CTTĐT - Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 02 đến nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu đã xảy ra một số vụ cháy rừng; tình trạng người dân đốt dọn thực bì, canh tác nương rẫy, nhất là sau dịp Tết Nguyên Đán dẫn đến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt tại các huyện phía Tây của tỉnh (Trạm Tấu, Mù Cang Chải) và các xã thượng huyện Văn Chấn, Văn Yên gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản tính mạng và đời sống của nhân dân.
Theo dự báo của Cục Kiểm lâm, trong thời gian tới nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện trên địa bàn. Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, các khu vực trọng điểm về cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Công điện số 441/CĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 8907/BNN-KL ngày 06/12/2023 tăng cường các biện phát cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 518/BNN-KL ngày 17/01/2024 tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024.
Rà soát, hoàn thiện quy chế chỉ đạo điều hành và phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát lực lượng phương tiện, vật tư; xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị, chủ rừng đảm bảo đầy đủ, sát thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.
Tổ chức trực ban, duy trì nghiêm chế độ trực ban, phân công lực lượng 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng kéo dài; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào các khu vực rừng có nguy có cháy cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra cháy rừng và xử lý theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo áp dụng các biện pháp phù hợp để trồng, phục hồi lại diện tích rừng bị cháy.
Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2025, kịp thời xử lý các kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền.
Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Các sở, ban, ngành, đơn vị khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.
1198 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu tháng 02 đến nay, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu đã xảy ra một số vụ cháy rừng; tình trạng người dân đốt dọn thực bì, canh tác nương rẫy, nhất là sau dịp Tết Nguyên Đán dẫn đến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt tại các huyện phía Tây của tỉnh (Trạm Tấu, Mù Cang Chải) và các xã thượng huyện Văn Chấn, Văn Yên gây thiệt hại về rừng, môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản tính mạng và đời sống của nhân dân.
Theo dự báo của Cục Kiểm lâm, trong thời gian tới nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện trên địa bàn. Để chủ động triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương, các khu vực trọng điểm về cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới và Công điện số 441/CĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 8907/BNN-KL ngày 06/12/2023 tăng cường các biện phát cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 518/BNN-KL ngày 17/01/2024 tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trước, trong và sau tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024.
Rà soát, hoàn thiện quy chế chỉ đạo điều hành và phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát lực lượng phương tiện, vật tư; xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của đơn vị, chủ rừng đảm bảo đầy đủ, sát thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy; dừng ngay việc dùng lửa để xử lý thực bì và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng.
Tổ chức trực ban, duy trì nghiêm chế độ trực ban, phân công lực lượng 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng kéo dài; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào các khu vực rừng có nguy có cháy cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tham gia khống chế và dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả. Có phương án sẵn sàng, chủ động di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước.
Thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra cháy rừng và xử lý theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; chỉ đạo áp dụng các biện pháp phù hợp để trồng, phục hồi lại diện tích rừng bị cháy.
Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2025, kịp thời xử lý các kiến nghị của địa phương theo thẩm quyền.
Thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Các sở, ban, ngành, đơn vị khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo chức năng quản lý nhà nước được phân công.