CTTĐT - Vượt qua khó khăn của năm 2023, Ngành Công Thương Yên Bái đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, tạo động lực hướng tới những mục tiêu lớn trong năm 2024.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nắm bắt tình hình sản xuất tại Nhà máy ươm tơ của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái, huyện Trấn Yên.
Tăng trưởng trong khó khăn
Năm 2023 được nhận định là năm tiếp tục khó khăn bủa vây, tuy nhiên, bằng hơn 100% nỗ lực, ngành Công Thương đã từng bước vượt qua thách thức đạt những kết quả tương đối khả quan. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2023 đạt 23.149 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng; chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2023 tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Công tác xúc tiến thương mại theo hướng duy trì thị trường truyền thống kết hợp với khai thác thị trường mới. Ngành đã hoàn thành các đề án xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp với tổng kinh phí trên 3,3 tỷ đồng tập trung vào các hoạt động hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc thù của tỉnh để đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, hướng tới xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 toàn tỉnh đạt trên 25.853 tỷ đồng, tăng 8,51% so với cùng kỳ. Nguồn cung hàng hóa trong nước dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, giúp ổn định thị trường, các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương, thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.
Năm 2023, ngành tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu, trong đó chú trọng phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.
Theo Sở Công Thương, hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp tham gia kết nối mạng Internet, ứng dụng thư điện tử, các phần mềm khai báo thuế, bảo hiểm xã hội. 100% các sản phẩm chủ lực và OCOP của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử của tỉnh, trong nước và quốc tế (Alibaba, Sendo, Voso, Postmart...); một số sản phẩm được đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị BigC và Vinmart Yên Bái, như: Măng khô Văn Chấn; thịt trâu, thịt lợn sấy Nghĩa Lộ; miến Giới Phiên; măng Bát độ tươi muối chua Hồng Ca; măng rối khô Yên Thành; măng mầm khô; xúc xích cá lăng, giò cá lăng, ruốc, chả cá lăng...
Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ phát động triển khai thực hiện thí điểm mô hình chợ 4.0 - chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Bến Đò, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái năm 2023
Tiếp tục vượt khó và bứt phá
Ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái chia sẻ, năm 2024 dự báo sẽ là một năm tiếp tục khó khăn, ngành Công Thương sẽ tăng cường công tác mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản hóa TTHC, tăng cường giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành và địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.
Tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án chế biến, chế tạo có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN Trấn Yên; triển khai các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, trọng tâm là khu công nghiệp Minh Quân, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2; Phú Thịnh 3.
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành Công nghiệp, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 8,87% so với năm 2023; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 phấn đấu đạt trên 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng 8,3% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trên 420 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2023.
1949 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vượt qua khó khăn của năm 2023, Ngành Công Thương Yên Bái đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, tạo động lực hướng tới những mục tiêu lớn trong năm 2024. Tăng trưởng trong khó khăn
Năm 2023 được nhận định là năm tiếp tục khó khăn bủa vây, tuy nhiên, bằng hơn 100% nỗ lực, ngành Công Thương đã từng bước vượt qua thách thức đạt những kết quả tương đối khả quan. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2023 đạt 23.149 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng; chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2023 tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Công tác xúc tiến thương mại theo hướng duy trì thị trường truyền thống kết hợp với khai thác thị trường mới. Ngành đã hoàn thành các đề án xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp với tổng kinh phí trên 3,3 tỷ đồng tập trung vào các hoạt động hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá thương hiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc thù của tỉnh để đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, hướng tới xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 toàn tỉnh đạt trên 25.853 tỷ đồng, tăng 8,51% so với cùng kỳ. Nguồn cung hàng hóa trong nước dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, giúp ổn định thị trường, các chương trình kích cầu tiêu dùng, tháng khuyến mại tập trung được tổ chức đồng loạt ở các địa phương, thúc đẩy nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.
Năm 2023, ngành tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu, trong đó chú trọng phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 355 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.
Theo Sở Công Thương, hoạt động thương mại điện tử tiếp tục phát triển, trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp tham gia kết nối mạng Internet, ứng dụng thư điện tử, các phần mềm khai báo thuế, bảo hiểm xã hội. 100% các sản phẩm chủ lực và OCOP của tỉnh được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử của tỉnh, trong nước và quốc tế (Alibaba, Sendo, Voso, Postmart...); một số sản phẩm được đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị BigC và Vinmart Yên Bái, như: Măng khô Văn Chấn; thịt trâu, thịt lợn sấy Nghĩa Lộ; miến Giới Phiên; măng Bát độ tươi muối chua Hồng Ca; măng rối khô Yên Thành; măng mầm khô; xúc xích cá lăng, giò cá lăng, ruốc, chả cá lăng...
Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ phát động triển khai thực hiện thí điểm mô hình chợ 4.0 - chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Bến Đò, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái năm 2023
Tiếp tục vượt khó và bứt phá
Ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công Thương Yên Bái chia sẻ, năm 2024 dự báo sẽ là một năm tiếp tục khó khăn, ngành Công Thương sẽ tăng cường công tác mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản hóa TTHC, tăng cường giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành và địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư.
Tập trung thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án chế biến, chế tạo có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN Trấn Yên; triển khai các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, trọng tâm là khu công nghiệp Minh Quân, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2; Phú Thịnh 3.
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành Công nghiệp, phối hợp với các sở, ngành, địa phương nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 18.400 tỷ đồng, tăng 8,87% so với năm 2023; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 phấn đấu đạt trên 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng 8,3% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trên 420 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2023.