CTTĐT - Theo nghĩa Hán - Việt, Nguyên đán (Nguyên - cái đầu tiên, khởi đầu; đán là ánh mặt trời mới mọc) có nghĩa là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc hay còn gọi là buổi rạng đông của sự khởi đầu. Buổi sáng đầu tiên của một năm có ý nghĩa linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp với những khát vọng, mong ước của con người về năm mới dồi dào sức khoẻ, vạn sự an lành, hanh thông, may mắn.
Tết xưa và nay thay đổi rất nhiều
Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, “Tết cái” của dân tộc diễn ra trong khoảnh khắc giao mùa, trong sự chuyển vần của vũ trụ. Đây cũng là thời kỳ nông nhàn khi mùa vụ đã thu hoạch xong, ngô lúa đã đầy bồ, con người quây quần bên nhau hàn huyên tâm sự, ôn lại chuyện năm qua, đồng thời bàn tính, hoạch định những công việc sẽ thực hiện khi năm mới bắt đầu. Khoảng thời gian từ 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) cho đến ngày cuối cùng của năm cũ là thời điểm mọi người, mọi nhà rộn ràng không khí sắm Tết.
Câu đối “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã phản ánh ước vọng và đặc trưng ngày Tết nguyên đán truyền thống xưa. Đặc trưng ngày Tết người Việt ở đây được nhắc tới trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần mang những biểu tượng cụ thể của mỗi gia đình Việt Nam. Trải qua thời kì bao cấp và mở cửa giao thương, đặc trưng ngày Tết cũng đã có nhiều sự biến đổi. Những năm tháng bao cấp, cả nước hướng về miền Nam, dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc. Người dân chỉ mong muốn mua đủ khẩu phần lương thực, thực phẩm bán theo chế độ tem phiếu (mấy cân gạo nếp, một vài cân thịt, vài lạng đỗ xanh, hộp mứt bí, thuốc lá, gói chè…) Ở nông thôn, người dân được phép mổ lợn, tự tăng gia. Phong trào luộc bánh chưng, “đụng lợn” chung khắp các làng quê. Người dân vui với một cái Tết tiết kiệm nhưng tràn ngập không khí đầm ấm gia đình, cố kết tình làng nghĩa xóm.
Từ sau đổi mới tới nay, truyền thống đón Tết không chỉ ngưng đọng trong câu đối đỏ, cũng không dừng lại ở “định mức” tem phiếu như thời bao cấp mà mỗi gia đình có thể tự lựa chọn những hình thức khác nhau. Bối cảnh mới cũng mang lại cho không khí Tết cổ truyền những hương vị mới mà nhiều gia đình, làng xóm, khu phố đã có sự thích ứng linh hoạt với sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, tức là vẫn giữ được những nét đẹp của văn hóa cổ truyền, đồng thời không ngừng cải biến, đổi thay những yếu tố, những giá trị đã trở nên bất cập, lạc hậu; tiếp biến những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại. Với nhiều bạn trẻ hiện nay, Tết đến, họ không chỉ dành sự quan tâm đến việc “ăn Tết” mà còn chú ý, dành nhiều thời gian cho việc “chơi Tết”, “thưởng Tết”, du xuân.
Trao đổi về Tết xưa, Tết nay, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nhận định: Tết xưa và nay thay đổi rất nhiều. Điều này chúng ta đã trải nghiệm, đã nhận thấy. Sự thay đổi đó là bình thường theo sự phát triển kinh tế xã hội, theo nhu cầu của con người, nhưng có những cái vĩnh cửu, không thay đổi được, đó là giá trị của ngày Tết.
Bày tỏ quan điểm về Tết của người Việt hiện nay, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, truyền thống không có nghĩa là trở lại cái cũ. Truyền thống cũng vận động phát triển. Chúng ta cần xem và học cách ứng xử của ông cha ta để phát triển chứ không phải làm lại như xưa, mặc dù có những cái chúng ta phục hồi lại. Tết cổ truyền của dân tộc cũng như thế. Ông cũng cho rằng, Tết có nhiều ý nghĩa. Vào dịp Tết, tập quán, đạo lý, thói quen, kể cả gia phong của mỗi nhà được lặp lại. Mỗi năm chúng ta lại học bài học tưởng như cũ nhưng luôn luôn mới này. Người trẻ tiếp nhận bài học mỗi năm một cách khác nhau và trưởng thành dần lên. Chưa kể, nếp sống hiện đại cũng đòi hỏi chúng ta thay đổi.
