CTTĐT - Tại Kỳ hợp thứ 13, Hội đồng nhân dân huyện Văn Yên khóa XVIII đã nghị quyết thông qua Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm huyện Văn Yên, giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu tiếp tục xác định chương trình trồng dâu nuôi tằm là chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp quan trọng của huyện.
Năm 2024, huyện Văn Yên sẽ trồng mới 120 ha dâu
Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm huyện Văn Yên, giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 được tập trung quy hoạch và phát triển ở các xã trọng điểm: Xuân Ái, Yên Thái, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh, Tân Hợp, Đông Cuông, An Bình và một số xã khác có điều kiện phát triển trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện.
Đề án đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là phát triển vùng trồng dâu tập trung gắn với chuỗi giá trị, quy mô đạt 338,5 ha, trong đó, diện tích đã có 38,5 ha; trồng mới diện tích dâu 300ha (năm 2024 trồng mới 120 ha, năm 2025 trồng mới 180 ha); bổ sung cơ cấu dâu có năng suất, chất lượng phát triển mở rộng ra các xã trong huyện, đưa năng suất lá dâu trung bình đạt 38 - 40 tấn/ha/năm.
Đến hết năm 2025, sản lượng kén đạt trên 677 tấn, giá trị thu trên 108 tỷ đồng. Phấn đấu xây dựng 6 chuỗi liên kết sản xuất với trên 90% các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện đều tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ kén tằm, ổn định đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị dâu tằm bền vững.
Phấn đấu mở trên 18 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm (100% số hộ trồng dâu được tham gia); tổ chức trên 8 cuộc tham quan, học tập các mô hình điển hình về sản xuất trồng dâu, nuôi tằm cho trên 300 lượt người.
Phấn đấu xây dựng được ít nhất 05 nhà tằm tiêu chuẩn áp dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng khay trượt, điều hòa nhiệt độ nhằm tăng diện tích sử dụng, tăng vòng quay nuôi tằm, tăng chất lượng, sản lượng kén, tăng giá trị thu nhập.
Thành lập mới từ 10 hợp tác xã, tổ hợp tác xã trở lên về trồng dâu nuôi tằm để tham gia các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Định hướng đến năm 2030, huyện phấn đấu phát triển vùng trồng dâu tập trung gắn với chuỗi giá trị bền vững quy mô đạt 600ha, trong đó, trồng mới 300ha (thay thế 38,5ha diện tích dâu già cỗi, trồng mới mở rộng diện tích dâu 261,5ha); áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất, chất lượng đối với 300ha dâu đã trồng; duy trì ổn định thâm canh diện tích 600 ha dâu từ năm 2030.
Sản lượng kén đạt 1.200 tấn trở lên, giá trị thu khoảng 192 tỷ đồng; có các sản phẩm chế biến sâu từ kén tằm, xây dựng và phát triển nghề trồng dâu tằm gắn với phát triển mô hình du lịch nông thôn theo hướng nâng cao giá trị
Để đạt được mục tiêu, Đề án đưa ra các giải pháp để thực hiện. Trong đó, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lá dâu. Theo đó, đối với diện tích dâu hiện có sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng lá. Đối với diện tích dâu trồng mới, sẽ tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển, mở rộng diện tích trồng dâu, đưa các giống dâu tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao, được nhập từ các công ty, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện theo quy định vào trồng mới; thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật trong thâm canh dâu.
Đối với nuôi tằm, sẽ hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tằm; quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn trứng, giống tằm con, nguồn gốc được nhập từ các công ty, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện theo quy định; khuyến khích các hộ nuôi tằm con tập trung để cung ứng giống cho các hộ nuôi tằm lớn. Thực hiện các mô hình nuôi tằm điểm áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như: xây dựng nhà tằm con tập trung (nhà tằm con kiểu mẫu), mô hình nhà nuôi tằm lớn tiêu chuẩn có lắp điều hòa, nuôi tằm trên khay trượt để tiết kiệm diện tích nhà tằm.
Cùng với đó, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm để phát triển theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định bền vững; định hướng, tư vấn, hướng dẫn việc quản lý, điều hành hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tăng cường, phát triển mối liên kết sản xuất giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm và các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước trong tổ chức sản xuất trồng dâu nuôi tằm, tiêu thụ sản phẩm.
