CTTĐT - Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bảo đảm trọng tâm, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh.
Việc triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bảo đảm trọng tâm, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cho sản phẩm
Giai đoạn 2021-2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung tham mưu đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để thích ứng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó đã chú trọng thực hiện nghiêm việc thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái; phối hợp, quản lý chặt chẽ việc áp dụng công nghệ bảo đảm phù hợp và an toàn với môi trường, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Từ năm 2021 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xác định, tuyển chọn, ký hợp đồng triển khai 46 nhiệm vụ khoa học và công nghệ mới trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin.... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học thực hiện đã bám sát được định hướng phát triển của ngành khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ đưa vào thực hiện có tính khả thi, được duy trì, ứng dụng, nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đối với nông nghiệp, đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu có giá trị kinh tế, góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, chuyển dịch về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cùng với đó đã triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ. Đồng thời, góp phần quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân. Một số nhiệm vụ khoa học sau khi kết thúc đạt kết quả khả quan đã được áp dụng vào sản xuất như: Dự án “Đánh giá khả năng thích ứng của giống đào ĐMN1 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải”; Đề tài “Nghiên cứu tính thích ứng của giống Na nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”; Dự án ”Ứng dụng tiến bộ khoa học ghép cải tạo, phát triển giống nhãn chín sớm PHS2 và chín muộn PHM99-1.1 trên gốc nhãn chất lượng thấp tại tỉnh Yên Bái”;...
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất, điều hành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn như Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý môi trường trực tuyến tỉnh Yên Bái ”; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái”... Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sản phẩm mới góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái, cũng như đã góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao giá trị, tạo vị thế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu xây dựng các giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của các sở, ngành; đưa ra các giải pháp, luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như: “Nghiên cứu, tính toán chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp nâng cao đóng góp của TFP vào kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái cho giai đoạn tiếp theo"; "Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái"....
Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị. Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường. Tính đến nay tỉnh Yên Bái đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 44 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Yên Bái, trong đó: Chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm; Nhãn hiệu chứng nhận cho 21 sản phẩm; Nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm.
Song song với đó, sở cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng, triển khai thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo triển khai hiệu quả, chất lượng theo quy định.
2160 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung triển khai các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bảo đảm trọng tâm, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh.Giai đoạn 2021-2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung tham mưu đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để thích ứng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh. Trong đó đã chú trọng thực hiện nghiêm việc thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư vào tỉnh Yên Bái; phối hợp, quản lý chặt chẽ việc áp dụng công nghệ bảo đảm phù hợp và an toàn với môi trường, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới quản lý khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh theo hướng tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Từ năm 2021 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xác định, tuyển chọn, ký hợp đồng triển khai 46 nhiệm vụ khoa học và công nghệ mới trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin.... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học thực hiện đã bám sát được định hướng phát triển của ngành khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ đưa vào thực hiện có tính khả thi, được duy trì, ứng dụng, nhân rộng trong sản xuất và đời sống ngày càng tăng, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, đối với nông nghiệp, đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu có giá trị kinh tế, góp phần thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông lâm nghiệp, chuyển dịch về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện tốt đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Cùng với đó đã triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ. Đồng thời, góp phần quản lý tốt hơn chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân. Một số nhiệm vụ khoa học sau khi kết thúc đạt kết quả khả quan đã được áp dụng vào sản xuất như: Dự án “Đánh giá khả năng thích ứng của giống đào ĐMN1 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải”; Đề tài “Nghiên cứu tính thích ứng của giống Na nhập nội tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”; Dự án ”Ứng dụng tiến bộ khoa học ghép cải tạo, phát triển giống nhãn chín sớm PHS2 và chín muộn PHM99-1.1 trên gốc nhãn chất lượng thấp tại tỉnh Yên Bái”;...
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng một số công nghệ mới, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất, điều hành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn như Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý môi trường trực tuyến tỉnh Yên Bái ”; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái”... Kết quả nghiên cứu đã góp phần tạo ra sản phẩm mới góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, phát hiện và ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng Internet tác động vào địa bàn tỉnh Yên Bái, cũng như đã góp phần bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ công nghiệp 4.0 và nâng cao giá trị, tạo vị thế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của tỉnh.
Trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu xây dựng các giải pháp để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn của các sở, ngành; đưa ra các giải pháp, luận cứ khoa học, hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiêu biểu như: “Nghiên cứu, tính toán chỉ số năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp nâng cao đóng góp của TFP vào kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái cho giai đoạn tiếp theo"; "Nghiên cứu biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình dạy và học chữ Nôm Dao phù hợp với bản sắc người Dao tỉnh Yên Bái"....
Đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã ưu tiên triển khai xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ một số sản phẩm nông sản đặc thù của địa phương dưới dạng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản được bảo hộ, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị. Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng, phát triển thương hiệu nông sản địa phương, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của tỉnh trên thị trường. Tính đến nay tỉnh Yên Bái đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 44 văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh Yên Bái, trong đó: Chỉ dẫn địa lý cho 10 sản phẩm; Nhãn hiệu chứng nhận cho 21 sản phẩm; Nhãn hiệu tập thể cho 12 sản phẩm.
Song song với đó, sở cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng, triển khai thực hiện và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo triển khai hiệu quả, chất lượng theo quy định.