Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn.
Đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện…
Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng
Quyết định nêu rõ 5 nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện gồm: Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa; nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất.
Trong đó, về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, sẽ tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đập dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.
Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải gồm: dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; dự án xây dưng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam…
Bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch
Các chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng – an ninh; cơ chế đột phá.
Quyết định nêu rõ cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch; huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.
Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.
Cơ chế đột phá
Quyết định nêu, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác…
2424 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn.
Đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện…
Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng
Quyết định nêu rõ 5 nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện gồm: Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa; nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất.
Trong đó, về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, sẽ tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đập dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.
Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải gồm: dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; dự án xây dưng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam…
Bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch
Các chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng – an ninh; cơ chế đột phá.
Quyết định nêu rõ cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch; huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.
Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.
Cơ chế đột phá
Quyết định nêu, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác…