CTTĐT - Để chủ động phòng chống bệnh dại trên địa bàn, UBND huyện Văn Chấn đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại năm 2017.
Khi bị chó nghi dại cắn, phải đưa bệnh nhân đến các điểm tiêm phòng dại.
Năm 2016, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã ghi nhận 719 ca phơi nhiễm bệnh dại. Số ca đươc tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại là 659 ca, số ca không tiêm là 60 ca (trong đó 1 ca tử vong). Tuy số ca phơi nhiễm với bệnh dại giảm 30,6% so với năm 2015 nhưng tình hình bệnh dại hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, người dân khi bị chó cắn vẫn chủ quan không đến cơ sở y tế khám, tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Năm 2017, dự báo số người bị phơi nhiễm với bệnh dại tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do virus dại lưu hành trên đàn chó khó kiểm soát, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, khi bị chó cắn không có điều kiện để tiêm vắc xin phòng bệnh nên nguy cơ tử vong do bệnh dại rất cao.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, huyện Văn Chấn phấn đấu năm 2017 triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại, tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm 30% số ca phơi nhiễm với bệnh dại so với năm 2016; 100% số ca phơi nhiễm với bệnh dại được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời, không để tử vong do bệnh dại và khống chế không để dịch lan trên diện rộng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, huyện Văn Chấn sẽ tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh dại; tuyên truyền vận động cho người dân khi bị phơi nhiễm với bệnh dại đến ngay phòng khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt; Tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại, vận động người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đến các điểm tiêm phòng bệnh dại gần nhất để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại; Duy trì 3 điểm tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn hoạt động thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng; Phát hiện, điều tra, giám sát và xử lý kịp thời 100% ổ dịch dại tại địa phương, không để dịch dại lan rộng. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung tuyên truyền thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, vận động người dân khi bị phơi nhiễm với bệnh dại đến ngay điểm tiêm phòng dại gần nhất để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt; phát động chiến dịch truyền thông về bệnh dại tại các xã, thị trấn trọng điểm.
1560 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phòng chống bệnh dại trên địa bàn, UBND huyện Văn Chấn đã ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh dại năm 2017.Năm 2016, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã ghi nhận 719 ca phơi nhiễm bệnh dại. Số ca đươc tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại là 659 ca, số ca không tiêm là 60 ca (trong đó 1 ca tử vong). Tuy số ca phơi nhiễm với bệnh dại giảm 30,6% so với năm 2015 nhưng tình hình bệnh dại hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, người dân khi bị chó cắn vẫn chủ quan không đến cơ sở y tế khám, tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Năm 2017, dự báo số người bị phơi nhiễm với bệnh dại tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do virus dại lưu hành trên đàn chó khó kiểm soát, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, khi bị chó cắn không có điều kiện để tiêm vắc xin phòng bệnh nên nguy cơ tử vong do bệnh dại rất cao.
Để chủ động phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, huyện Văn Chấn phấn đấu năm 2017 triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh dại, tăng cường giám sát và điều trị dự phòng phơi nhiễm, giảm 30% số ca phơi nhiễm với bệnh dại so với năm 2016; 100% số ca phơi nhiễm với bệnh dại được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời, không để tử vong do bệnh dại và khống chế không để dịch lan trên diện rộng.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, huyện Văn Chấn sẽ tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh dại; tuyên truyền vận động cho người dân khi bị phơi nhiễm với bệnh dại đến ngay phòng khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt; Tổ chức giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại, vận động người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đến các điểm tiêm phòng bệnh dại gần nhất để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại; Duy trì 3 điểm tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn hoạt động thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng; Phát hiện, điều tra, giám sát và xử lý kịp thời 100% ổ dịch dại tại địa phương, không để dịch dại lan rộng. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung tuyên truyền thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, vận động người dân khi bị phơi nhiễm với bệnh dại đến ngay điểm tiêm phòng dại gần nhất để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt; phát động chiến dịch truyền thông về bệnh dại tại các xã, thị trấn trọng điểm.