CTTĐT - Để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã tập trung tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch để thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư sản xuất kinh doanh và tiếp nhận lao động trên địa bàn tỉnh vào làm việc.
Các em học sinh Yên Bái được tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại Ngày hội việc làm
Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thị trường lao động từ cuối năm 2020 đến hết quý III năm 2021 có nhiều biến động, lực lượng lao động có xu hướng giảm, số lao động mất việc làm tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, đã thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; tăng cường công tác dự báo xu hướng và nhu cầu thị trường lao động; điều tra nhu cầu lao động trong các loại hình doanh nghiệp; tăng cường giao dịch việc làm, chủ động cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; chỉ đạo rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan để hướng dẫn các doanh nghiệp phương án hỗ trợ, thực hiện các chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh.
Cùng với đó, xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân duy trì việc làm, tạo việc làm, địa phương đã quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (CSXH). Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng đến tất cả các điểm giao dịch xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn. Để nguồn vốn cho vay không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có tác dụng xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tạo động lực, kích thích bà con mạnh dạn trong làm ăn phát triển kinh tế, tập trung đầu tư vào những ngành nghề thế mạnh của địa phương, những mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm chương trình OCOP như: Kinh doanh du lịch cộng đồng ở Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ; kinh doanh chế tác đá thủ công mỹ nghệ, trồng cây ăn quả ở Lục Yên; phát triển nghề chăn nuôi gà thương phẩm, trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên, trồng cây ăn quả đặc sản ở Văn Chấn, trồng và chế biến quế ở Văn Yên, trồng rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khác.v.v. Qua kiểm tra đối chiếu sử dụng vốn vay cho thấy các hộ được thụ hưởng nguồn vốn đều đang sử dụng rất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, các hộ vay thực hiện nghiêm túc việc trả lãi và trả nợ gốc đúng hạn, không có trường hợp nào có nợ quá hạn, nguồn vốn của ngân sách địa phương được bảo toàn 100%.
Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn chính sách về lao động, việc làm, học nghề, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được triển khai kịp thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã khảo sát, kết nối với với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động để kịp thời hỗ trợ tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động bị mất việc làm từ các tỉnh trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) tiếp tục duy trì, tăng cường quản lý, chấn chỉnh để ổn định bền vững.
Từ những giải pháp trên, giai đoạn 2019-2023, với việc thực hiện hiệu quả lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã có 109.650 lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm (bình quân mỗi năm giải quyết trên 21.000 lao động; đạt 125,3% kế hoạch).
Cơ cấu lao động được giải quyết việc làm hàng năm: Đối với khu vực thành thị, người lao động được hỗ trợ tạo việc làm trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm 48,73%, ngành công nghiệp - xây dựng 32,68%, ngành nông nghiệp ở mức 18,59%; ở khu vực nông thôn, tạo việc làm trong ngành nông nghiệp chiếm 51,95%, ngành công nghiệp và xây dựng 24,35%, ngành thương mại-dịch vụ chiếm 23,7%. Lao động có việc làm khu vực thành thị bình quân mỗi năm tăng 1,18%, cao hơn so với khu vực nông thôn (0,78%), nguyên nhân chủ yếu do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và dòng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.
538 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã tập trung tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, cởi mở, minh bạch để thu hút các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư sản xuất kinh doanh và tiếp nhận lao động trên địa bàn tỉnh vào làm việc. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thị trường lao động từ cuối năm 2020 đến hết quý III năm 2021 có nhiều biến động, lực lượng lao động có xu hướng giảm, số lao động mất việc làm tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn biến phức tạp. Trước tình hình trên, đã thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; tăng cường công tác dự báo xu hướng và nhu cầu thị trường lao động; điều tra nhu cầu lao động trong các loại hình doanh nghiệp; tăng cường giao dịch việc làm, chủ động cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; chỉ đạo rà soát các quy định của pháp luật về lao động và các văn bản có liên quan để hướng dẫn các doanh nghiệp phương án hỗ trợ, thực hiện các chính sách đối với người lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh do dịch bệnh.
Cùng với đó, xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân duy trì việc làm, tạo việc làm, địa phương đã quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (CSXH). Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng đến tất cả các điểm giao dịch xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn. Để nguồn vốn cho vay không chỉ tạo việc làm cho người lao động mà còn có tác dụng xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tạo động lực, kích thích bà con mạnh dạn trong làm ăn phát triển kinh tế, tập trung đầu tư vào những ngành nghề thế mạnh của địa phương, những mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm chương trình OCOP như: Kinh doanh du lịch cộng đồng ở Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ; kinh doanh chế tác đá thủ công mỹ nghệ, trồng cây ăn quả ở Lục Yên; phát triển nghề chăn nuôi gà thương phẩm, trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên, trồng cây ăn quả đặc sản ở Văn Chấn, trồng và chế biến quế ở Văn Yên, trồng rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khác.v.v. Qua kiểm tra đối chiếu sử dụng vốn vay cho thấy các hộ được thụ hưởng nguồn vốn đều đang sử dụng rất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, các hộ vay thực hiện nghiêm túc việc trả lãi và trả nợ gốc đúng hạn, không có trường hợp nào có nợ quá hạn, nguồn vốn của ngân sách địa phương được bảo toàn 100%.
Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn chính sách về lao động, việc làm, học nghề, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được triển khai kịp thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã khảo sát, kết nối với với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động để kịp thời hỗ trợ tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động bị mất việc làm từ các tỉnh trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) tiếp tục duy trì, tăng cường quản lý, chấn chỉnh để ổn định bền vững.
Từ những giải pháp trên, giai đoạn 2019-2023, với việc thực hiện hiệu quả lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã có 109.650 lao động được hỗ trợ giải quyết việc làm (bình quân mỗi năm giải quyết trên 21.000 lao động; đạt 125,3% kế hoạch).
Cơ cấu lao động được giải quyết việc làm hàng năm: Đối với khu vực thành thị, người lao động được hỗ trợ tạo việc làm trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm 48,73%, ngành công nghiệp - xây dựng 32,68%, ngành nông nghiệp ở mức 18,59%; ở khu vực nông thôn, tạo việc làm trong ngành nông nghiệp chiếm 51,95%, ngành công nghiệp và xây dựng 24,35%, ngành thương mại-dịch vụ chiếm 23,7%. Lao động có việc làm khu vực thành thị bình quân mỗi năm tăng 1,18%, cao hơn so với khu vực nông thôn (0,78%), nguyên nhân chủ yếu do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và dòng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị.