CTTĐT - Sáng 13/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp với điểm cầu cấp tỉnh và 9 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các Tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đối số năm 2023
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái.
Dự hội nghị còn có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cùng đại biểu các công ty, doanh nghiệp của các tập đoàn công nghệ, viễn thông.
Toàn cảnh Hội nghị
Chuyển đổi số đang được triển khai bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả
Năm 2023, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của toàn dân, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 32/35 mục tiêu về chuyển đổi số, đạt 91,4%, hoàn thành 101/111 nhiệm vụ chuyển đổi số, đạt 91%. Chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân trên địa bàn tỉnh.
Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành 23 văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó, nhiều văn bản quan trọng, có tính chất dẫn dắt, định hướng tầm trung hạn như: Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030”. Trong năm, đã có 2/3 nhóm chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 60 của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống.
Đổi mới công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trên tinh thần hiệu quả, thiết thực, các địa phương như thành phố Yên Bái tổ chức đợt cao điểm hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; huyện Văn Yên ra mắt Bộ phận phục vụ hành chính công số; huyện Yên Bình ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh; huyện Trấn Yên ra mắt xã thông minh, thôn thông minh. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã khởi động mô hình “Bình dân học AI” nhằm giúp cán bộ và người dân nắm được công nghệ số hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn.
Hưởng ứng năm Dữ liệu số quốc gia với chủ đề tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo hướng ưu tiên tạo lập, số hóa, tập trung phát triển các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu các hệ thống thông tin của các bộ, ngành trung ương. Đến nay, 100% hồ sơ bệnh án đã được số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu; 100% hồ sơ CBCCVC tỉnh Yên Bái được đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC; 99% tổng số người tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh được xác thực với CSDL quốc gia về dân cư.
Triển khai ứng dụng nền tảng Công dân số tỉnh Yên Bái (Yên Bái-S), đến nay, trên 57% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đã sử dụng nền tảng; 03 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tiếp tục đạt được những thành quả quan trọng.
Dịch vụ công trực tuyến triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng với 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Yên Bái được nâng cấp, tích hợp “Trợ lý ảo” để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế số có bước thay đổi đáng kể, năm 2022 đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố; năm 2023 đóng góp 12,2% vào GRDP toàn tỉnh. Đã triển khai một số nền tảng phát triển kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bền vững.
Cùng với đó, tỉnh đã triển khai khoa học, bài bản 12 mô hình chuyển đổi số, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và thực tiễn, thể hiện qua việc xây dựng các mô hình triển khai thí điểm ở phạm vi hẹp, sau đó tổ chức đo lường, đánh giá hiệu quả của từng mô hình để nhân rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Kết quả chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian qua được minh chứng rõ nét nhất qua chỉ số chuyển đổi số DTI của tỉnh tăng nhanh và đều qua các năm, đến hết năm 2022, Yên Bái đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 25 bậc so với năm 2020, đứng thứ 03/63 tỉnh, thành phố về khả năng cải thiện chỉ số DTI.
Thảo luận tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đã làm rõ hơn về kết quả chuyển đổi số đạt được trong năm 2023, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của ngành, địa phương mình đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế khó khăn, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp cho công tác chuyển đổi số của tỉnh năm 2024…
Năm 2024: Triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (ảnh trên) đã đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các ban, sở, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của các tập đoàn công nghệ; sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đã đóng góp vào những kết quả rất đáng khích lệ trong thời gian qua.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, các ban, sở, ngành, địa phương cần bám sát chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 để xây dựng, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 với những chỉ tiêu cụ thể, đảm bảo khoa học, sát thực, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông mạnh mẽ về chuyển đổi số; làm tốt công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công nghệ số cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Huy động, phát huy vai trò trung tâm và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cùng cả hệ thống chính trị triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Thí điểm triển khai mô hình hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số giữa các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số của tỉnh, doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số trong và ngoài tỉnh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Phát huy vai trò của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh phong trào phát triển công dân số trong các tầng lớp nhân dân. Trước mắt, trong năm 2024, phát động sâu rộng phong trào “Bình dân học AI” trong toàn tỉnh; thí điểm triển khai nền tảng Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đẩy mạnh thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin vào làm việc trong hệ thống chính trị; thường xuyên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu số cho cán bộ, công chức các cấp. Tập trung đẩy nhanh quá trình xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục triển khai các hợp phần thuộc giai đoạn 2 của dự án “Xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái” theo kế hoạch.