Dịp Tết là nhắc đến những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, nhớ những chặng đường gian khó, những kỷ niệm buồn vui, những tháng ngày tươi đẹp của mỗi người, mỗi gia đình, thậm chí là những bước đường lịch sử của dân tộc. Vì thế, Tết là sợi dây gắn bó, kết nối giữa quá khứ với hiện tại; là hành trình của thời gian, giúp con người trở về với cội nguồn.
Tính chất thiêng liêng của Tết thể hiện rõ trong những nghi thức tâm linh mà người Việt sửa soạn, cử hành từ Tết ông Công ông Táo, đến lễ cúng tất niên, đêm giao thừa, lễ tân niên trong phạm vi gia đình, dòng họ đến những nghi thức tế lễ trời đất, thánh thần, biết ơn Thành hoàng làng và các vị anh hùng có công với dân với nước ở các đình, đền, chùa, am miếu. Trước hương án, trong khói trầm thơm ngào ngạt, tiếng pháo nổ, tiếng chuông chùa ngân vang, đánh thức miền kí ức xa xưa; khơi dậy những khát vọng của con người về cái thiện, cái đẹp cùng những mong ước, hy vọng vào cuộc sống, tương lai tươi sáng. Những điều ấy, chính là giá trị của ngày Tết. Dù văn hoá có tiếp biến, dù dòng chảy Tết Việt có nhiều đổi thay thì những giá trị cốt lõi ấy vẫn là những dư vang trong tâm thức cộng đồng bởi chính những giá trị nơi thềm văn hoá cội nguồn này.
Tết xưa hay Tết nay: Tết đẹp và ý nghĩa là do mỗi cá nhân chúng ta tạo dựng. Dù văn hoá có tiếp biến, dù dòng chảy Tết Việt có nhiều đổi thay thì những giá trị cốt lõi ấy vẫn là những dư vang trong tâm thức cộng đồng bởi chính những giá trị nơi thềm văn hoá cội nguồn này.
Nguyễn Khánh Linh
(Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
1436 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo nghĩa Hán - Việt, Nguyên đán (Nguyên - cái đầu tiên, khởi đầu; đán là ánh mặt trời mới mọc) có nghĩa là ngày đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc hay còn gọi là buổi rạng đông của sự khởi đầu. Buổi sáng đầu tiên của một năm có ý nghĩa linh thiêng, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp với những khát vọng, mong ước của con người về năm mới dồi dào sức khoẻ, vạn sự an lành, hanh thông, may mắn.Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết cổ truyền, “Tết cái” của dân tộc diễn ra trong khoảnh khắc giao mùa, trong sự chuyển vần của vũ trụ. Đây cũng là thời kỳ nông nhàn khi mùa vụ đã thu hoạch xong, ngô lúa đã đầy bồ, con người quây quần bên nhau hàn huyên tâm sự, ôn lại chuyện năm qua, đồng thời bàn tính, hoạch định những công việc sẽ thực hiện khi năm mới bắt đầu. Khoảng thời gian từ 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) cho đến ngày cuối cùng của năm cũ là thời điểm mọi người, mọi nhà rộn ràng không khí sắm Tết.
Câu đối “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã phản ánh ước vọng và đặc trưng ngày Tết nguyên đán truyền thống xưa. Đặc trưng ngày Tết người Việt ở đây được nhắc tới trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần mang những biểu tượng cụ thể của mỗi gia đình Việt Nam. Trải qua thời kì bao cấp và mở cửa giao thương, đặc trưng ngày Tết cũng đã có nhiều sự biến đổi. Những năm tháng bao cấp, cả nước hướng về miền Nam, dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc. Người dân chỉ mong muốn mua đủ khẩu phần lương thực, thực phẩm bán theo chế độ tem phiếu (mấy cân gạo nếp, một vài cân thịt, vài lạng đỗ xanh, hộp mứt bí, thuốc lá, gói chè…) Ở nông thôn, người dân được phép mổ lợn, tự tăng gia. Phong trào luộc bánh chưng, “đụng lợn” chung khắp các làng quê. Người dân vui với một cái Tết tiết kiệm nhưng tràn ngập không khí đầm ấm gia đình, cố kết tình làng nghĩa xóm.
