CTTĐT - Sáng ngày 01/03/2024, tại tỉnh Bắc Cạn, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Cổng TTĐT tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
- Kính thưa: Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương.
- Thưa đồng chí Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo UBND các tỉnh trong Cụm Thi đua cùng toàn thể đại biểu dự Hội nghị.
Trước hết tôi bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao với nội dung Báo cáo do đơn vị Trưởng Cụm thi đua trình bày (và ý kiến phát biểu của các đại biểu tại Hội nghị). Được phép phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, tôi xin phát biểu làm rõ thêm những kết quả đạt được và chia sẻ một số cách làm của Yên Bái trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước thời gian qua.
Kính thưa Hội nghị.
1. Xuất phát từ điều kiện và tình hình thực tiễn, Yên Bái luôn xác định: Để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, thì việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách là yếu tố quan trọng, quyết định; đây cũng là 1 trong 3 đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững tỉnh. Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã chủ động ban hành đồng bộ hệ thống văn bản phủ khắp trên các lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, đầu tư, giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, văn hóa, chuyển đổi số..v..v) và bảo đảm quốc phòng an ninh để thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp theo (với 12 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy; 80 nghị quyết, chỉ thị, quy định, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; hơn 100 nghị quyết và các đề án, chính sách của HĐND và UBND tỉnh) .
Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện cho thấy, các nghị quyết, chỉ thị, cơ chế, chính sách, đề án của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã phát huy hiệu quả thiết thực, đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Cùng với các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương, đặc biệt là thực hiện các Chương trình MTQG, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, song Yên Bái vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi:
2. Yên Bái đã hoàn thành 29/32 chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có 17 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Kinh tế của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6%, tuy không đạt kế hoạch (Kế hoạch là 7,5%), song vẫn đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, 36/63 tỉnh, thành phố. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,29%, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và lọt vào tốp khá cao trong mặt bằng chung của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng .
Năm 2023, Yên Bái đã hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách giai đoạn 2021-2025 cũng như các CTMTQG; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội… Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, có bước tăng trưởng vượt bậc; Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ , quốc phòng an ninh được đảm bảo.
3. Trong những kết quả đó, có vai trò quan trọng của các phong trào thi đua và những cách làm mới, sáng tạo của địa phương:
Một là: Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng trong khu vực về xây dựng nông thôn mới.
Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn NTM; 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; đến nay đã có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ NTM; Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong vùng có 02 huyện đạt chuẩn NTM.
Trong xây dựng NTM, tỉnh Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ hống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng NTM được gắn với các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đã tạo ra Phong trào thi đua lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ tại các địa phương (nhất là các phong trào ”dịch rào hiến đất”, tự nguyện hiến đất, hiến cây cối, hoa mầu, vật kiến trúc để có mặt bằng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xây dựng nông thôn mới).
Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như: Kiên trì tuyên truyền, thuyết phục; lấy hộ dễ làm trước, thuyết phục hộ khó làm sau; phân công cụ thể cho từng đoàn thể vận động hội, đoàn viên trong gia đình. Việc tự nguyện giải phóng mặt bằng đã trở thành biểu tượng, hình ảnh tốt đẹp trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện rõ vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp...
4. 2. Hai là, Yên Bái là tỉnh đứng đầu trong khu vực và thứ 4 trong cả nước về giải ngân các nguồn vốn thực hiện các CTMTQG.
Yên Bái luôn xác định giải ngân được thì chính sách mới đến được với người dân; kết qủa giải ngân sẽ góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân.
Kết quả thực hiện kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2023
Vốn đầu tư phát triển: Giải ngân đạt 1.424.002 triệu đồng/kế hoạch 1.429.748 triệu đồng, bằng 99,6% (gồm: Vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 1.238.156 triệu đồng/kế hoạch 1.243.902 triệu đồng, bằng 99,5%; Vốn ngân sách địa phương đối ứng giải ngân đạt 185.846 triệu đồng/kế hoạch 185.846 triệu đồng, bằng 100%.). Vốn sự nghiệp: Giải ngân đạt 356.635 triệu đồng/kế hoạch 880.766 triệu đồng, bằng 40,5%.