Tiếp tục hoàn thiện, triển khai hiệu quả nền tảng Yên Bái - S, Sổ tay Đảng viên điện tử, Bàn làm việc số, Phòng họp không giấy... Nghiên cứu xây dựng, phát triển và triển khai các nền tảng: Nền tảng Tra cứu số liệu thống kê các ngành, lĩnh vực tỉnh Yên Bái; Nền tảng quản trị bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái.
Tập trung phát triển kinh tế số; đưa tỷ lệ đóng góp của kinh tế số vào GRDP của tỉnh đạt khoảng 16,5%. Nghiên cứu lựa chọn xây dựng huyện Văn Yên thành mô hình điểm về phát triển kinh tế số cấp huyện. Tích cực hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đưa 100% sản phẩm OCOP của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử và có phát sinh giao dịch. Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng, phần mềm du lịch thông minh nhằm hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch.
Nghiên cứu đề xuất đưa một số chỉ tiêu quan trọng về chuyển đổi số đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện; đồng thời, tham mưu để đưa một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đồng hành với tỉnh Yên Bái trong việc triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số; chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để tư vấn các giải pháp số phù hợp nhằm đổi mới mô hình quản trị, tổ chức sản xuất kinh doanh để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các đại biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đã làm rõ hơn về kết quả chuyển đổi số đạt được trong năm 2023, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của ngành, địa phương mình đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế khó khăn, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp cho công tác chuyển đổi số của tỉnh năm 2024…
Phát biểu Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và các địa phương, trong đó, tập trung vào:
Bám sát chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 và căn cứ Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của UBND tỉnh để sớm ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo rõ mục tiêu, rõ nhiệm vụ, rõ người thực hiện, thiết thực, khả thi.
Tổ chức thực hiện Kế hoạch đã ban hành; làm tốt công tác truyền thông, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công nghệ, nền tảng số cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; gắn truyền thông với việc triển khai và kết quả thực hiện từng nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch; khuyến khích và tiên phong đưa các ý tưởng, sáng kiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả về chuyển đổi số vào cuộc sống.
Huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong chuyển đổi số. Đẩy mạnh phong trào phát triển công dân số, phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt tiêu chí công dân số, 70% người dân trưởng thành đạt tiêu chí công dân số.
Xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thị, thành phố; sở, ban, ngành đạt chuyển đổi số/chuyển đổi số nâng cao.
Tập trung xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở dữ liệu; số hóa, cập nhật thông tin, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia để khai thác, sử dụng nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả sử dụng các nền tảng số dùng chung như: Sổ tay đảng viên điện tử; Yên Bái - S; Cổng dịch vụ công; Bàn làm việc số; Quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Huy động, bố trí nguồn lực phục vụ chuyển đổi số, bên cạnh nguồn ngân sách, cần huy động các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp để thực hiện.
Các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng; khuyến khích nhân rộng mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số phát triển khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ số. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn để người dân sử dụng Cổng dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Hội nghị đã công bố Kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023. Theo đó, Sở Thông tin - Truyền thông và Thành phố Yên Bái tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Tại Hội nghị, 15 cá nhân, 8 tập thể được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh năm 2023.
Các cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
2280 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 13/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết hợp với điểm cầu cấp tỉnh và 9 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố.
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái.
Dự hội nghị còn có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh; các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cùng đại biểu các công ty, doanh nghiệp của các tập đoàn công nghệ, viễn thông.
Toàn cảnh Hội nghị
Chuyển đổi số đang được triển khai bài bản, khoa học, sáng tạo, hiệu quả
Năm 2023, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và sự tham gia hưởng ứng của toàn dân, tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 32/35 mục tiêu về chuyển đổi số, đạt 91,4%, hoàn thành 101/111 nhiệm vụ chuyển đổi số, đạt 91%. Chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân trên địa bàn tỉnh.
Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành 23 văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó, nhiều văn bản quan trọng, có tính chất dẫn dắt, định hướng tầm trung hạn như: Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023 - 2030”. Trong năm, đã có 2/3 nhóm chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo Nghị quyết số 60 của HĐND tỉnh đi vào cuộc sống.
