CTTĐT - Hiện nay, thời tiết đang chuyển từ xuân sang hè, khí hậu nồm ẩm, là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh phát triển nhanh. Nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước đá, giải khát, kem tăng cao ở cả bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể và những bữa ăn đông người cũng tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa xuân hè, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường công tác tuyên truyền và có nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa.
Khám chữa bệnh ở Mù Cang Chải
Hàng năm, vào thời kỳ chuyển mùa xuân - hè, thời tiết, khí hậu nồm ẩm đã tạo thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Việc thiếu nước sạch để chế biến thực phẩm, điều kiện thực phẩm chưa đảm bảo nên thực phẩm dễ bị biến chất, hư hỏng. Các loại nấm hoang dại của địa phương phát triển. Nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm khác ở người gia tăng; nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước đá, giải khát, kem tăng cao ở cả bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể và những bữa ăn đông người cũng tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa xuân hè, UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân hè; yêu cầu phòng y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân - hè tại địa phương; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đợt kiểm tra kiên ngành an toàn thực phẩm.
Trung tâm y tế huyện chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân - hè cho nhân dân tại địa phương; quán triệt các quy định của Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể các nhà trẻ, trường học, các đơn vị y tế; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng chống dịch cúm gia cầm, trong đó tập trung vào các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chuồng trại, khu chăn thả gia cầm, vệ sinh thú y trong chăn nuôi gia cầm; Chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do ngộ độc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các trường học đóng trên địa bàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người trực tiếp nấu ăn tại trường và các em học sinh; Chỉ đạo các nhà trường thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng nguyên liệu thực phẩm cho nhà trường phải đảm bảo rõ nguồn gốc, tươi sống nhằm tránh mắc ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông đến người dân trên địa bàn; tuyệt đối không để nhân dân thu hái, đánh bắt, sử dụng các động, thực vật chứa độc tố như nấm độc, cà độc dược, cóc, ngâm củ cây rừng không rõ dược chất để uống.
1588 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, thời tiết đang chuyển từ xuân sang hè, khí hậu nồm ẩm, là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh phát triển nhanh. Nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước đá, giải khát, kem tăng cao ở cả bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể và những bữa ăn đông người cũng tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa xuân hè, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường công tác tuyên truyền và có nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa.Hàng năm, vào thời kỳ chuyển mùa xuân - hè, thời tiết, khí hậu nồm ẩm đã tạo thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Việc thiếu nước sạch để chế biến thực phẩm, điều kiện thực phẩm chưa đảm bảo nên thực phẩm dễ bị biến chất, hư hỏng. Các loại nấm hoang dại của địa phương phát triển. Nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm khác ở người gia tăng; nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước đá, giải khát, kem tăng cao ở cả bếp ăn gia đình, bếp ăn tập thể và những bữa ăn đông người cũng tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Để tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa xuân hè, UBND huyện Mù Cang Chải đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân hè; yêu cầu phòng y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân - hè tại địa phương; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đợt kiểm tra kiên ngành an toàn thực phẩm.
Trung tâm y tế huyện chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa xuân - hè cho nhân dân tại địa phương; quán triệt các quy định của Thông tư số 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể các nhà trẻ, trường học, các đơn vị y tế; Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng chống dịch cúm gia cầm, trong đó tập trung vào các biện pháp đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chuồng trại, khu chăn thả gia cầm, vệ sinh thú y trong chăn nuôi gia cầm; Chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do ngộ độc.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với ngành y tế chỉ đạo các trường học đóng trên địa bàn huyện tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người trực tiếp nấu ăn tại trường và các em học sinh; Chỉ đạo các nhà trường thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng nguyên liệu thực phẩm cho nhà trường phải đảm bảo rõ nguồn gốc, tươi sống nhằm tránh mắc ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
UBND các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông đến người dân trên địa bàn; tuyệt đối không để nhân dân thu hái, đánh bắt, sử dụng các động, thực vật chứa độc tố như nấm độc, cà độc dược, cóc, ngâm củ cây rừng không rõ dược chất để uống.