Về cách làm trong thực hiện các Chương trình MTQG: UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành hàng tháng tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương trực tiếp nắm bắt tiến độ thực hiện, giải ngân và cam kết giải ngân kinh phí sự nghiệp của các địa phương; kịp thời giải đáp các khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức nhóm hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia trên nền tảng zalo với 200 thành viên từ cấp tỉnh xuống cấp xã, kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của trung ương, tỉnh đến cơ sở, cùng với đó kịp thời giải đáp khó khăn vướng mắc cho các đơn vị triển khai dự án. Đồng thời thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện việc kiểm tra công tác phân bổ, giải ngân vốn sự nghiệp 03 chương trình MTQG đối với các địa phương qua đó giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Tỉnh đã lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô các dự án; lấy hiệu quả, sự cấp thiết của nhiệm vụ, dự án; nguyện vọng chính đáng của người dân; sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch làm mục tiêu, mục đích để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình.
5. Nổi bật là việc triển khai làm nhà cho hộ nghèo: Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, với mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới 2.100 căn nhà (trong đó có 1.600 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Đề án) với tổng kinh phí hỗ trợ gần 79 tỷ đồng huy động từ Đề án, đồng thời đã huy động thêm gần 80 tỷ đồng hỗ trợ từ cộng đồng dân cư để làm nhà cho hộ nghèo .
Từ kết quả giải ngân tích cực đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững: Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76% so với năm 2022, đạt 107% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 9,16%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,54%, đạt 126% kế hoạch, tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm còn 3,92%. Tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm bình quân 8,74%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 5,81% so với cuối năm 2022.
6. Ba là: Trong phát triển văn hóa, du lịch, Yên Bái luôn coi trọng công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa theo đúng phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “biến di sản thành tài sản” phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch. Năm 2023 đã tổ chức 3 sự kiện cấp tỉnh, duy trì các sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội và các sản phẩm du lịch ở các địa phương trong tỉnh. Các hoạt động này không chỉ góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân mà còn trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, lan tỏa mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc và cổ vũ động viên nhân dân tham gia nhiệt tình các hoạt động (YB đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân: Lễ hội Mường Lò, Lễ hội Khèn Mông; lễ công bố Quy hoạch tỉnh với các màn biểu diễn của hàng ngàn người dân (2-3.000 người) với tinh thần tự nguyện, thực sự là những ngày hội lớn).
7. Về một số cách làm của Yên Bái trong phát triển kinh tế xã hội và thực hiện phong trào thi đua yêu nước
- Năm 2023, là năm thứ 5 tỉnh Yên Bái thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy, tạo động lực thi đua và sức lan tỏa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Chương trình hành động hằng năm của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đã vượt xa hơn các kế hoạch thông thường, trở thành một phong trào rộng lớn, có quy mô và tầm ảnh hưởng đến toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
“Giao nhiệm vụ - khoán sản phẩm” thông qua Chương trình hành động là một trong những đổi mới mạnh mẽ về tư duy, thể hiện sự sáng tạo, đột phá trong phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy và là một trong những cách làm hay của Yên Bái trong thời gian qua. Đồng thời, có sức lan tỏa, thu hút mạnh mẽ, tạo một luồng sinh khí mới để các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải suy nghĩ, trăn trở, tìm tòi, không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, thay đổi tác phong, lề lối làm việc để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của năm.
8. Bốn là, cùng với thi đua, công tác khen thưởng luôn được quan tâm, kịp thời và thực hiện có hiệu quả ở cả 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến) - đặc biệt là trong triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, thưởng Nông thôn mới... đã trở thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh .
+ Thưởng CTHĐ của Tỉnh uỷ trong 05 năm: 52,957 tỷ đồng (trong đó: năm 2019 là 9,02 tỷ đồng; năm 2020 là 8,77 tỷ đồng; năm 2021 là 9,86 tỷ đồng; năm 2022 là 11,79 tỷ đồng; năm 2023 là 13,508 tỷ đồng).
+ Thưởng xây dựng NTM: Từ năm 2021 đến hết năm 2023 đã có 56 xã và 250 thôn (bản) được khen thưởng với tổng kinh phí thưởng là 73,05 tỷ đồng (trong đó: Có 56 xã được thưởng với kinh phí: 39,2 tỷ đồng; 250 thôn (bản) được thưởng với tổng kinh phí là:33,85 tỷ đồng).