Từ sau đổi mới tới nay, truyền thống đón Tết không chỉ ngưng đọng trong câu đối đỏ, cũng không dừng lại ở “định mức” tem phiếu như thời bao cấp mà mỗi gia đình có thể tự lựa chọn những hình thức khác nhau. Bối cảnh mới cũng mang lại cho không khí Tết cổ truyền những hương vị mới mà nhiều gia đình, làng xóm, khu phố đã có sự thích ứng linh hoạt với sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại, tức là vẫn giữ được những nét đẹp của văn hóa cổ truyền, đồng thời không ngừng cải biến, đổi thay những yếu tố, những giá trị đã trở nên bất cập, lạc hậu; tiếp biến những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại. Với nhiều bạn trẻ hiện nay, Tết đến, họ không chỉ dành sự quan tâm đến việc “ăn Tết” mà còn chú ý, dành nhiều thời gian cho việc “chơi Tết”, “thưởng Tết”, du xuân.
Trao đổi về Tết xưa, Tết nay, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nhận định: Tết xưa và nay thay đổi rất nhiều. Điều này chúng ta đã trải nghiệm, đã nhận thấy. Sự thay đổi đó là bình thường theo sự phát triển kinh tế xã hội, theo nhu cầu của con người, nhưng có những cái vĩnh cửu, không thay đổi được, đó là giá trị của ngày Tết.
Bày tỏ quan điểm về Tết của người Việt hiện nay, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định, truyền thống không có nghĩa là trở lại cái cũ. Truyền thống cũng vận động phát triển. Chúng ta cần xem và học cách ứng xử của ông cha ta để phát triển chứ không phải làm lại như xưa, mặc dù có những cái chúng ta phục hồi lại. Tết cổ truyền của dân tộc cũng như thế. Ông cũng cho rằng, Tết có nhiều ý nghĩa. Vào dịp Tết, tập quán, đạo lý, thói quen, kể cả gia phong của mỗi nhà được lặp lại. Mỗi năm chúng ta lại học bài học tưởng như cũ nhưng luôn luôn mới này. Người trẻ tiếp nhận bài học mỗi năm một cách khác nhau và trưởng thành dần lên. Chưa kể, nếp sống hiện đại cũng đòi hỏi chúng ta thay đổi.
Dịp Tết là nhắc đến những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ, nhớ những chặng đường gian khó, những kỷ niệm buồn vui, những tháng ngày tươi đẹp của mỗi người, mỗi gia đình, thậm chí là những bước đường lịch sử của dân tộc. Vì thế, Tết là sợi dây gắn bó, kết nối giữa quá khứ với hiện tại; là hành trình của thời gian, giúp con người trở về với cội nguồn.
Tính chất thiêng liêng của Tết thể hiện rõ trong những nghi thức tâm linh mà người Việt sửa soạn, cử hành từ Tết ông Công ông Táo, đến lễ cúng tất niên, đêm giao thừa, lễ tân niên trong phạm vi gia đình, dòng họ đến những nghi thức tế lễ trời đất, thánh thần, biết ơn Thành hoàng làng và các vị anh hùng có công với dân với nước ở các đình, đền, chùa, am miếu. Trước hương án, trong khói trầm thơm ngào ngạt, tiếng pháo nổ, tiếng chuông chùa ngân vang, đánh thức miền kí ức xa xưa; khơi dậy những khát vọng của con người về cái thiện, cái đẹp cùng những mong ước, hy vọng vào cuộc sống, tương lai tươi sáng. Những điều ấy, chính là giá trị của ngày Tết. Dù văn hoá có tiếp biến, dù dòng chảy Tết Việt có nhiều đổi thay thì những giá trị cốt lõi ấy vẫn là những dư vang trong tâm thức cộng đồng bởi chính những giá trị nơi thềm văn hoá cội nguồn này.
Tết xưa hay Tết nay: Tết đẹp và ý nghĩa là do mỗi cá nhân chúng ta tạo dựng. Dù văn hoá có tiếp biến, dù dòng chảy Tết Việt có nhiều đổi thay thì những giá trị cốt lõi ấy vẫn là những dư vang trong tâm thức cộng đồng bởi chính những giá trị nơi thềm văn hoá cội nguồn này.
Nguyễn Khánh Linh
(Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Các bài khác
- Phim tài liệu: Nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (13/02/2024)
- Từ 1/7, tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30% (12/02/2024)
- Triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái năm 2024 (11/02/2024)
- Tết của những chiến sỹ khoác áo blouse trắng (10/02/2024)
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Xuân về trên miền hạnh phúc” (10/02/2024)
- Yên Bái triển khai Phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, giai đoạn 2023 - 2030" (09/02/2024)
- Yên Bái ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024 (09/02/2024)
- Đề án làm nhà cho hộ nghèo của tỉnh Yên Bái - Một Đề án nhân văn (09/02/2024)
- Yên Bái: Chăm lo Tết cho người lao động (08/02/2024)
- Yên Bái - Thành phố của những cây cầu (08/02/2024)
Xem thêm »