CTTĐT - Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong năm 2023. Kinh tế số, xã hội số bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, chú trọng hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số tại địa phương; trong đó tập trung phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là chú trọng công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy. Đến nay tỉnh Yên Bái đã hoàn thiện một bước quan trọng về hành lang pháp lý, thể chế triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, đó là tiền đề cốt lõi thực hiện thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến các tổ chức, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về việc thực hiện các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đến nay, tỉnh đã đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc Dự án “xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” như: Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái (DC); Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC); nền tảng liên thông tích hợp (LGSP); hệ thống camera giám sát chung phục vụ giám sát an ninh, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; hệ thống đăng nhập một lần (SSO), nâng cấp thư điện tử. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến nay đã cung cấp 410 đường truyền mạng số liệu chuyên dùng và kênh Internet cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và các cơ quan đơn vị; mở rộng Hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện, nâng tổng số điểm cầu trên toàn tỉnh là 210 điểm cầu. Với 100% cơ quan tham mưu khối Đảng, cơ quan tham mưu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Việc mở rộng hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện giúp công tác chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương luôn kịp thời, thông suốt, giúp giảm tối đa chi phí cho các cuộc họp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số.
Hiện 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có đường truyền băng rộng cáp quang. Đã triển khai xây dựng và phát sóng 57 trạm, tăng tổng số vị trí trạm BTS lên 1.097 vị trí, tăng vùng phủ sóng cho 28 thôn bản, nâng tổng số thôn được phủ sóng là 1.329/1.356 thôn, góp phần xoá 50% thôn/bản chưa có sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trong năm 2022. Chính thức đưa vào thử nghiệm mạng 5G đầu tiên của tỉnh Yên Bái với 02 trạm đặt tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Tổ 9 phường Minh Tân.
Bên cạnh đó, tỉnh đã chú trọng thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại địa phương; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, phát triển các khu đô thị sáng tạo tại địa phương. Nhằm thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tăng cường năng lực, kỹ năng số cho cán bộ và người dân địa phương, tỉnh đã tổ chức trên 15 lớp đào tạo, tập huấn trực tuyến về kỹ năng, kiến thức chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp với tổng số 1.624 học viên, đạt 30% tổng số cán bộ, công chức của tỉnh; tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng quản lý, điều hành trong hoạt động chuyển đổi số dành cho lãnh đạo các sở, ngành và tương đương cho 100% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; tổ chức 01 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 305 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức quy hoạch lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; đào tạo, tập huấn cho 11.452 người của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, tổ chức 1 chương trình đào tạo về chuyển đổi số tại Học viện Viettel với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, 100% Giám đốc các sở, ngành và Bí thư/Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố…
Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai các chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Về cơ bản, người dân Yên Bái đã dần thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động, bước đầu sẵn sàng trải nghiệm, đón nhận để được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số. Các tầng lớp nhân dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, với các hoạt động phát triển mạnh như: Giao dịch điện tử trong thanh toán các dịch vụ điện, nước, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa …
Tỉnh Yên Bái đứng thứ 6/63 tỉnh thành về số sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử ước đạt 45%, trong đó, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ điện trên tổng số khách hàng năm 2022 tăng 16,25% so với năm 2021, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ nước trên tổng số khách hàng năm 2022 tăng 6% so với năm 2021, toàn tỉnh đã có 52.959 tài khoản đã được tạo trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Yên Bái cũng là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước thành lập được Tổ chuyển đổi số cộng đồng đến 100% cấp xã, cấp thôn. Tỷ lệ phổ cập dịch vụ mạng 4G và điện thoại di động thông minh đạt 97%; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 70%; tỷ lệ người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 50%...
Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đạt được kết quả khả quan. Duy trì thực hiện nhiệm vụ kết nối với trục liên thông quốc gia để gửi nhận văn bản, dữ liệu với các bộ ngành Trung ương và tỉnh bạn. Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống quản lý văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái với Cổng dịch vụ công Quốc gia và hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành Trung ương, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh là 100%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến một phần trên tổng số hồ sơ đạt 70%; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 20% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính tại 3 cấp chính quyền góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại đại phương. Đồng thời tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của Trung ương và của tỉnh đến các tổ chức, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh thực hiện các chủ chương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trọng tâm là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn với thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, rà soát, sửa đổi bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
1249 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tỉnh Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong năm 2023. Kinh tế số, xã hội số bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm, chú trọng hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số tại địa phương; trong đó tập trung phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là chú trọng công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy. Đến nay tỉnh Yên Bái đã hoàn thiện một bước quan trọng về hành lang pháp lý, thể chế triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, đó là tiền đề cốt lõi thực hiện thành công các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, các cấp, các ngành của tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đến các tổ chức, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị về việc thực hiện các chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã quan tâm phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đến nay, tỉnh đã đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc Dự án “xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” như: Trung tâm Tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái (DC); Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC); nền tảng liên thông tích hợp (LGSP); hệ thống camera giám sát chung phục vụ giám sát an ninh, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; hệ thống đăng nhập một lần (SSO), nâng cấp thư điện tử. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến nay đã cung cấp 410 đường truyền mạng số liệu chuyên dùng và kênh Internet cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và các cơ quan đơn vị; mở rộng Hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện, nâng tổng số điểm cầu trên toàn tỉnh là 210 điểm cầu. Với 100% cơ quan tham mưu khối Đảng, cơ quan tham mưu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng hệ thống hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Việc mở rộng hội nghị giao ban điện tử đa phương tiện giúp công tác chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương luôn kịp thời, thông suốt, giúp giảm tối đa chi phí cho các cuộc họp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số.
Hiện 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có đường truyền băng rộng cáp quang. Đã triển khai xây dựng và phát sóng 57 trạm, tăng tổng số vị trí trạm BTS lên 1.097 vị trí, tăng vùng phủ sóng cho 28 thôn bản, nâng tổng số thôn được phủ sóng là 1.329/1.356 thôn, góp phần xoá 50% thôn/bản chưa có sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh trong năm 2022. Chính thức đưa vào thử nghiệm mạng 5G đầu tiên của tỉnh Yên Bái với 02 trạm đặt tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Tổ 9 phường Minh Tân.
Bên cạnh đó, tỉnh đã chú trọng thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại địa phương; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, phát triển các khu đô thị sáng tạo tại địa phương. Nhằm thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tăng cường năng lực, kỹ năng số cho cán bộ và người dân địa phương, tỉnh đã tổ chức trên 15 lớp đào tạo, tập huấn trực tuyến về kỹ năng, kiến thức chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, chính quyền cấp huyện, cấp với tổng số 1.624 học viên, đạt 30% tổng số cán bộ, công chức của tỉnh; tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng quản lý, điều hành trong hoạt động chuyển đổi số dành cho lãnh đạo các sở, ngành và tương đương cho 100% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; tổ chức 01 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 305 lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức quy hoạch lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; đào tạo, tập huấn cho 11.452 người của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, tổ chức 1 chương trình đào tạo về chuyển đổi số tại Học viện Viettel với sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, 100% Giám đốc các sở, ngành và Bí thư/Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố…
Với sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai các chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Về cơ bản, người dân Yên Bái đã dần thay đổi về tư duy, nhận thức và hành động, bước đầu sẵn sàng trải nghiệm, đón nhận để được thừa hưởng những giá trị từ chuyển đổi số. Các tầng lớp nhân dân đang dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số, với các hoạt động phát triển mạnh như: Giao dịch điện tử trong thanh toán các dịch vụ điện, nước, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế điện tử, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa …
Tỉnh Yên Bái đứng thứ 6/63 tỉnh thành về số sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử ước đạt 45%, trong đó, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ điện trên tổng số khách hàng năm 2022 tăng 16,25% so với năm 2021, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dịch vụ nước trên tổng số khách hàng năm 2022 tăng 6% so với năm 2021, toàn tỉnh đã có 52.959 tài khoản đã được tạo trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Yên Bái cũng là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước thành lập được Tổ chuyển đổi số cộng đồng đến 100% cấp xã, cấp thôn. Tỷ lệ phổ cập dịch vụ mạng 4G và điện thoại di động thông minh đạt 97%; tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 70%; tỷ lệ người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 50%...
Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đạt được kết quả khả quan. Duy trì thực hiện nhiệm vụ kết nối với trục liên thông quốc gia để gửi nhận văn bản, dữ liệu với các bộ ngành Trung ương và tỉnh bạn. Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống quản lý văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái với Cổng dịch vụ công Quốc gia và hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành Trung ương, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh là 100%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến một phần trên tổng số hồ sơ đạt 70%; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 20% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính tại 3 cấp chính quyền góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ, ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại đại phương. Đồng thời tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của Trung ương và của tỉnh đến các tổ chức, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh thực hiện các chủ chương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trọng tâm là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; triển khai xây dựng Chính quyền điện tử gắn với thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, rà soát, sửa đổi bổ sung, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.