đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương, là lực lượng nòng cốt tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các qui định của tỉnh tới các thanh viên trong gia đình, dòng họ, thôn bản.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền của già làng, trưởng bản, người có uy tín nên nhân dân các dân tộc tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo của Đảng. Xóa dần những tập tục lạc hậu, phát huy những giá trị tốt đẹp trong ứng xử, tổ chức lễ hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư... góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để góp phần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc của Trung ương và của tỉnh, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn vận động đồng bào tích cực lao động sản xuất, thực hiện và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, cây con giống Nhà nước hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, ổn định đời sống. Thực hiện các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các chính sách khác, các già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tham gia hiến đất và đi đầu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động tham gia làm đường giao thông, tu sửa kênh mương thủy lợi…đổi mới cách làm ăn, xây dựng vườn đồi, làm kinh tế trang trại, không phá rừng làm rẫy, tham gia xóa nhà tạm… Nhiều nơi, với sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín đã xây dựng và đưa vào sử dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, trồng tre măng bát độ, sắn cao sản, trồng quế, trồng chè, trồng rừng... cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều gia đình mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong khu vực. Đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của mình tốt hơn. Vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong vận động nhân dân các dân tộc phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo đã góp phần quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái.
Bên cạnh đó, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò gương mẫu đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động trong dòng họ, người dân trong thôn, bản ổn định định canh, định cư, không di cư tự do, không tái trồng cây thuốc phiện, tích cực xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong vùng dân tộc, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật vào vùng dân tộc thiểu số và có ý thức giáo dục gia đình, dòng họ giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình. Đến nay, một số tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông giảm đáng kể như tình trạng không đi đăng ký khai sinh, khai tử. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường học đông đủ. Đồng bào các dân tộc cũng đã chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã và đang được tuyên truyền sâu rộng, phát triển mạnh mẽ đến từng thôn bản, khu phố và từng người dân. Các già làng, trưởng bản, những người có uy tín luôn nâng cao vai trò, làm công tác tư tưởng vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các già làng, trưởng bản, người có uy tín luôn tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phòng, chống mọi âm mưu gây mất đoàn kết và chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, ở địa phương. Bằng uy tín của mình, những người có uy tín là các già làng, trưởng thôn bản, trưởng dòng họ đã vận động nhân dân các dân tộc đoàn kết một lòng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực xã hội, phối hợp kịp thời với các cơ quan chức năng giải quyết tốt những mâu thuẫn ngay trong nội bộ gia đình, dòng họ, thôn bản. Tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng quốc phòng toàn dân, vận động đồng bào các dân tộc ngăn chặn và chống lại các luận điệu phao tin, đồn nhảm, mê tín dị đoan, sinh hoạt tín ngưỡng trái với quy định của pháp luật góp phần làm ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở từng thôn bản, khu dân cư.
Tiếp tục phát huy vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín
Để tiếp tục phát huy vai trò, ảnh hưởng của đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người có uy tín và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng linh hoạt các hình thức vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho người có uy tín, như cập nhật thông tin, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức; thăm hỏi, gặp gỡ, tiếp đón, tặng quà nhân các ngày lễ, tết; hỗ trợ vật chất khi ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn; tham quan học tập kinh nghiệm; biểu dương khen thưởng người có uy tín tiêu biểu... Quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ người có uy tín thực sự là những người tiêu biểu, gương mẫu, là điểm tựa gắn kết giữa các dân tộc, là cầu nối giữa ý Đảng và lòng dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc.