Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo quy hoạch trước đây, đến hết năm 2020, tỉnh Yên Bái quy hoạch phát triển 12 cụm công nghiệp (CCN) bao gồm: CCN Âu Lâu; CCN Sơn Thịnh; CCN Hưng Khánh; CCN Báo Đáp; CCN phía Tây cầu Mậu A; CCN Đông An; CCN Thịnh Hưng; CCN Yên Thế; CCN Đầm Hồng; CCN Bắc Văn Yên; CCN Minh Quân và CCN xã Bảo Hưng. Tổng diện tích CCN được quy hoạch là 548,78 ha.
Đến nay (thời điểm trước khi quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), 12 CCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã được thành lập; trong đó, 10 CCN đang hoạt động, CCN Bảo Hưng và CCN Minh Quân đang giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Các CCN đi vào hoạt động đã thu hút được 54 dự án thứ cấp đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký hơn 3.700 tỷ đồng (42 dự án đã đi vào sản xuất); tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động; đạt tỷ lệ lấp đầy 55%. Tổng doanh thu các dự án đầu tư trong CCN ước đạt 775 tỷ đồng năm 2021 và nộp ngân sách khoảng 75,5 tỷ đồng.
Các CCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh khoảng trên 700 tỷ đồng mỗi năm; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động với thu nhập khá, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất công nghiệp; tác động tích cực tới phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp của địa phương; là nơi thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào CCN trên địa bàn như: Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND về việc quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ban hành quy định về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ban hành một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, nêu rõ hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính tín dụng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất (như san tạo mặt bằng, tiền thuê đất), hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ miễn phí cho nhà đầu tư trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên Website và các kênh thông tin khác,...
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt đã xác định Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng (nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ) và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu;…
Theo quy hoạch tỉnh được phê duyệt, phương án phát triển hệ thống CCN trên địa bàn được xác định như sau: Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 CCN (bao gồm các CCN đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha, cụ thể: Đưa ra khỏi quy hoạch 03 CCN (CCN Đầm Hồng, CCN Bảo Hưng, CCN Tây Cầu Mậu A) do không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của Tỉnh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Tiếp tục quy hoạch phát triển 06 CCN hiện đang hoạt động (CCN Thịnh Hưng, CCN Sơn Thịnh, CCN Báo Đáp, CCN Hưng Khánh, CCN Đông An, CCN Minh Quân).
Điều chỉnh diện tích 03 CCN (CCN Âu Lâu điều chỉnh mở rộng từ 50 ha lên 75 ha, CCN Yên Thế điều chỉnh mở rộng từ 39,97 ha lên 55 ha, CCN Bắc Văn Yên điều chỉnh giảm từ 72 ha xuống còn 55 ha); Quy hoạch mới 16 CCN với tổng diện tích 842,4 ha. Các CCN này hầu hết định hướng thu hút đa ngành nghề, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các ngành: công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Các CCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian tới địa phương này triển khai đồng bộ các giải pháp động vốn đầu tư; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về bảo vệ môi trường; giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp về nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
Với việc khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững; phát huy các giá trị văn hóa; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tỉnh Yên Bái quyết tâm thực hiện được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tỉnh, đến năm 2030, đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Sở Công Thương Yên Bái cho biết, năm 2023 là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, tuy nhiên, với sự nỗ lực, ngành Công Thương đã từng bước vượt qua thách thức đạt được những kết quả tương đối khả quan.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2023 đạt 23.149 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng; chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2023 tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Năm 2024 dự báo sẽ là một năm tiếp tục khó khăn, ngành Công Thương Yên Bái xác định sẽ tăng cường công tác mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt. Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành và địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Năm 2024, Yên Bái sẽ phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp đạt trên 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng 8,3% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trên 420 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2023...