9.Về kiến nghị, đề xuất
Yên Bái là tỉnh nằm trong vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ - địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Yên Bái còn gặp rất nhiều khó khăn, như: Địa hình đồi núi chia cắt mạnh, hạ tầng thiếu đồng bộ; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng; là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng; dân tộc thiểu số còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Yên Bái có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm ưu tiên giành nguồn lực đầu tư các công trình dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai; tiếp tục bố trí nguồn lực sớm hoàn thành việc sắp xếp và bố trí lại dân cư đặc biệt là đối với các dự án di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất; nghiên cứu ban hành Dự án tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực Tây Bắc hoặc cho cả Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Quan điểm trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 96-NQ/TW ngày 1/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển của Vùng là "xanh, bền vững". Do đó, bảo vệ và phát triển rừng có vị trí quan trọng, trong đó, người dân có vai trò chủ thể; muốn vậy, người dân phải sống được nhờ rừng. Đề nghị Trung ương có chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; phát triển kinh tế dưới tán rừng (vừa phát triển rừng, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ dưới tán rừng) để người dân yên tâm sống được nhờ rừng, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
3. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn, lưu truyền. Đề nghị Trung ương xem xét ban hành Đề án, dành nguồn lực và có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong Vùng .
4. Tiếp tục nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số (hình thức cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ) để tạo nguồn cán bộ tại chỗ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng, trình độ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
5. Đề nghị các tỉnh trong Cụm thi đua tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển kinh tế - xã hội, nhất là liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm “Một cung đường, nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch.
Trên đây là một số ý kiến phát biểu của tỉnh Yên Bái. Trước khi dừng lời, tôi xin chúc các đồng chí Lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam - Thành viên Hội đồng TĐKT Trung ương; Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng các đại biểu dự Hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!
1881 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 01/03/2024, tại tỉnh Bắc Cạn, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 của Cụm thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc. Cổng TTĐT tỉnh trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.- Kính thưa: Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Ủy viên Hội đồng TĐKT Trung ương.
- Thưa đồng chí Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; các đồng chí Lãnh đạo UBND các tỉnh trong Cụm Thi đua cùng toàn thể đại biểu dự Hội nghị.
Trước hết tôi bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao với nội dung Báo cáo do đơn vị Trưởng Cụm thi đua trình bày (và ý kiến phát biểu của các đại biểu tại Hội nghị). Được phép phát biểu tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, tôi xin phát biểu làm rõ thêm những kết quả đạt được và chia sẻ một số cách làm của Yên Bái trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước thời gian qua.
Kính thưa Hội nghị.
1. Xuất phát từ điều kiện và tình hình thực tiễn, Yên Bái luôn xác định: Để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, thì việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách là yếu tố quan trọng, quyết định; đây cũng là 1 trong 3 đột phá chiến lược trong Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững tỉnh. Do đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Yên Bái đã chủ động ban hành đồng bộ hệ thống văn bản phủ khắp trên các lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, đầu tư, giáo dục, y tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, văn hóa, chuyển đổi số..v..v) và bảo đảm quốc phòng an ninh để thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp theo (với 12 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy; 80 nghị quyết, chỉ thị, quy định, đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; hơn 100 nghị quyết và các đề án, chính sách của HĐND và UBND tỉnh) .
Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện cho thấy, các nghị quyết, chỉ thị, cơ chế, chính sách, đề án của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã phát huy hiệu quả thiết thực, đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Cùng với các nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương, đặc biệt là thực hiện các Chương trình MTQG, năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, song Yên Bái vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi:
2. Yên Bái đã hoàn thành 29/32 chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có 17 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Kinh tế của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6%, tuy không đạt kế hoạch (Kế hoạch là 7,5%), song vẫn đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, 36/63 tỉnh, thành phố. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,29%, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và lọt vào tốp khá cao trong mặt bằng chung của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng .
Năm 2023, Yên Bái đã hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức triển khai hiệu quả các nghị quyết, đề án, chính sách giai đoạn 2021-2025 cũng như các CTMTQG; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội… Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, có bước tăng trưởng vượt bậc; Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ , quốc phòng an ninh được đảm bảo.
3. Trong những kết quả đó, có vai trò quan trọng của các phong trào thi đua và những cách làm mới, sáng tạo của địa phương:
Một là: Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng trong khu vực về xây dựng nông thôn mới.
Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có 106 xã đạt chuẩn NTM; 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; đến nay đã có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ NTM; Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong vùng có 02 huyện đạt chuẩn NTM.
Trong xây dựng NTM, tỉnh Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ hống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng NTM được gắn với các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân đã tạo ra Phong trào thi đua lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ tại các địa phương (nhất là các phong trào ”dịch rào hiến đất”, tự nguyện hiến đất, hiến cây cối, hoa mầu, vật kiến trúc để có mặt bằng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xây dựng nông thôn mới).
Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như: Kiên trì tuyên truyền, thuyết phục; lấy hộ dễ làm trước, thuyết phục hộ khó làm sau; phân công cụ thể cho từng đoàn thể vận động hội, đoàn viên trong gia đình. Việc tự nguyện giải phóng mặt bằng đã trở thành biểu tượng, hình ảnh tốt đẹp trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện rõ vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp...
4. 2. Hai là, Yên Bái là tỉnh đứng đầu trong khu vực và thứ 4 trong cả nước về giải ngân các nguồn vốn thực hiện các CTMTQG.
Yên Bái luôn xác định giải ngân được thì chính sách mới đến được với người dân; kết qủa giải ngân sẽ góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân.
Kết quả thực hiện kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2023
Vốn đầu tư phát triển: Giải ngân đạt 1.424.002 triệu đồng/kế hoạch 1.429.748 triệu đồng, bằng 99,6% (gồm: Vốn ngân sách trung ương giải ngân đạt 1.238.156 triệu đồng/kế hoạch 1.243.902 triệu đồng, bằng 99,5%; Vốn ngân sách địa phương đối ứng giải ngân đạt 185.846 triệu đồng/kế hoạch 185.846 triệu đồng, bằng 100%.). Vốn sự nghiệp: Giải ngân đạt 356.635 triệu đồng/kế hoạch 880.766 triệu đồng, bằng 40,5%.
Về cách làm trong thực hiện các Chương trình MTQG: UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành hàng tháng tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương trực tiếp nắm bắt tiến độ thực hiện, giải ngân và cam kết giải ngân kinh phí sự nghiệp của các địa phương; kịp thời giải đáp các khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức nhóm hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia trên nền tảng zalo với 200 thành viên từ cấp tỉnh xuống cấp xã, kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của trung ương, tỉnh đến cơ sở, cùng với đó kịp thời giải đáp khó khăn vướng mắc cho các đơn vị triển khai dự án. Đồng thời thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện việc kiểm tra công tác phân bổ, giải ngân vốn sự nghiệp 03 chương trình MTQG đối với các địa phương qua đó giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Tỉnh đã lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô các dự án; lấy hiệu quả, sự cấp thiết của nhiệm vụ, dự án; nguyện vọng chính đáng của người dân; sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch làm mục tiêu, mục đích để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình.
5. Nổi bật là việc triển khai làm nhà cho hộ nghèo: Năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025, với mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định.
Trong năm 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới 2.100 căn nhà (trong đó có 1.600 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Đề án) với tổng kinh phí hỗ trợ gần 79 tỷ đồng huy động từ Đề án, đồng thời đã huy động thêm gần 80 tỷ đồng hỗ trợ từ cộng đồng dân cư để làm nhà cho hộ nghèo .
Từ kết quả giải ngân tích cực đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững: Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76% so với năm 2022, đạt 107% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 9,16%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 1,54%, đạt 126% kế hoạch, tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm còn 3,92%. Tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm bình quân 8,74%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 5,81% so với cuối năm 2022.
6. Ba là: Trong phát triển văn hóa, du lịch, Yên Bái luôn coi trọng công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa theo đúng phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “biến di sản thành tài sản” phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch. Năm 2023 đã tổ chức 3 sự kiện cấp tỉnh, duy trì các sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội và các sản phẩm du lịch ở các địa phương trong tỉnh. Các hoạt động này không chỉ góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho người dân mà còn trực tiếp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, lan tỏa mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc và cổ vũ động viên nhân dân tham gia nhiệt tình các hoạt động (YB đã tổ chức thành công rất nhiều sự kiện có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân: Lễ hội Mường Lò, Lễ hội Khèn Mông; lễ công bố Quy hoạch tỉnh với các màn biểu diễn của hàng ngàn người dân (2-3.000 người) với tinh thần tự nguyện, thực sự là những ngày hội lớn).
