CTTĐT - Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Thư viện số của Trường Tiểu học và THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên
Hiện ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đang triển khai hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành, hệ thống toàn trình quản lý học và thi trực tuyến K12 Online; mạng xã hội học tập trực tuyến; sổ liên lạc điện tử; phần mềm giáo án điện tử; phần mềm quản lý nhà trường và phần mềm quản lý học phí và nhiều ứng dụng khác. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực CĐS trong toàn ngành, rút dần khoảnh cách giữa các trường vùng thấp và vùng cao.
Việc khai thác cơ sở dữ liệu từ CĐS để phục vụ cho công tác quản lý điều hành từ cấp sở đến cấp phòng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí việc triển khai các nhiệm vụ trong các nhà trường; ứng dụng nền tảng dạy học, đặc biệt là nền tảng dạy học trực tuyến để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong triển khai chương trình GDPT 2018 cũng như thực hiện nhiệm vụ năm học.
Qua đánh giá, đến nay 100% nhà trường đã triển khai bộ 10 chỉ tiêu CĐS, vượt tiến độ lộ trình ngành giáo dục tỉnh đề ra. Cụ thể: 100% học sinh có học bạ điện tử và sổ điểm điện tử; 100% lãnh đạo, giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý lớp học, trường học và các phần mềm quản lý khác; triển khai thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% cán bộ quản lý được cấp và thực hiện ký số; 100% giáo viên, học sinh được khai thác, chia sẻ dữ liệu dùng chung gồm bài giảng điện tử, ngân hàng đề thi mẫu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học…
Cùng với đó, 100% trường học đã thành lập Ban chỉ đạo CĐS, tổ CĐS; câu lạc bộ CĐS có sự tham gia của học sinh để hỗ trợ, triển khai hiệu quả. Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về CĐS; kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, dạy học của tỉnh đã dần thay đổi theo xu hướng thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tiết kiệm chi phí. Phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập đã chuyển từ truyền thống sang phương pháp quản lý, giảng dạy tích cực, giúp cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1000 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục cũng như đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).Hiện ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái đang triển khai hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành, hệ thống toàn trình quản lý học và thi trực tuyến K12 Online; mạng xã hội học tập trực tuyến; sổ liên lạc điện tử; phần mềm giáo án điện tử; phần mềm quản lý nhà trường và phần mềm quản lý học phí và nhiều ứng dụng khác. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực CĐS trong toàn ngành, rút dần khoảnh cách giữa các trường vùng thấp và vùng cao.
Việc khai thác cơ sở dữ liệu từ CĐS để phục vụ cho công tác quản lý điều hành từ cấp sở đến cấp phòng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí việc triển khai các nhiệm vụ trong các nhà trường; ứng dụng nền tảng dạy học, đặc biệt là nền tảng dạy học trực tuyến để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong triển khai chương trình GDPT 2018 cũng như thực hiện nhiệm vụ năm học.
Qua đánh giá, đến nay 100% nhà trường đã triển khai bộ 10 chỉ tiêu CĐS, vượt tiến độ lộ trình ngành giáo dục tỉnh đề ra. Cụ thể: 100% học sinh có học bạ điện tử và sổ điểm điện tử; 100% lãnh đạo, giáo viên, nhân viên nhà trường sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý lớp học, trường học và các phần mềm quản lý khác; triển khai thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% cán bộ quản lý được cấp và thực hiện ký số; 100% giáo viên, học sinh được khai thác, chia sẻ dữ liệu dùng chung gồm bài giảng điện tử, ngân hàng đề thi mẫu, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, các học liệu điện tử khác hỗ trợ dạy và học…
Cùng với đó, 100% trường học đã thành lập Ban chỉ đạo CĐS, tổ CĐS; câu lạc bộ CĐS có sự tham gia của học sinh để hỗ trợ, triển khai hiệu quả. Cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về CĐS; kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, dạy học của tỉnh đã dần thay đổi theo xu hướng thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tiết kiệm chi phí. Phương pháp quản lý, giảng dạy và học tập đã chuyển từ truyền thống sang phương pháp quản lý, giảng dạy tích cực, giúp cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.