886 lượt xem
Theo Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường
Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 cụm công nghiệp (bao gồm các cụm đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha.Theo quy hoạch trước đây, đến hết năm 2020, tỉnh Yên Bái quy hoạch phát triển 12 cụm công nghiệp (CCN) bao gồm: CCN Âu Lâu; CCN Sơn Thịnh; CCN Hưng Khánh; CCN Báo Đáp; CCN phía Tây cầu Mậu A; CCN Đông An; CCN Thịnh Hưng; CCN Yên Thế; CCN Đầm Hồng; CCN Bắc Văn Yên; CCN Minh Quân và CCN xã Bảo Hưng. Tổng diện tích CCN được quy hoạch là 548,78 ha.
Đến nay (thời điểm trước khi quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), 12 CCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã được thành lập; trong đó, 10 CCN đang hoạt động, CCN Bảo Hưng và CCN Minh Quân đang giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ tầng. Các CCN đi vào hoạt động đã thu hút được 54 dự án thứ cấp đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký hơn 3.700 tỷ đồng (42 dự án đã đi vào sản xuất); tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động; đạt tỷ lệ lấp đầy 55%. Tổng doanh thu các dự án đầu tư trong CCN ước đạt 775 tỷ đồng năm 2021 và nộp ngân sách khoảng 75,5 tỷ đồng.
Các CCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái nói chung, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của Tỉnh khoảng trên 700 tỷ đồng mỗi năm; giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động với thu nhập khá, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp đồng bộ, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất công nghiệp; tác động tích cực tới phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp của địa phương; là nơi thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào CCN trên địa bàn như: Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND về việc quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ban hành quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ban hành quy định về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ban hành một số chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Trong đó, nêu rõ hỗ trợ về thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính tín dụng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất (như san tạo mặt bằng, tiền thuê đất), hỗ trợ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ miễn phí cho nhà đầu tư trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giới thiệu sản phẩm trên Website và các kênh thông tin khác,...
Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt đã xác định Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng (nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ) và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu;…
Theo quy hoạch tỉnh được phê duyệt, phương án phát triển hệ thống CCN trên địa bàn được xác định như sau: Đến năm 2030, tỉnh Yên Bái quy hoạch 25 CCN (bao gồm các CCN đã thành lập, hoạt động ở giai đoạn trước) với tổng diện tích 1.288,21 ha, cụ thể: Đưa ra khỏi quy hoạch 03 CCN (CCN Đầm Hồng, CCN Bảo Hưng, CCN Tây Cầu Mậu A) do không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của Tỉnh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Tiếp tục quy hoạch phát triển 06 CCN hiện đang hoạt động (CCN Thịnh Hưng, CCN Sơn Thịnh, CCN Báo Đáp, CCN Hưng Khánh, CCN Đông An, CCN Minh Quân).
Điều chỉnh diện tích 03 CCN (CCN Âu Lâu điều chỉnh mở rộng từ 50 ha lên 75 ha, CCN Yên Thế điều chỉnh mở rộng từ 39,97 ha lên 55 ha, CCN Bắc Văn Yên điều chỉnh giảm từ 72 ha xuống còn 55 ha); Quy hoạch mới 16 CCN với tổng diện tích 842,4 ha. Các CCN này hầu hết định hướng thu hút đa ngành nghề, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển các ngành: công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp hóa chất, sản xuất hàng tiêu dùng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.
Các CCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng đối với phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian tới địa phương này triển khai đồng bộ các giải pháp động vốn đầu tư; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về bảo vệ môi trường; giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp về nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.
Với việc khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững; phát huy các giá trị văn hóa; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tỉnh Yên Bái quyết tâm thực hiện được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tỉnh, đến năm 2030, đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Sở Công Thương Yên Bái cho biết, năm 2023 là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, tuy nhiên, với sự nỗ lực, ngành Công Thương đã từng bước vượt qua thách thức đạt được những kết quả tương đối khả quan.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2023 đạt 23.149 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng; chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2023 tăng 7,0% so với cùng kỳ.
Năm 2024 dự báo sẽ là một năm tiếp tục khó khăn, ngành Công Thương Yên Bái xác định sẽ tăng cường công tác mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt. Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành và địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình và kịp thời tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Năm 2024, Yên Bái sẽ phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp đạt trên 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu tăng 8,3% so với năm 2023; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trên 420 triệu USD, tăng 18,3% so với năm 2023...