2686 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Kỳ hợp thứ 13, Hội đồng nhân dân huyện Văn Yên khóa XVIII đã nghị quyết thông qua Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm huyện Văn Yên, giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu tiếp tục xác định chương trình trồng dâu nuôi tằm là chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp quan trọng của huyện.Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm huyện Văn Yên, giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 được tập trung quy hoạch và phát triển ở các xã trọng điểm: Xuân Ái, Yên Thái, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh, Tân Hợp, Đông Cuông, An Bình và một số xã khác có điều kiện phát triển trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện.
Đề án đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là phát triển vùng trồng dâu tập trung gắn với chuỗi giá trị, quy mô đạt 338,5 ha, trong đó, diện tích đã có 38,5 ha; trồng mới diện tích dâu 300ha (năm 2024 trồng mới 120 ha, năm 2025 trồng mới 180 ha); bổ sung cơ cấu dâu có năng suất, chất lượng phát triển mở rộng ra các xã trong huyện, đưa năng suất lá dâu trung bình đạt 38 - 40 tấn/ha/năm.
Đến hết năm 2025, sản lượng kén đạt trên 677 tấn, giá trị thu trên 108 tỷ đồng. Phấn đấu xây dựng 6 chuỗi liên kết sản xuất với trên 90% các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện đều tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ kén tằm, ổn định đầu ra cho sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị dâu tằm bền vững.
Phấn đấu mở trên 18 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm (100% số hộ trồng dâu được tham gia); tổ chức trên 8 cuộc tham quan, học tập các mô hình điển hình về sản xuất trồng dâu, nuôi tằm cho trên 300 lượt người.
Phấn đấu xây dựng được ít nhất 05 nhà tằm tiêu chuẩn áp dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng khay trượt, điều hòa nhiệt độ nhằm tăng diện tích sử dụng, tăng vòng quay nuôi tằm, tăng chất lượng, sản lượng kén, tăng giá trị thu nhập.
Thành lập mới từ 10 hợp tác xã, tổ hợp tác xã trở lên về trồng dâu nuôi tằm để tham gia các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Định hướng đến năm 2030, huyện phấn đấu phát triển vùng trồng dâu tập trung gắn với chuỗi giá trị bền vững quy mô đạt 600ha, trong đó, trồng mới 300ha (thay thế 38,5ha diện tích dâu già cỗi, trồng mới mở rộng diện tích dâu 261,5ha); áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất, chất lượng đối với 300ha dâu đã trồng; duy trì ổn định thâm canh diện tích 600 ha dâu từ năm 2030.
Sản lượng kén đạt 1.200 tấn trở lên, giá trị thu khoảng 192 tỷ đồng; có các sản phẩm chế biến sâu từ kén tằm, xây dựng và phát triển nghề trồng dâu tằm gắn với phát triển mô hình du lịch nông thôn theo hướng nâng cao giá trị
Để đạt được mục tiêu, Đề án đưa ra các giải pháp để thực hiện. Trong đó, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lá dâu. Theo đó, đối với diện tích dâu hiện có sẽ tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng lá. Đối với diện tích dâu trồng mới, sẽ tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển, mở rộng diện tích trồng dâu, đưa các giống dâu tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao, được nhập từ các công ty, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện theo quy định vào trồng mới; thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật trong thâm canh dâu.
Đối với nuôi tằm, sẽ hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi tằm; quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn trứng, giống tằm con, nguồn gốc được nhập từ các công ty, cơ sở sản xuất có đủ điều kiện theo quy định; khuyến khích các hộ nuôi tằm con tập trung để cung ứng giống cho các hộ nuôi tằm lớn. Thực hiện các mô hình nuôi tằm điểm áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như: xây dựng nhà tằm con tập trung (nhà tằm con kiểu mẫu), mô hình nhà nuôi tằm lớn tiêu chuẩn có lắp điều hòa, nuôi tằm trên khay trượt để tiết kiệm diện tích nhà tằm.
Cùng với đó, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm để phát triển theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ổn định bền vững; định hướng, tư vấn, hướng dẫn việc quản lý, điều hành hoạt động các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm tăng cường, phát triển mối liên kết sản xuất giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm và các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước trong tổ chức sản xuất trồng dâu nuôi tằm, tiêu thụ sản phẩm.