Đổi mới công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trên tinh thần hiệu quả, thiết thực, các địa phương như thành phố Yên Bái tổ chức đợt cao điểm hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; huyện Văn Yên ra mắt Bộ phận phục vụ hành chính công số; huyện Yên Bình ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh; huyện Trấn Yên ra mắt xã thông minh, thôn thông minh. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã khởi động mô hình “Bình dân học AI” nhằm giúp cán bộ và người dân nắm được công nghệ số hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn.
Hưởng ứng năm Dữ liệu số quốc gia với chủ đề tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo hướng ưu tiên tạo lập, số hóa, tập trung phát triển các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; kết nối chia sẻ với cơ sở dữ liệu các hệ thống thông tin của các bộ, ngành trung ương. Đến nay, 100% hồ sơ bệnh án đã được số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu; 100% hồ sơ CBCCVC tỉnh Yên Bái được đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC; 99% tổng số người tham gia BHXH, BHYT trong toàn tỉnh được xác thực với CSDL quốc gia về dân cư.
Triển khai ứng dụng nền tảng Công dân số tỉnh Yên Bái (Yên Bái-S), đến nay, trên 57% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh đã sử dụng nền tảng; 03 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tiếp tục đạt được những thành quả quan trọng.
Dịch vụ công trực tuyến triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng với 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Yên Bái được nâng cấp, tích hợp “Trợ lý ảo” để hỗ trợ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Kinh tế số có bước thay đổi đáng kể, năm 2022 đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố; năm 2023 đóng góp 12,2% vào GRDP toàn tỉnh. Đã triển khai một số nền tảng phát triển kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ và bền vững.
Cùng với đó, tỉnh đã triển khai khoa học, bài bản 12 mô hình chuyển đổi số, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và thực tiễn, thể hiện qua việc xây dựng các mô hình triển khai thí điểm ở phạm vi hẹp, sau đó tổ chức đo lường, đánh giá hiệu quả của từng mô hình để nhân rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Kết quả chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian qua được minh chứng rõ nét nhất qua chỉ số chuyển đổi số DTI của tỉnh tăng nhanh và đều qua các năm, đến hết năm 2022, Yên Bái đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 25 bậc so với năm 2020, đứng thứ 03/63 tỉnh, thành phố về khả năng cải thiện chỉ số DTI.
Thảo luận tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đã làm rõ hơn về kết quả chuyển đổi số đạt được trong năm 2023, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của ngành, địa phương mình đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế khó khăn, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp cho công tác chuyển đổi số của tỉnh năm 2024…
Năm 2024: Triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (ảnh trên) đã đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các ban, sở, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của các tập đoàn công nghệ; sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đã đóng góp vào những kết quả rất đáng khích lệ trong thời gian qua.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh, các ban, sở, ngành, địa phương cần bám sát chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 để xây dựng, ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 với những chỉ tiêu cụ thể, đảm bảo khoa học, sát thực, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông mạnh mẽ về chuyển đổi số; làm tốt công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công nghệ số cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Huy động, phát huy vai trò trung tâm và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân cùng cả hệ thống chính trị triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Thí điểm triển khai mô hình hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số giữa các đơn vị chuyên trách về chuyển đổi số của tỉnh, doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số trong và ngoài tỉnh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Phát huy vai trò của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh phong trào phát triển công dân số trong các tầng lớp nhân dân. Trước mắt, trong năm 2024, phát động sâu rộng phong trào “Bình dân học AI” trong toàn tỉnh; thí điểm triển khai nền tảng Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đẩy mạnh thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin vào làm việc trong hệ thống chính trị; thường xuyên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu số cho cán bộ, công chức các cấp. Tập trung đẩy nhanh quá trình xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiếp tục triển khai các hợp phần thuộc giai đoạn 2 của dự án “Xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Yên Bái” theo kế hoạch.
Tiếp tục hoàn thiện, triển khai hiệu quả nền tảng Yên Bái - S, Sổ tay Đảng viên điện tử, Bàn làm việc số, Phòng họp không giấy... Nghiên cứu xây dựng, phát triển và triển khai các nền tảng: Nền tảng Tra cứu số liệu thống kê các ngành, lĩnh vực tỉnh Yên Bái; Nền tảng quản trị bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái.
Tập trung phát triển kinh tế số; đưa tỷ lệ đóng góp của kinh tế số vào GRDP của tỉnh đạt khoảng 16,5%. Nghiên cứu lựa chọn xây dựng huyện Văn Yên thành mô hình điểm về phát triển kinh tế số cấp huyện. Tích cực hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đưa 100% sản phẩm OCOP của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử và có phát sinh giao dịch. Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng, phần mềm du lịch thông minh nhằm hỗ trợ công tác quản lý và phục vụ khách du lịch.
Nghiên cứu đề xuất đưa một số chỉ tiêu quan trọng về chuyển đổi số đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện; đồng thời, tham mưu để đưa một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục đồng hành với tỉnh Yên Bái trong việc triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số; chủ động tiếp cận các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh để tư vấn các giải pháp số phù hợp nhằm đổi mới mô hình quản trị, tổ chức sản xuất kinh doanh để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các đại biểu tham luận tại Hội nghị
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, đại biểu các sở, ngành, đoàn thể, địa phương, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đã làm rõ hơn về kết quả chuyển đổi số đạt được trong năm 2023, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay của ngành, địa phương mình đồng thời nêu lên những tồn tại, hạn chế khó khăn, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp cho công tác chuyển đổi số của tỉnh năm 2024…
Phát biểu Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và các địa phương, trong đó, tập trung vào:
Bám sát chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 và căn cứ Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của UBND tỉnh để sớm ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo rõ mục tiêu, rõ nhiệm vụ, rõ người thực hiện, thiết thực, khả thi.
Tổ chức thực hiện Kế hoạch đã ban hành; làm tốt công tác truyền thông, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, tạo và duy trì thói quen sử dụng công nghệ, nền tảng số cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; gắn truyền thông với việc triển khai và kết quả thực hiện từng nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch; khuyến khích và tiên phong đưa các ý tưởng, sáng kiến, cách làm sáng tạo, hiệu quả về chuyển đổi số vào cuộc sống.
Huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp, sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong chuyển đổi số. Đẩy mạnh phong trào phát triển công dân số, phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt tiêu chí công dân số, 70% người dân trưởng thành đạt tiêu chí công dân số.
Xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thị, thành phố; sở, ban, ngành đạt chuyển đổi số/chuyển đổi số nâng cao.
Tập trung xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cơ sở dữ liệu; số hóa, cập nhật thông tin, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia để khai thác, sử dụng nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành. Tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả sử dụng các nền tảng số dùng chung như: Sổ tay đảng viên điện tử; Yên Bái - S; Cổng dịch vụ công; Bàn làm việc số; Quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Huy động, bố trí nguồn lực phục vụ chuyển đổi số, bên cạnh nguồn ngân sách, cần huy động các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp để thực hiện.
Các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chuyển đổi số cộng đồng; khuyến khích nhân rộng mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số phát triển khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ số. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn để người dân sử dụng Cổng dịch vụ công để giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Hội nghị đã công bố Kết quả xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023. Theo đó, Sở Thông tin - Truyền thông và Thành phố Yên Bái tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng.
Tại Hội nghị, 15 cá nhân, 8 tập thể được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh năm 2023.
Các cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Các bài khác
- Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số hạnh phúc ở Yên Bái: “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” (13/03/2024)
- Đồng chí Giàng A Tông - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 tại Văn Chấn (13/03/2024)
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn dự Hội nghị gặp mặt trưởng thôn, tổ trưởng dân phố trên địa bàn thành phố năm 2024 (13/03/2024)
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long tham gia trồng cây, hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn (13/03/2024)
- Yên Bái đổi mới, nâng cao chất lượng của công tác thi đua, khen thưởng (13/03/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (12/03/2024)
- HĐND tỉnh giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” tại huyện Trấn Yên (12/03/2024)
- Điểm hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (từ 4-10/3/2024) (11/03/2024)
- Thông tin chỉ đạo điều hành nổi bật của UBND tỉnh Yên Bái trong tuần công tác vừa qua (11/03/2024)
- Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 (10/03/2024)
Xem thêm »