7. Về một số cách làm của Yên Bái trong phát triển kinh tế xã hội và thực hiện phong trào thi đua yêu nước
- Năm 2023, là năm thứ 5 tỉnh Yên Bái thực hiện “giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy, tạo động lực thi đua và sức lan tỏa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Chương trình hành động hằng năm của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị đã vượt xa hơn các kế hoạch thông thường, trở thành một phong trào rộng lớn, có quy mô và tầm ảnh hưởng đến toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
“Giao nhiệm vụ - khoán sản phẩm” thông qua Chương trình hành động là một trong những đổi mới mạnh mẽ về tư duy, thể hiện sự sáng tạo, đột phá trong phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy và là một trong những cách làm hay của Yên Bái trong thời gian qua. Đồng thời, có sức lan tỏa, thu hút mạnh mẽ, tạo một luồng sinh khí mới để các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải suy nghĩ, trăn trở, tìm tòi, không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo, thay đổi tác phong, lề lối làm việc để triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của năm.
8. Bốn là, cùng với thi đua, công tác khen thưởng luôn được quan tâm, kịp thời và thực hiện có hiệu quả ở cả 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến) - đặc biệt là trong triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, thưởng Nông thôn mới... đã trở thành động lực thúc đẩy các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh .
+ Thưởng CTHĐ của Tỉnh uỷ trong 05 năm: 52,957 tỷ đồng (trong đó: năm 2019 là 9,02 tỷ đồng; năm 2020 là 8,77 tỷ đồng; năm 2021 là 9,86 tỷ đồng; năm 2022 là 11,79 tỷ đồng; năm 2023 là 13,508 tỷ đồng).
+ Thưởng xây dựng NTM: Từ năm 2021 đến hết năm 2023 đã có 56 xã và 250 thôn (bản) được khen thưởng với tổng kinh phí thưởng là 73,05 tỷ đồng (trong đó: Có 56 xã được thưởng với kinh phí: 39,2 tỷ đồng; 250 thôn (bản) được thưởng với tổng kinh phí là:33,85 tỷ đồng).
9.Về kiến nghị, đề xuất
Yên Bái là tỉnh nằm trong vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ - địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, Yên Bái còn gặp rất nhiều khó khăn, như: Địa hình đồi núi chia cắt mạnh, hạ tầng thiếu đồng bộ; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng; là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng; dân tộc thiểu số còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Yên Bái có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
1. Đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm ưu tiên giành nguồn lực đầu tư các công trình dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai; tiếp tục bố trí nguồn lực sớm hoàn thành việc sắp xếp và bố trí lại dân cư đặc biệt là đối với các dự án di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do lũ ống, lũ quét và sạt lở đất; nghiên cứu ban hành Dự án tổng thể về thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực Tây Bắc hoặc cho cả Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Quan điểm trong Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 96-NQ/TW ngày 1/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển của Vùng là "xanh, bền vững". Do đó, bảo vệ và phát triển rừng có vị trí quan trọng, trong đó, người dân có vai trò chủ thể; muốn vậy, người dân phải sống được nhờ rừng. Đề nghị Trung ương có chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp đa mục tiêu; phát triển kinh tế dưới tán rừng (vừa phát triển rừng, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ dưới tán rừng) để người dân yên tâm sống được nhờ rừng, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
3. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với nhiều nét văn hóa đặc sắc cần được bảo tồn, lưu truyền. Đề nghị Trung ương xem xét ban hành Đề án, dành nguồn lực và có chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong Vùng .
4. Tiếp tục nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số (hình thức cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ) để tạo nguồn cán bộ tại chỗ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng, trình độ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
5. Đề nghị các tỉnh trong Cụm thi đua tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển kinh tế - xã hội, nhất là liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch để hình thành các động lực tăng trưởng du lịch theo phương châm “Một cung đường, nhiều điểm đến”, hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch.
Trên đây là một số ý kiến phát biểu của tỉnh Yên Bái. Trước khi dừng lời, tôi xin chúc các đồng chí Lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam - Thành viên Hội đồng TĐKT Trung ương; Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng các đại biểu dự Hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!